Tôi đang có dự mở một quán cà phê ở địa phương. Nghe nhiều người nói về thủ mục mở quán khá phức tạp. Nhờ công ty tư vấn giúp tôi về thủ tục mở quán cà phê. Tôi xin cảm ơn!
Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp cảm ơn bạn đã gửi thư về hòm thư hỏi đáp của chúng tôi. Để mở quán cà phê bạn cần phải chú ý tới những điều kiện và thủ tục sau:
I. Căn cứ pháp
lý:
- Luật doanh
nghiệp 2014
- Luật An toàn
thực phẩm 2010
- Nghị định 38/2012/NĐ-CP
Quy định chi tiết một số điều luật của Luật An toàn thực phầm
- Thông tư 26/2012/TT-BYT
Quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
II. Điều kiện:
Điều 28, 29, 30 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống
"Điều
28. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ
ăn uống
1. Bếp ăn được
bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã
qua chế biến.
2. Có
đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
3. Có dụng cụ
thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
4. Cống rãnh ở
khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
5. Nhà ăn phải
thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn
ngừa côn trùng và động vật gây hại.
6. Có thiết bị
bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng
ngày sạch sẽ.
7. Người đứng
đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.
Điều
29. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch
vụ ăn uống
1. Có dụng
cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
2. Dụng cụ
nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
3. Dụng cụ
ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
4. Tuân thủ
quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh
doanh thực phẩm.
Điều
30. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm
1. Sử dụng thực
phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức
ăn.
2. Thực phẩm
phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh.
3. Thực phẩm
bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi,
mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; được bày bán trên
bàn hoặc giá cao hơn mặt đất."
III.
thủ tục đăng ký:
1. Đăng ký kinh
doanh:
* Thành lập
công ty:
- Hồ sơ: 01 bộ
+ Giấy đề
nghị đăng ký kinh doanh
+ Điều lệ công
ty
+ Danh sách
thành viên, cổ đông (đối với công ty TNNH hai thành viên trở lên, công ty Cổ phần)
+ Bản sao CMND/
CCCD/ Hộ chiếu đối với cá nhân, Giấy chứng nhận ĐKKD đối với doanh nghiệp
+ Giấy ủy quyền
người nộp hồ sơ (nếu có)
+ Bản sao
CMND của người đc ủy quyền nộp hồ sơ
- Nộp tại: Phòng
đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoặc và Đầu tư
- Thời hạn: 03
ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
* Hộ kinh
doanh:
- Hồ sơ: 01 bộ
+ Tên hộ
kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
+ Ngành,
nghề kinh doanh;
+ Số vốn
đăng ký kinh doanh;
+ Họ, tên,
số và ngày cấp giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các
cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập,
của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia
đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
- Nộp tại: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Huyện
- Thời hạn: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
2. Xin cấp giấy
chứng nhận an toàn thực phẩm:
- Hồ sơ: 01
bộ
+ Đơn đề
nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Mẫu 1 được
ban hành kèm theo Thông tư này).
+ Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có
xác nhận của cơ sở).
+ Bản
thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an
toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm: Bản vẽ
sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh; Sơ đồ
quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản
thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
+ Giấy
xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp
sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
+ Giấy
xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực
phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ
trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những
vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế.
- Nộp tại: Chi
Cục An toàn thực phẩm tỉnh/ thành phố
- Thời hạn:
+ Trong vòng
05 ngày làm việc từ này nhận hồ sơ cơ quan tiếp nhận phải thông báo bằng văn bản
nếu hồ sơ không hợp lệ (thời hạn sửa, bổ sung hồ sơ là 60 ngày)
+ Sau khi có
kết quả hồ sơ hợp lệ, trong vòng 10 ngày cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm
thẩm định cơ sở
+ Nếu cơ sở
chưa đủ điều kiện an toàn thực phẩm và phải chờ hoàn thiện (không quá 60 ngày)
+ Nếu cở sở đạt
điều kiện cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm
Long Đoàn
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để
có ý kiến tư vấn cụ thể và chính xác hơn, quý khách vui lòng liên hệ
với các luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và
Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc email: luathongthai@gmail.com
Địa chỉ: LK 9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Có thể bạn quan tâm:
Người nước ngoài mua lại 100% vốn của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên (09:21 | 07/07/2018) Câu hỏi: Chào luật sư, tôi là chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên nhưng hiện tại tôi chuyển ra nước... |