Các quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh là chế định quan trọng trong pháp luật cạnh tranh, nhằm điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng, các hoạt động kinh tế và nhà nước.
Nguồn: internet
Khoản 4 Điều 3 quy định như sau:
"Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng".
Theo quy định tại Điều 39 Luật Cạnh tranh, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm những hành vi sau:
- Chỉ dẫn gây nhầm lẫn
Xuất phát điểm của quy định về chỉ dẫn gây nhầm lẫn là nhằm ngăn cản việc thương nhân sao chép, bắt chước đối thủ kinh doanh, lợi dụng uy tín và ưu thế kinh doanh của người khác thay vì nỗ lực phát triển bản thân mình.Các đối tượng bị sao chép có thể là nhãn hiệu, kiểu dáng, bao gói sản phẩm, cũng có thể là khẩu hiệu kinh doanh, phương thức bán hàng... Động cơ cạnh tranh của hành vi rất rõ ràng và sự sao chép này luôn bị coi là "không trung thực", "không thiện chí".
- Xâm phạm bí mật kinh doanh
Các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh bao gồm:
Hành vi tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
Hành vi tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh;
Hành vi vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước.
- Ép buộc trong kinh doanh
Hành vi ép buộc trong kinh doanh được quy định tại Điều 42 Luật Cạnh tranh: "Cấm các doanh nghiệp buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó".
- Gièm pha doanh nghiệp khác
Theo Luật cạnh tranh, cấm các doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
- Gây rối loạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
Đặc điểm của hành vi này là làm cản trở, gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
- Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh: quảng cáo so sánh, quảng cáo bắt chước, quảng cáo gây nhầm lẫn.
- Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh: khuyến mại gian dối về giải thưởng, khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng, tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình.
Ngoài ra, pháp luật cạnh tranh còn quy định một số dạng thức của hành vi cạnh tranh không lành mạnh như: phân biệt đối xử của hiệp hội, bán hàng đa cấp bất chính, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
CÔNG
TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để
có ý kiến tư vấn cụ thể và chính xác hơn, quý khách vui lòng liên hệ với các
luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua
Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc email: luathongthai@gmail.com
Địa
chỉ: LK 9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Có thể bạn quan tâm:
Việc phân chia tài sản của công ty TNHH 2 thành viên trở lên trong trường hợp phá sản được thực hiện như thế nào?
11:26 | 30/03/2023
Cho tôi hỏi, khi doanh nghiệp,
cụ thể là công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên phá sản thì việc
chia tài sản được thực hiện như thế nào?
|
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN HAY KHÔNG? HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM NHỮNG LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP NÀO CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN ?
04:13 | 28/03/2023
Do tôi
thấy tại Việt Nam có nhiều loại hình doanh nghiệp nên tôi thắc mắc doanh nghiệp
tư nhân có tư cách pháp nhân không? Những loại hình doanh nghiệp nào có tư cách
pháp nhân?
|
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG
11:36 | 29/03/2023
Câu
hỏi :
Tôi hiện đang làm việc
trong một công ty cổ phần. Ban đầu công ty tôi chỉ có số vốn điều lệ là 10 tỷ đồng
nhưng sau 2 năm hoạt động số vốn đã lên tới hơn 30 tỷ đồng và có hơn 100 nhà đầu
tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ 20% số cố phiếu có quyền biểu quyết. Như...
|
DỪNG THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP MỚI NHẤT
11:30 | 29/03/2023
Câu hỏi: Tôi không có nhu cầu thành lập doanh nghiệp nữa nhưng đã nộp hồ sơ bên Phòng đăng ký kinh doanh rồi cho tôi hỏi tôi có thể dừng thủ tục đăng ký doanh nghiệp được không? Hồ sơ thủ tục thực hiện dừng đăng ký gồm những gì?
|
ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỢC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU
12:22 | 20/03/2023
Câu hỏi: Doanh nghiệp cần đảm bảo những điều kiện gì để được phát hành cổ phiếu ra công chúng? Hồ sơ thủ tục phát hành cần những gì? Cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu.
|
Tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ? Doanh nghiệp siêu nhỏ có bắt buộc phải có kế toán trưởng không?
12:11 | 20/03/2023
Câu
hỏi:
Hiện nay, tôi có một công
ty dịch vụ về du lịch với tổng nhân sự là 5 người (có tham gia bảo hiểm đầy đủ)
với vốn đầu tư là 2 tỷ đồng, doanh thu hàng năm trung bình dưới 3 tỷ đồng. Công
ty của tôi có được tính là công ty với quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ? Kế toán
trưởng...
|
“Cập nhật CCCD gắn chip trước ngày 31/03/2023” – Sự thật ra sao?
10:37 | 13/03/2023
Hiện nay, hầu hết công dân Việt Nam đã đăng ký và sở hữu thẻ CCCD gắp chip. Tuy nhiên, thời gian gần đây, có thông tin cho rằng TCT ra thông báo yêu cầu “Chậm nhẩt ngày 31/03/2023, doanh nghiệp phải hoàn thành thủ tục cập nhật CCCD gắn chip cho người đại diện theo pháp luật trên Đăng ký kinh doanh....
|
HỒ SƠ CHUYỂN ĐỔI TỪ QUỸ TỪ THIỆN THÀNH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
08:54 | 10/03/2023
Câu
hỏi:
Tôi và những người bạn của
tôi trước kia có cùng nhau thành lập một quỹ từ thiện để cùng làm thiện nguyện
cho bà con vùng sâu vùng xa. Nhưng hiện nay để có thể phát triển và thực hiện được
nhiều mục tiêu viện trợ, tài trợ cho nhiều người hơn nữa nên chúng tôi có...
|
THÀNH VIÊN CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CÓ THỂ KHỞI KIỆN GIÁM ĐỐC CÔNG TY KHÔNG?
08:49 | 10/03/2023
Câu hỏi: Thành viên của công ty TNHH một thành viên có thể khởi kiện Giám đốc Công ty vì cho rằng Giám đốc không thực hiện đúng nghĩa vụ, gây thiệt hại đến lợi ích của thành viên trong quá trình công ty hoạt động kinh doanh. Khi xảy ra tranh chấp này giữa thành viên và Giám đốc công ty có thuộc...
|
SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP KHÁC
11:31 | 09/03/2023
Câu hỏi: Tôi là chủ một doanh nghiệp tư nhân có tên là X. Trước khi kết hôn, chồng tôi có một công ty TNHH. Tôi muốn sáp nhập doanh nghiệp của tôi vào công ty của chồng có được không và tôi cần làm gì thủ tục gì để có thể sáp nhập được?
|