Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép hoạt động kinh doanh khác nhau như thế nào?
(Số lần đọc 1132)
Tôi mới đăng ký thành lập doanh nghiệp và đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nhưng cần phải có giấy phép hoạt động kinh doanh để có thể kinh doanh ngành nghề mong muốn. Quý công có thể tư vấn cho tôi biết: "Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy phép hoạt động kinh doanh khác nhau ở điểm nào?"
Đầu tiên, Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp cảm ơn anh/chị đã chọn Luật Hồng Thái để hỗ trợ, tư vấn.
Về câu hỏi của anh/ chị, đây cũng là vấn đề mà khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Cũng có nhiều người thắc mắc tại sao tôi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà vẫn bị phạt. Từ đó cũng có thể thấy Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy phép hoạt động kinh doanh là hai loại giấy phép hoàn toàn khác nhau. Vậy chúng khác nhau như thế nào?
| Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
| Giấy phép hoạt động kinh doanh
| Định nghĩa
| - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại thông tin về Đăng ký kinh doanh (Khoản 12 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014) - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
| - Giấy phép hoạt động kinh doanh là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
| Ý nghĩa pháp lý
| - Là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công Nhà nước - Là nghĩa vụ của Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp
| - Là sự cho phép của cơ quan quản lý Nhà nước - Là quyền cho phép (là cơ chế xin - cho)
| Điều kiện
| - Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh - Tên của doanh nghiệp được đặt đúng theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2014 - Hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ - Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định về phí và lệ phí
| - Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác. - Đáp ứng đầy đủ các điều kiện đối với mỗi ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật - Các điều kiện này có thể là cơ sở vật chất, về vốn pháp định, về chứng chỉ hành nghề...
| Thủ tục
| - Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp - Hồ sơ hợp lệ
| - Đơn xin phép - Hồ sơ hợp lệ - Thẩm đinh, kiểm tra các điều kiện do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện
| Thời hạn
| - Do nhà đầu tư quyết định, không ghi vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
| - Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép và được ghi vào Giấy phép hoạt động kinh doanh
| Quyền của Nhà nước
| - Nếu có đủ hồ sơ hợp lệ, Nhà nước phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
| - Đủ hồ sơ, đủ điều kiện nhưng cơ quan Nhà nước vẫn có thể từ chối cấp Giấy phép hoạt động kinh doanh để bảo vệ lợi ích cộng đồng, có thể hạn chế số lượng.
|
LONG ĐOÀN
Mời bạn đánh giá bài viết này!
|
Đặt câu hỏi
|
Báo giá vụ việc
|
Đặt lịch hẹn
|
|
Tìm kiếm
Thống kê truy cập
|
Đang online : 218
Đã truy cập : 3,619,784
|
|