Về vấn đề trên công ty Luật TNHH Hồng Thái và đồng nghiệp xin giải đáp như sau:
hệ thống quy phạm nội bộ của một doanh nghiệp bao gồm: Quy chế, quy định và quy trình do doanh nghiệp ban hành.
Việc ban hành hệ thống quy chế, quy phạm, quy trình có ý nghĩa quan trọng trong quản lý, điều hành doanh nghiệp; tuy nhiên để xây dựng và ban hành một văn bản quy phạm hợp pháp, phù hợp thực tế, đảm bảo tính khoa học ứng dụng là điều không đơn giản. Quy phạm nội bộ, phải đảm bảo:
Trước khi xây dựng quy phạm nội bộ, cần xác định mục đích, sự cần thiết, phạm vi, đối tượng điều chỉnh cụ thể. Xác định được mục đích và đối tượng chính là doanh nghiệp đã xác định được "tên loại" quy phạm cần ban hành. Quy chế, quy định, quy trình là những thuật ngữ riêng dành cho những mục đích và đối tượng riêng đó.
Vậy khi nào thì sử dụng "quy chế", khi nào sử dụng " quy định", và khi nào sử dụng"quy trình". Muốn sử dụng đúng, nhất thiết chúng ta phải hiểu được những thật ngữ này.
1. Quy chế:
Là quy phạm điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách, công tác tổ chức hoạt động, công tác tổ chức nhân sự, phân công và phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn, định hạn, định mức, đơn giá áp dụng. Đồng thời, quy chế đưa ra yêu cầu cần đạt được và có tính định khung mang tính nguyên tắc.
2. Nội quy
Là quy phạm định ra các công việc phải làm, không được làm hoặc hướng dẫn thực hiện quy định của quy phạm pháp luật; điều lệ của doanh nghiệp, quy chế của doanh nghiệp. Quy định chứa đựng nội dung hướng dẫn cụ thể về chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho công tác điều hành của doanh nghiệp.
Sự phân chia này có ý nghĩa quan trọng trong việc soạn thảo, đề xuất xây dựng, sửa đổi bổ sung các quy phạm nội bộ trong một doanh nghiệp.
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
NỘI QUY LAO ĐỘNG
CHƯƠNG
I:
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1
Đây là nội quy
lao động áp dụng cho toàn thể nhân viên làm việc tại Công ty ……………………
Điều 2
Tất cả nhân
viên công ty ……………. phải tuân thủ theo bộ luật lao động Việt Nam và luật pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
và bản nội quy này.
Điều 3
Tất cả việc
tuyển dụng, xử lý kỷ luật, giờ làm việc, tăng ca, nghỉ phép, tiền lương, phúc
lợi, thưởng phạt, nghỉ việc đều được thực hiện theo nội quy của Công ty. Những
điều chưa quy định tại nội quy này được thực hiện theo bộ luật lao động pháp
luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các điều khoản bổ sung của
nội quy này.
Điều 4
Nội quy được
lập, lưu trữ và có hiệu lực kể từ ngày được Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh
………………………. thông qua.
CHƯƠNG II:
CÁC KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH
NGHĨA
Điều 5:
Công ty ……………
là một công ty ……………………………………………………………...
Điều 6
Các công nhân
trực tiếp sản xuất tại Công ty và nhân viên văn phòng là những người làm việc
cho Công ty được gọi chung là người lao động, do Công ty trả tiền lương hoặc
tiền công, gồm những đối tượng sau.
6.1. Nhân viên
học việc:
+ Những công nhân mới được tuyể dụng phải học
nghề trong 3 tháng. Sau 3 tháng, nếu đạt yêu cầu Công ty mới ký hợp đồng tuyển
dụng chính thức. Nếu trong trường hợp không đạt yêu cầu công ty sẽ từ chối ký
kết hợp đồng. Tiền lương trong thời gian học việc sẽ trả ngay khi có quyết định
cho ngưng việc.
+ Nhân viên thử việc: đối với những nhân viên
kỹ thuật đã có tay nghề gia công may mặc, những công việc cần trình độ trung
cấp thì thời gian thử việc là 30 ngày và không quá 60 ngày đối với công việc cần
trình độ đại học trở lên.
6.2. Công nhân,
nhân viên được tuyển dụng chính thức:
Là những ngừờng
làm việc cho công ty đã thông qua giai đoạn học việc nói tại điều 6.1 và đã
được Công ty chấp thuận tiếp tục làm việc lâu dài và được chia làm 2 loại: [LOAI
1, LOAI 2]
+ Công nhân hiện trường: không thuộc diện cán
bộ quản lý mà là những người thực hiện sản xuất tại hiện trường.
+ Nhân viên và cán bộ phụ trách quản lý: nhân
viên văn phòng và cán bộ hiện trường, chịu trách nhiệm các hoạt động quản lý đối
với các cán bộphận sản xuất - kế hoạch - lao động, đánh giá, kiểm tra, cải tiến
các loại công việc và soạn thảo các kế hoạch tăng năng suất lao động và khả
năng làm việc. Việc xây dựng kế hoạch phải thực hiện theo chính sách đã của
công ty.
6.3. Công nhân
tạm thời:
Là những người
làm việc cho công ty theo tính chất tạm thời hoặc theo mùa vụ, thời gian làm
việc không quá 90 ngày và được trả lương theo hàng ngày hoặc hàng tháng.
6.4. Công nhân,
nhân viên hợp đồng:
Là những người
làm việc cho công ty có ký kết hợp đồng, có quy định công việc cụ thể với công
ty. Hợp đồng quy định Công ty Hợp đồng quy định công ty công việc cụ thể và
thời gian sử dụng, thời gian chấm dứt hợp đồng.
CHƯƠNG III:
TUYỂN DỤNG - BỔ NHIỆM
- ĐỀ BẠT
Điều 7: Việc
tuyển dụng nhân sự cho các bộ phận do Giám đốc xét duyệt tuyển dụng theo yêu
cầu của công việc. Nhưng số người tuyển dụng không quá số người ghi trên bảng
nhân sự. Người được tuyển dụng phải là công dân Việt Nam có sức khoẻ đầy đủ.
Những trường hợp sau đây không được tuyển dụng:
7.1. Nam quá 40
tuổi, nữ quá 40 tuổi hoặc chưa đủ 18 tuổi tính theo tuổi pháp định thực tế.
7.2. Có bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm hoặc đã có triệu chứng những bệnh đó.
7.3. Những
người tâm thần không bình thường hoặc thân thể có khuyết tật không thể đảm nhận
công việc.
7.4. Những
người phạm pháp do tham ô công quỹ, đang bị truy nã, chờ toà án xét xử, bị án
treo hoặc nghiện ngập.
Điều 8. Đã được
tuyển dụng nhưng sau đó bị trả hiện có hành vi gian trá không khai báo đúng sự
thật, vi phạm quy định tại điều 7 sẽ bị thải ngay và không được hưởng bất cứ
khoản bồi thường nào.
Điều 9. Đối với
những nhân viên đã ký kết hợp đồng lao động trong thời gian nghỉ thai sản sẽ
không được hưởng lương, nhưng được hưởng bảo hiểm xã hội. Thời gian nghỉ phép
thai sản được tính vào thâm niên công tác.
Điều 10. Cá
nhân muốn xin vào làm việc tại công ty phải đăng ký tại sở lao động và nộp hồ
sơ xin việc gồm:
10.1. Một đơn
xin việc (có dán ảnh và đóng dấu giáp lai của chính quyền địa phương nơi cư
trú).
10.2. Hai bản
sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương và có đóng dấu giáp lai
nơi dán ảnh).
10.3. Một bản
sao hộ khẩu thường trú có công chứng, một bản photo giấy chứng ninh nhân dân(có
công chứng).
10.4. Một bản
sao văn bằng (có công chứng)
10.5. Có phiếu
khám sức khoẻ
10.6. Anh 3x4
(4 ảnh)
10.7. Phải đi
làm đúng thời gian do công ty quy định khi được tuyển dụng.
Điều 11. Hình
thức thử việc
11.1. Do Bộ
phận nhân sự dẫn đến hiện trường để sát hạch khả năng ứng đối và kỹ thuật tay
nghề.
11.2. Trong
thời gian thử việc, mức lương tính theo hệ số lương của công việc được đảm nhận
và được hưởng 70% mức lương đó.
11.3. Trong
thời gian thử việc, công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, nếu không
đạt yêu cầu.
11.4. 15 ngày
trước khi hết thời hạn thử việc, Bộ phận nhân sự phải công bố kết quả thử việc
và danh sách những người đạt tiêu chuẩn tiếp tục làm việc tại công ty.
Điều 12. Thủ
tục tuyển dụng
10 ngày sau khi
hết hạn thử việc, nhân viên được tuyển dụng phải giao nộp giấy tờ dưới đây cho
bộ phận nhân sự:
12.1. Hợp đồng
lao động ký giữa công ty và đương sự.
12.2. Nộp các
giấy tờ khác theo yêu cầu của bộ phận nhân sự.
12.3. Trường
hợp không ký kết hợp đồng lao động sau 10 ngày kể từ khi hết hạn thử việc, thì
xem như vẫn còn đang trong trong thời gian thử việc và không được hưởng những
quyền lợi dưới đây như đối với công nhân đã ký kết hợp đông chính thức.
+ Không được nâng bậc hoặc tăng lương.
+ Không được thưởng cuối năm.
+ Chỉ được hưởng 70% mức lương cấp đó.
Điều 13. Các
cán bộ, nhân viên được tuyển dụng chính thức sau khi thử việc, đều phải chấp
hành Bản nội quy và các quy định nội bộ khác của công ty.
Điều 14. 15
ngày trước khi hết hạn hợp đồng lao động, bộ phận nhân sự phải thông báo cho
đương sự ký tiếp hợp đồng lao động. Trường hợp đương sự không đồng ý ký tiếp
xem như hợp đồng đương nhiên chấm dứt.
Điều 15. Kế
hoạch đào tạo: nhằm nâng cao trình độ khả năng nghề nghiệp và đào tạo mới trước
khi giao phó công việc khác trong công ty, người sử dụng lao động sẽ tổ chức
đào tạo người lao động vào những lúc thích hợp.
CHƯƠNG IV: KỶ LUẬT
Điều 16. Không
được mang theo chất độc, chất nổ, vũ khí, các loại hung khí…va những vật nguy
hiểm vào công ty, người nào vi phạm sẽ bị buộc thôi việc, trường hợp vi phạm
nghiêm trọng sẽ xử lý theo pháp luật Việt Nam.
Điều 17. Công
nhân và nhân viên không đeo bảng tên khp6ng được vào cổng công ty: Bảng tên
không được mượn dùng qua lại để vào công ty: Nếu trường hợp cho người ngoài
mượn bảng tên để đi vào công ty ảnh hưởng đến lợi ích của công ty sẽ bị sa thải
ngay; trường hợp nghiêm trọng sẽ xử lý theo pháp luật Việt Nam hiện hành.
Điều 18. Bảng
tên phải gắn phía bên trái ngực, không được tự ý gắn nơi khác. Trường hợp phát
hiện không đeo bảng tên trong công ty thì xen như những người ngoài xưởng tự ý
vào công ty không được phép và bị xử lý theo quy định tại điều 17.
Điều 19. Quy
định về quản lý lao động:
19.1 Tất cả
công nhân và nhân viên phải đi làm đúng giờ, chỉ được tan tầm khi chuông reo
tan tầm. Người đi làm trễ phải trình tổ trưởng xác nhận về đến bộ phận nhân sự
nhận thẻ ghi giờ, mới được vào làm việc, đi trể 3 lần trong tháng ngoài việc
nghĩ giờ trừ lương giờ đó, thành tích công tác sẽ bị xếp vào loại kém mà còn bị
cắt các khoản khen thưởng chuyên cần của thánh đó.
19.2 Trong giờ
làm việc, không được làm những việc riêng của cá nhân và phải có trách nhiệm cố
gắng hoàn thành khối lượng công tác được giao phó.
19.3 Trong giờ
làm việc, không được tuỳ ý rời khỏi cương vị công tác, không được nói chuyện
riêng, không được gây ảnh hưởng đến công việc của người khác.
19.4 Tuyệt đối
tôn trọng và tuân theo sự chỉ đạo của cấp trên.
19.5 Không được
tự ý hoặc xúi người khác lậc xem những hồ sơ,van thư, sổ sách biểu mẫu… không
thuộc phạm vi trách nhiệm của mình; không được tuỳ ý tiết lộ bí mật của công
ty.
19.6 Bất cứ đồ
vật gì trong công ty,dù có hay không sử dụng được, đều không được mang ra ngoài
xưởng, trường hợp bị bắt gặp mà không có giấy xác nhận của chủ quản Bộ phận thì
bị xem như hành vi trộm cắp và bị xa thải ngay; trường hợp nghiêm trọng sẽ bị
xử lý theo luật pháp Việt Nam hiện hành.
19.7 Trước khi
ra về, phải quét dọn sạch sẽ chổ làm của mình, nếu kiểm tra 3 lần trong tháng
không quét dọn hoặc quét dọn không sạch sẽ, thành tích công tác sẽ bị xếp vào
loại kém và bị trừ các khoản khen thưởng chuyên cần của tháng đó.
19.8 Khi vào
công ty làm việc, phải cởi giày ra và để đồ cá nhân vào nơi giữ đồ, không được
mang vào trong xưởng, nghiêm cấm không mang đồ ăn, thức uống vào sử dụng trong
xưởng, không được dùng bửa trưa trong xưởng. Khibị phát hiện 2 lần trong tháng
thì thành tích công tác bị xếp vào loại kém và bị cắt các khoản khen thưởng của
tháng đó.
19.9 Tất cả
nhân viên đi công tác bên ngoài hoặc ra ngoài do việc riêng trong giờ làm việc
mà sâu đó trở về công ty tiếp tục làm việc thì phải ghi “phiếu ra cổng” (ghi rõ
lý do vì việc riêng hay việc công) trình cho chủ quản Bộ phận chấp thuận mới
được ra khỏi cửa. “phiếu ra cổng” giao cho bảo vệ để ghi vào sổ thời gian ra
ngoài, sau khi trở về ghi vào sổ bảo vệ giờ trở về phân xưởng để tiện cho bộ
phận nhân sự đối chiếu “Phiếu ra cổng” và thống kê số giờ dựa theo thời gian ra
ngoài thực tế. Nhân viên nào vi phạm quy định này, thì công ty không chiệu
trách nhiệm đối với tấc cả hành vi của nhân viên đó trong thời gian đi ra
ngoài, đồng thời còn xử phạt hành vi vi phạm nội quy của nhân viên đó.
19.20. Nghiêm
cấm hút thuốc trong phân xưởng, nơi làm việc. Trường hợp bị phát hiện hút thuốc
trên 3 lần trong tháng ở những nơi quy định trên, thành tích công tác sẽ bị xếp
loại kém và bị cắt khoản khen thưởng của tháng đó.
CHƯƠNG V: GIỜ LÀM
VIỆC, GIỜ NGHỈ, NGÀY NGHỈ, NGHỈ PHÉP
Điều 20. Thời gian làm việc tại công ty là …..ngày/tuần,
cụ thể như sau:
20.1. Nhân viên
hành chính, nhân viên tác nghiệp:
Từ ngày thứ hai
đến ngày thứ ……:
Sáng : từ …….
đến ………………;
Cơm trưa và
nghỉ ngơi: từ ……….đến …………
Chiều: từ …………….
đến …………………….
20.2. Nhân viên
bảo vệ: Từ ngày thứ hai đến ngày chủ nhật (nghỉ luân phiên thay ca)
Ca sáng: (Dùng
bữa trưa trong vòng 30 phút trong giờ làm việc)
Từ: …………….. đến
………………….
Ca chiều: (Dùng
bữa tối trong vòng 30 phút trong giờ làm việc)
Từ: …………….. đến
………………….
Ca đêm: (Dùng
bữa lót dạ trong vòng 45 phút trong giờ làm việc)
Từ: …………….. đến
………………….
20.3. Nhân viên
nhà bếp:
Từ ngày thứ hai
đến ngày chủ nhật: (nghỉ luân phiên theo ca)
Nội dung và
thời gian làm việc: kết hợp với giờ dùng bữa trong phân xưởng và công việc vệ
sinh sẽ quy định riêng.
Điều 21. Ngày
nghỉ lễ:
21.1. Tết dương
lịch: 1 ngày (1 tháng 1)
21.2. Tết âm
lịch: 4 ngày (giao thừa, mồng một đến mồng ba)
21.3. Ngày giỗ
tổ: 1 ngày (mồng 10 tháng 3 âm lịch )
21.4. Ngày
thống nhất: 1 ngày (30 tháng 4)
21.5. Lao đông
quốc tế: 1 ngày (1 tháng 5)
21.6 Quốc
khánh: 1 ngày (2 tháng 9)
21.7. Các ngày
lễ nếu trùng với ngày chủ nhật dược nghỉ bù vào ngày kế tiếp.
Điều 22. Nghỉ
phép hàng năm
22.1. Người lao
động có thời gian làm việc tại công ty đủ 12 tháng thì được nghỉ phép năm có
lương trong 12 ngày; mỗi thâm niên được nghỉ thêm 1 ngày phép năm.
22.2. Nhân viên
sản xuất trong cùng một tổ làm việc tối đa cho 2 người nghỉ phép năm trong cùng
1 ngày.
22.3.Cán bộ và
tất cả nhân viên hành chính có thể thoả thuận với người sử dụng lao động về
việc nghỉ phép năm tối đa 3 ngày 1 lần và phải làm xong thủ tục nghỉ phép năm
trước 7 ngày vá bàn giao công việc cho nhân viên làm thay.
22.4. Công ty
được sắp xếp các đơn vị nghỉ phép năm tập thể trong thời gian cần ngưng sản
xuất để sữa chữa máy móc hoặc trong thời gian không có hàng.
22.5. Nhân viên
làm việc chưa đủ 12 tháng, nếu không nghỉ phép năm theo tỷ lệ thì được cấp phát
số tiền tính theo tỷ lệ và được cấp trả chung với tiền thưởng cuối năm trước
tết Âm lịch.
22.6. Lao động
được tuyển theo thời vụ hoặc tính chất tạm thời không được hưởng nghỉ phép năm
nhưng được hưởng các quyền lợi được tính gộp vào tiền công.
Điều 23. Tất cả
nhân viên được nghỉ trong những ngày chủ nhật hoặc ngày lễ pháp định. Trong
trường hợp do cần làm gấp để kịp xuất khẩu hoặc lý do khác, Công ty có thể thoả
thuận một số công nhân làm thêm trong ngày nghỉ pháp định. Sau khi hoàn thành
công việc, những nhân viên trên được nghỉ bù vào ngày khác hoặc được lảnh trợ
cấp theo chế độ quy định.
Điều 24. Việc
xác nhận phiếu tăng ca, đối với nhân viên hưởng lương sản phẩm sẽ do chủ quản
bộ phận phê duyệt. Đối với nhân viên hưởng lương tháng thì ngoài sự chấp nhận
của chủ quản bộ phận còn phải xin ý kiến chấp thuận của quản đốc hoặc Giám đốc.
Điều 25. Việc
xin nghỉ phép.
25.1. Mọi
trường hợp vắng mặt trong giờ làm việc đều phải có “đơn xin phép” đã được chủ
quản phê duyệt.
25.2. Thời gian
xin phép tính theo giờ, giờ xin phép ngắn nhất nửa giờ.
25.3. Khi điền
giấy “ Đơn xin nghỉ phép” phải ghi rõ loại phép, nguyên do. Trường hợp xin phép
với lý do không chính đáng hoặc ảnh hưởng đến công việc chung thì chủ quản bộ
phận giải quyết theo tình hình thực tế hoặc không chấp thuận nghỉ phép hoặc rút
bớt thời gian xin phép hoặc thay đổi ngày xin nghỉ phép.
25.4. Trường
hợp xin nghỉ phép dưới 2 ngày thì do chủ quản bộ phận ký phép; trường hợp trên
3 ngày thì phải qua bộ phận Giám đốc ký phép.
25.5. Trường
hợp nhân viên bị bệnh đột xuất hoặc bận việc gấp phải báo qua điện thoại hoặc
nhờ người mang hộ giấy xin phép viết tắt gởi cho tổ trưởng tổ mình hoặc nhân
viên phụ trách nhân sự.
25.6. Trường
hợp bất đắc dĩ không thể làm theo quy định tại điều 25.5, thì sau đó phải bổ
túc giấy xin phép bằng không sẽ xem như nghỉ không lý do.
25.7. Việc xin
nghỉ phép chia làm 6 loại. Bộ phận nhân sự thống kê số giờ và số lần nghỉ phép
theo từng loại để làm cơ sở cho việc ghi điểm tại thành tích sát hạch hàng năm.
Việc xin nghỉ phép trong giờ tăng ca không liệt vào thống kê.
+ Ngỉ việc riêng:
- Mỗi tháng không quá 2 ngày hoặc mỗi năm
không quá 14 ngày phép.
- Thời gian nghỉ việc riêng không được tính
lương, trường hợp không xin phép bị xem như nghỉ không lý do.
+ Nghỉ ốm:
- Được thực hiện theo điều 39 Luật lao động;
Điều 9 NĐ 195 và điều 7 Điều lệ bảo hiểm xã hội.
+ Nghỉ phép được kết hôn:
- Bản thân được kết hôn nghỉ 3 ngày
- Con cái kết hôn được nghỉ 1 ngày
- Phải trình giấy chứng nhận kết hôn (bản
photo) và dược hưởng lương.
+ Nghỉ phép tang:
- Cha, mẹ (gồm bên chồng hoặc bên vợ); anh em
ruột qua đời dược nghỉ 1 ngày có lương.
- Các trường hợp trên đều phải xuất trình
chưng nhận.
+ Nghỉ phép sinh:
- Lao động nữ nghỉ phép sinh trước và sau khi
sinh cộng dồn không quá 4 tháng (tính cả ngày nghỉ và lễ pháp định) và được
nghỉ phép 4 tuần trước ngày sinh. Quyền lợi người lao động nữ được giải quyết
theo điều 141 và điều 144 Luật lao động. Lao động nữ bị sảy thai, nếu thai dưới
3 tháng được nghỉ 20 ngày hưởng trợ cấp; thai trên 3 tháng được nghỉ 3 ngày
hưởng trợ cấp.
- Nghỉ phép sinh được nghỉ một lần liên tục và
có thể thoả thuận đi làm sớm hơn trước khi hết phép và có thể nghỉ thêm nhưng
phải được sự chaá©p thuận của người sử dụng lao động.
+ Tai nạn lao động và đau ốm:
- Công nhân viên không còn khả năng làm việc
do ốm hoặc do tai nạn ngoài ý muốn, tai nạn lao động mà dẫn đến một phần hoặc
nhiều bộ phận cơ thể bị tổn thương làm giảm khả năng làm việc, tàn tật hoặc do
công việc gây nên bệnh nghề nghiệp, đều được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về
tai nạn lao động vá bệnh nghề nghiệp, riêng công ty cũng trích quỹ phúc lợi để
chăm sóc thêm.
- Về việc bồi hoàn toàn tai nạn lao động,
công ty sẽ thực hiện theo quy định hiện hành.
25.8. Thủ tục
xin phép thêm ngày:
Một ngày trước
khi hết phép, nhân viên phải đích thân hoặc nhờ người khác đến xin phép thêm
tại công ty, trường hợp nghỉ tiếp mà chưa được chấp thuận thì xem như nghỉ
không lý do.
CHƯƠNG VI: CHẤM DỨT
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ BỒI THƯỜNG DO VIỆC CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Điều 26. Do
người lao động đơn phương đề xuất yêu cầu chấm dứt hợp đồng lao động.
26.1 Trường hợp
người lao động muốn xin nghỉ việc, chậm nhất phải xin trước 45 ngày đối với hợp
đồng lao động không xác định thời hạn, chậm nhất trước 30 ngày đối với hợp đồng
lao động có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm; chậm nhất 3 ngày đối với hợp đồng lao
động có thời hạn dưới 1 năm thì sẽ được thanh toán lương và hưởng các chế độ
khác nhau khi có quyết định cho nghỉ việc.
26.2 Người tự ý
bỏ việc và người bị buộc thôi việc đều bị mất tấc cả phúc lợi. Đối với người tự
ý bỏ việc, được thanh toán tiền lương và chế độ khác nhau khi khấu trừ những
khoản bồi thường tổn thất do bỏ việc gây ra. Đới với người bị buộc thôi việc,
sẽ được thanh toán tiền lương được hưởng và các chế độ thanh toán khác sau khi
có quyết định thơi việc. ‘Trừ trường hợp quy định tại điều 85 khoản 1 Điểm C Bộ
Luật Lao động”.
26.3 Trước khi
nghỉ việc, các nhân viên phải đến bộ Phận Nhân sự làm thủ tục nghỉ việc và bàn
giao công việc. Trong trường hợp chưa lsm2 xong thủ tục mà vắng mặt 7 ngày
trong 1 tháng hoặc 20 ngày trong 1 năm không có lý do chính đáng công ty sẽ
giải quyết theo chế độ quy định.
16.4 Những nhân
viên nghỉ việc hoặc được điều động đến làm việc tại bộ phận khác phải bàn giao
lại tấc cả dụng cụ cá nhân do mình bảo quản, nếu có mất mác phải bồi thường cho
công ty theo giá thực tế.
Điều 27. Chấm
hợp đồng với nhân viên do lý do của công ty hoặc do các bên khác.
27.1 Khi công
ty chấm dứt hoặt động hoặc giải thể, do công ty quyết định giải tán toàn thể
nhân viên hoặc một số đơn vị sản xuất.
27.2 Trường hợp
số người trong các đơn v sản xuất củaCông ty nhiều hơn so với nhu cầu công
việc.
27.3 Bị nhiễm
bệnh tật: Qua bác sĩ khám sức khoẻ xác nhận nhân viên bị bện kín hoặc có bện
truyền nhiễm ảnh hưởng đến công tác và nguy hại truỳên nhiễm đến những người
làm chung.
27.4 Ngưng việc
điều trị: Qua các bác sĩ khám sức khoẻ xác nhận nhân viên bị bện tật cần phải
điều trị 12 tháng liền đối với hợp đồng lao động từ 1-3 năm; hoặc điều trị quá
nửa thời gian đối với hợp đồng lao động dưới 1 năm.
27.5 Bị mất khả
năng làm việc do sự cố trong công tác:
Những nhân viên
giặp sự cố trong công tác dẫn đến một phần hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể trở
thành tàn tật không thể đảm nhận tiếp tục các công việc trong công ty.
27.6 Trường hợp
đến tuổi nghỉ hưu theo quy định cần phải chấm dứt hợp đồng.
27.7 Ngoài các
điều quy định nói trên, những trường hợp cần chấm dứt hợp đồng lao động cũng
được công ty chấp nhận .
27.8 Công nhân
viên không đạt yêu câu trong thời gian thử việc.
Điều 28. Tử
vong
28.1 Chết do
công việc: trường hợp chết trong khi đang làm việc cho công ty tại những nơi trong
hoặc ngoài công ty.
28.2 Chết không
phải vì việc công: gồm cả những trường hợp chết trong thời gian làm việc hoặc
trong công ty, nhưng cái chết của nhân viên hoàn toàn không liên quan đến nhiệm
vụ công tác của công ty giao cho.
Điều 29. Công
ty ghi điểm nhân viên căn cứ vào giấy nhắc nhở sai lầm, phiếu ghi công và tiến
hành thưởng, phạt được công bố trên bản thông báo và được thanh tra.
29.1. Khen hoặc
cảnh cáo: 3 lần khen gộp lại thành một công nhỏ; 3 lần cảnh cáo gộp lại thành
một lổi nhỏ.
29.2. Ghi công
và ghi lổi: 3 công nhỏ gộp lại thành 1 công lớn; 3 lổi nhỏ gộp lại thành 1 lổi
lớn. Giữa công và lổi có thể triệt tiêu với nhau được.
29.3. khen và
cảnh cáo do trưởng bộ phận xét duyệt; ghi công hoặc ghi lổi do giám đốc xét
duyệt. Lich thưởng, phạt do giám đốc thẩm định, sau đó giao cho bộ phận nhân sự
công bố.
Điều 30. Thực
hiện thưởng và phạt dựa vào bảng ghi điểm, phiếu ghi công khuyến khích cho nhân
viên có thành tích dưới đây:
30.1 Trường hợp
mật báo có các trộm cắp mà thực tế có xảy ra và bị bảo vệ bắt quả tang thì công
ty tuyệt đối giữ bí mật tên họ của người mật báo và cấp trả tiền thưởng 100.000
đồng VN cho người mật báo, ghi thêm một công nhỏ để khuyên khích.
30.2 Thành thật
trình báo và nộp lại cho công ty tiền hoa hồng do khách hàng, để đưa vào quỷ
phúc lợi của công ty, ngoài việc khen ngợi cho mỗi lần, đồng thời còn được cấp
thêm tiền thưởng 10% trích tiền đã nộp tổng cộng trong năm.
30.3 Đề ra ý
kiến hữu ích, sau khi thực hiện đã mang lại hiệu quả tiết kiệm nguyên liệu vải
và phụ liệu cho công ty.
30.4 Đề nghị
phương pháp cải tiến may mặc mà nâng cao công xuất công tác.
30.5 Linh động
giải quyết sự cố, gắn chặt thiệt hại hoặc làm giảm thiệt hại.
30.6 Đệ nghị
phương pháp cải tiến thiết bị, phương thức sản xuất hoặc nghiệp vụ liên quan,
được xác nhận đã đóng góp tốt cho công ty.
30.7 Kip thời
phát hiện những hành vi phá hoại kỷ cương công ty hoặc ảnh hưởng xấu đến quyền
lợi công ty, giúp cho công ty tránh được thiệt hại.
30.8 Làm việc
siêng năng, nhiệt tình, không phạm sai lầm, không có hành động xấu, có thể làm
gương cho toàn thể công nhân.
30.9 Hoà giải
tranh chấp giữa các công nhân, hoặc làm sửa đổi những thói xấu của cán bộ trong
công ty.
30.10. Từ chối
quà tặng của khách hàng.
Điều 31. Cảnh
cáo bằng văn bản để xử lý luật đối với những công nhân vi phạm một trong những
khuyết điểm sau đây:
31.1 Tự ý rời
khỏi cương vị công tác hoặc gây trở ngại công việc của người khác trong giờ làm
việc.
31.2. Tự ý tiếp
khách riêng hoặc dùng điện thoại nói chuyện riêng trong giờ làm việc ngoài sự
cho phép của chủ quản.
31.3. Không giữ
gìn vệ sinh chung, vẽ bậy, khạc nhổ tuỳ tiện hoặc xả rác bừa bãi.
31.4. Cố tình
làm hỏng và lãng phí vật dụng chung.
31.5.Vi phạm
quy định của công ty.
31.6. Công nhân
không phận sự (gồm cả tài xế công ty và nhân viên văn phòng) vào nói chuyện
chơi trong phòng bảo vệ, nhân viên bảo vệ sẽ bị ghi lỗi nhỏ, nếu tái phạm sẽ bị
xử lý nặng.
Điều 32. Ghi
lỗi nhỏ bằng văn bản đối với những cán bộ, công nhân phạm những sai lầm dưới
đây:
32.1. Khai man
lý do xin nghỉ phép và bị công ty phát hiện sau khi tiến hành điều tra.
32.2. Không cho
bảo vệ kiểm tra khi ra vào cửa Công ty và buông lời nhục mạ, uy hiếp.
32.3. Tìm cách
gây rối trật tự, ảnh hưởng đến công việc của công ty.
32.4. Không
tuân theo phương pháp làm việc cho công ty đề ra, không sử dụng những công cụ
đã quy định mà ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
32.5. Tự ý thao
tác máy móc thiết bị khi chưa có chỉ thị cấp trên, ảnh hưởng đến an toàn lao
động.
32.6. Lường
biếng, lãn công, ngủ gật trong thời gian làm việc (ghi một lỗi lớn đối với bảo
vệ vi phạm điều này).
32.7. Tuỳ tiện
dẫn bạn bè vào tham quan Công ty khi chưa được sự chấp thuận của cấp trên.
32.8. Xóa sửa
bảng chấm công.
32.9. Đả kích,
vu khống người khác hoặc làm chứng giả cho ngường khác.
32.10. Phát
ngôn bừa bãi, thái độ kêu kăng, nhiều được khuyên răng vẫn không sửa lỗi.
32.11. Tỏ ra
không tuân thủ các quý chế quản lý khác của công ty.
31.12 Làm bẩn
nguyên liệu vải trong quá trình sản xuất hoặc nằm ngồi trên vải dùng để gia
công trong giờ làm việc.
32.13. Không
phận sự mà tự ý đi vào kho thành phẩm, kho vật tư.
32.14. Nhân
viên bảo vệ chưa được chủ quan cho phép mà cho những người thôi việc đi vào
Công ty.
31.15. Giờ làm
việc mang theo những mùng, mền, cát sét… là những vật không liên quan đến công
việc đi vào nơi làm việc.
32.16. Công
nhân tự ý rời khỏi Công ty khi chưa được phép.
32.17. Nhân
viên trực ban rời khỏi nơi trực không lý do.
32.18. Không
thành thật với chủ quản.
Điều 33. Ghi
lỗi lớn bằng văn bản đối với những cán bộ, công nhân vi phạm những lỗi sau đây:
33.1. Cố tình
không tuân theo phương pháp làm việc của công ty, ảnh hưởng đến năng suất lao
động hoặc chất lượng sản phẩm.
33.2. Tiết lộ
bí mật của công ty.
33.3 Làm việc
riêng trong giờ làm việc.
33.4. Làm thất
lạc các tài liệu quan trọng.
33.5. Xoá sửa
bản báo cáo hoặc làm báo cáo giả để trốn tránh trách nhiệm hoặc đẩy trách nhiệm
cho ngườikhác.
33.6. Giấu giếm
không báo cáo hoặc chiếm dụng vật liệu thừa của công ty.
33.7. Tự ý rời
khỏi vị trí trong giờ làm việc dẫn đến thiệt hại cho công ty.
33.8.Vi phạm
nghiêm trọng nội quy quản lý của công ty.
33.9. Mưu cầu
tư lợi với sự lạm dụng chức vụ bản thân và công việc đang đảm nhận.
33.10. Trứoc
khi tan ca, công nhân hoặc nhân viên phu trách do không cẩn thận mà quên ngắt
điện, không ngưng máy móc dẫn đến tình trạng máy móc, thiết bị, hàng hoá thiêu
huỷ. Trường hợp thiệt hại nặng nề, đương sự phải bồi thường và bị buộc thôi
việc.
33.11. Phái nam
cố tình đi vào nhà vệ sinh phái nữ.
Điều 34. Sa
thải mà không thông báo cho những cán bộ, công nhân vi phạm một trong những sai
lầm nghiêm trọng dưới đây, nếu có phạm pháp sẽ bị đưa ra cơ quan nhà nước có
thẩm quyền giải quyết.
34.1. Cán bộ,
công nhân vắng mặt 7 ngày trong 1 tháng hoặc 20 ngày trong 1 năm không có lý do
chính đáng.
34.2. Trộm cắp
vật tư công ty hoặc xâm chiếm tài sản công ty, tức là tất cả đồ vật trong công
ty, dù dùng được hoặc không dùng được (dù cho phải tiêu huỷ ) điều không được
man ra khỏi Công ty.
34.3. Thâm hụt,
khai man công quỹ.
34.4. Hút thuốc
tại nơi cắm hút thuốc hoặc cố tình gây nổ.
34.5. Nghiện
ngập, ma tuý.
34.6. Gây ẩu đả
hoặc hành vi trái với thuần phong mỹ tục tại nơi làm việc.
34.7. Đã bị toà
xử án.
34.8. Say rượu,
cờ bạc trong xưởng.
34.9. Gây
chuyện, đe doạ uy hiếp, sử dụng hoặc làm nhục cán bộ, công nhân công ty hoặc
xâm phạm đến nhân phẩm của họ.
34.10. Cố tình
phá huỷ máy móc, dụng cụ nguyên vật liệu,sản phẩm hoặc vật tư khác, văn kiện
quan trọng và thông bao của công ty.
34.11. Giả danh
công ty để lường gạt người khác hoặc có những hành vi ảnh hưởng đến uy tính của
công ty.
34.12. Xúi dục
dùng bạo lực uy hiếp người khác lãn công, bãi công hoặc xin nghỉ.
34.13. Truyền
bá tin đồn thất thiện làm ảnh hưởng đến trật tự sản xuất của công ty.
34.14. Có hành
vi chống lại chỉ thị sản xuất của cấp trên trong phạm vi công việc của mình
hoặc làm nhục nhân viên điều hành một cách vô cớ.
34.15. Tìm cớ
trốn tránh khi cơng ty xẩy ra biến cố, từ chối trách nhiệm phải chịu đối với
thiệt hại nghiêm trọng của công ty.
34.16. Đã phạm
3 lỗi lớn mà không thể lấy công chuộc tội .
34.17. Cán bộ
chủ quản hoặc Bộ phận nhân sự nhận quà hoặc hoa hồng của người xin việc khi
tuyển dụng công nhân.
34.18. Cán bộ
chủ quản hoặc bộ phận nhân sự cố ý vi phạm quy định tuyển dụng khi tiến hành
tuyển dụng công nhân.
34.19. Mang
theo chất dễ cháy, dễ nổ hoặc vật cấm đi vào Công Ty .
34.20. Nhận hối
lộ của khách hàng hoặc nhận hoa hồng của người bán hàng.
34.21. Vi phạm
nghiêm trong quy chế quản lý khác của công ty.
CHƯƠNG VIII: TIỀN LƯƠNG
Điều 35. Tùy
theo tinh chất công việc, mỗi một nhân viên được chi trả lương tính theo sản
phẩm hoặc lương cố định và phải xác định cách nhận trả lương khi ký hợp đồng
chính thức. Trường hợp nửa chừng có thay đổi thì do Chủ quản Bộ phận điền ghi
phiếu điều động công tác và ghi rõ phương pháp lãnh lương sau này.
Điều 36. Vào
tháng 7 mỗi năm căn cứ bảng ghi điểm để điều chỉnh lương một lần. Đối với nhân
viên mới được tuyển dụng, thì sau khi hết hạn thử việc sẽ do Chủ quản Bộ phận
căn cứ kết quả công tác thực tế để đề xuất ý kiến trình quản đốc và Ban Giám
đốc phê duyệt.
Điều 37. Lương
của toàn thể công nhân được chia làm 2 đợt chi trả mỗi tháng. Đợt đầu trả vào
ngày 25 hàng tháng cho tạm ứng …………….đồng VN, đến ngày 10 tháng kế tiếp trả hết
tiền lương còn lại và trợ cấp. Những nhân viên xin nghỉ việc trong bảy ngày, kể
từ ngày có quyết định chấm dứt hợp đồng được Công ty thanh toán các khoản liên
quan đến quyền lợi mỗi bên và trường hợp đặc biệt thời hạn có thể kéo dài đến
30 ngày.
Điều 38. Trừơng
hợp ngày trả lương trùng vào ngày lễ hoặc ngày nghỉ pháp định, thì Công ty sẽ
trả lương đó một ngày.
Điều 39. Lương
tăng ca được hưởng 150% so với lương giờ bình thường. Trường hợp tăng ca vào
ngày chủ nhật hoặc ngày lễ pháp định, nếu không nghỉ bù thì được trả lương bằng
20%. Nếu được nghỉ bù, thì công ty chỉ trả phần chênh lệch so với tiền lương
của ngày làm việc bình thường.
Điêu 40. Mỗi
ngày làm việc 8 giờ được tính một ngày hưởng lương, lương ngày tính bằng 1/26
ngày làm việc của lương tháng cố định.
Điều 41. Đối
với công nhân nghỉ phép không lý do, thì tiền lương bị khấu trừ theo số ngày
nghỉ tương ứng để bồi thừơng thiệt hại cho Công ty và tiền phạt.
Điều 42. Đối
với nhân viên bị giáng chức hoặc được bổ nhiệm, thì tiền lương được tính thoe
công việc mới từ tháng kế tiếp kề từ khi có quyết định, và cách tính lương dựa
vào Điều 34 K3 của Bộ luật lao động.
Điều 43. Tiền
thưởng cuối năm sẽ được trích từ 10% lợi nhuận kinh doanh của công ty. Mức
thửơng tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh trong năm.
Điều 44. Nội
quy này được Hội đồng Quản trị Công ty TNHH thông qua và có hiệu lực kể từ ngày
được Sở Lao động - Thương binh binh Xã hội chấp thuận.
Ngày [NGAY THANG NAM]
GIÁM ĐỐC
(Đã
ký)