Thành lập doanh nghiệp là một hoạt động tất yếu
của nhà đầu tư khi muốn tham gia thị trường, mang lại lợi ích trực tiếp cho chủ
thể kinh doanh, đồng thời nó cũng đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Để thực
hiện tốt chức năng quản lý, điều tiết của mình, Nhà nước phải có những quy định
để dung hòa mọi xung đột lợi ích giữa nhà kinh doanh với người tiêu dùng và với
toàn thể xã hội. Khi đó đặt ra các điều kiện cần mà các chủ thể muốn thành lập doanh nghiệp cần đáp ứng. Trong đó một số doanh nghiệp theo quy định của pháp luật cần đáp ứng yêu cầu về vốn.
Mục đích của việc thành lập doanh nghiệp là kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, do đó, doanh nghiệp phải có vốn. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: do các thành viên đóng góp, do doanh nghiệp tự tích lũy được trong quá trình kinh doanh. Vốn của doanh nghiệp là cơ sở vật chất, tài chính quan trọng nhất, là công cụ để doanh nghiệp triển khai các hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Tài sản vốn góp có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kĩ thuật và các loại tài sản khác.
Điều kiện về vốn kinh doanh được thể hiện dưới hình thức vốn pháp định. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định không đặt ra đối với mọi ngành nghề mà chỉ áp dụng đối với một số ngành nghề mà pháp luật quy định. Điều này có nghĩa là Nhà nước đặt ra một mức sàn tối thiểu về vốn đối với một số ngành nghề cụ thể và nhà đầu tư phải đáp ứng số vốn đó từ bằng hoặc lớn hơn mức mà Nhà nước đặt ra thì mới được thành lập doanh nghiệp và hoạt động trong ngành nghề đó. Mục đích của việc quy định về vốn pháp định là giúp doanh nghiệp sau khi ra đời có thể hoạt động được, đồng thời, là cơ sở đảm bảo các khoản vay vốn ngân hàng và các khoản thanh toán với các chủ nợ khác.
Đối với đăng kí thành lập doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có vốn pháp định, trong hồ sơ đăng kí kinh doanh phải có thêm xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định. Người trực tiếp nhận vốn pháp định cùng liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số vốn thời điểm xác nhận.
Đối với doanh nghiệp đăng kí bổ sung ngành nghề có vốn pháp định thì không phải có thêm xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định nếu vốn chủ sở hữu được ghi trong bảng tổng kết tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm không quá 03 tháng, kể từ ngày nộp hồ sơ, lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định theo quy định.
Nhìn chung, khi nhà đầu tư kinh doanh thành lập doanh nghiệp hoặc hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề có vốn pháp định thì họ phải chứng minh được năng lực tài chính của mình bằng nhiều cách, như mở tài khoản tại một tổ chức mà Nhà nước quy định (thường là tại ngân hàng) để lấy giấy xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập về hiện trạng tài sản của doanh nghiệp, hoặc chứng thư đối với tài sản bằng hiện vật của tổ chức định giá hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Như vậy, đối với các doanh nghiệp có nghĩa vụ đảm bảo mức vốn điều lệ thực tế không thấp hơn mức vốn pháp định đã được xác nhận trong cả quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
CÔNG
TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để
có ý kiến tư vấn cụ thể và chính xác hơn, quý khách vui lòng liên hệ với các
luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua
Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc email: luathongthai@gmail.com
Địa
chỉ: LK 9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Bài viết liên quan: