Phụ
nữ có thiên chức làm mẹ là thiên chức vô cùng quan trọng. Bộ luật lao động hiện
hành dành một chương riêng quy định về người lao động nữ.

Trách
nhiệm của người sử dụng lao động với lao động nữ
Điều 154, 155 Luật lao
động 2012 có quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với lao động
nữ như sau:
- ·
Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các
biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác.
- ·
Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại
diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ
nữ.
- ·
Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh
phù hợp tại nơi làm việc.
- ·
Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu
giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ.
- ·
Trong các doanh nghiệp thì thường các
doanh nghiệp làm việc với đối tác nước ngoài tuân thủ các quyền về vệ sinh cho
lao động nữ tốt hơn. Trong quá trình thực hiện tư vấn cho nhiều doanh nghiệp,
chúng tôi nhận thấy nhiều đối tác khi đặt vấn đề hợp tác lâu dài với doanh nghiệp
Việt Nam một trong các điều kiện họ đưa ra là đảm bảo nơi vệ sinh, chỗ ăn, nghỉ
của lao động nữ phải được đảm bảo.
Quy
định bảo vệ thai sản cho lao động nữ
1. Người sử dụng lao động
không được sử dụng lao động nữ mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa. Cụ thể không áp dụng làm thêm
giờ hoặc đi công tác đối với lao động nữ:
a) Mang thai từ tháng
thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới,
hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới
12 tháng tuổi.
2. Lao động nữ làm công
việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn
hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
3. Người sử dụng lao động
không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động
nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ
trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng
lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không
phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
4. Trong thời gian mang
thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã
hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.
5. Lao động nữ trong thời
gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12
tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ
vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Người lao động nữ mang
thai được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp
đồng lao động nếu có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh về việc nếu tiếp tục
làm việc thì thai nhi bị ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sự an toàn.
Người
lao động nữ thai sản được nghỉ ngơi theo quy định sau:
·
Nghỉ trước và sau khi sinh con là 06
tháng.
·
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên
thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời
gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
·
Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động
nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
·
Hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu
cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận
với người sử dụng lao động.
·
Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu
có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi
làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao
động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04
tháng. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người
sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo
quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
·
Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi
trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định; trường hợp việc làm
cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức
lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.
·
Thời gian nghỉ việc khi khám thai, sẩy
thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp
tránh thai, chăm sóc con dưới 07 tuổi ốm đau, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi,
lao động nữ được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo
hiểm xã hội.
CÔNG TY NỢ BẢO HIỂM THÌ NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN KHÔNG?
09:39 | 18/12/2024
Tham
gia bảo hiểm là trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động. Vậy nên
việc công ty nợ bảo hiểm của người lao động đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi
ích hợp pháp của người lao động. Về việc công ty nợ bảo hiểm thì người lao động
có được hưởng chế độ thai sản ...
|
Nhân viên thử việc liệu có được hưởng tiền lương?
04:37 | 16/03/2024
Thử việc là gì? Thời gian thử việc là bao lâu? Người lao động được nhận tiền lương thử việc là bao nhiêu? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Khi giao kết HĐLĐ, người sử dụng lao động có được giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân của người lao động không?
03:52 | 08/12/2023
Hợp đồng
lao động được hiểu như thế nào? NLĐ có thể được giao kết nhiều hợp đồng lao động
không? Khi giao kết HĐLĐ thì có được giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân của NLĐ
không? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Theo quy định hiện hành NLĐ sẽ bị thu hồi GPLĐ trong trường hợp nào?
08:46 | 05/12/2023
GPLĐ
được hiểu là gì? NLĐ bị thu hồi GPLĐ trong trường hợp nào? Trình tự, thủ tục
yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền Chi tiết nội
dung xin mời bạn đọc cùng Luật
Hồng Thái tìm hiểu!
|
Chế độ, điều kiện hoạt động của hoà giải viên lao động
09:18 | 23/11/2023
Hoà
giải viên lao động được hiểu là gì? Chế độ, điều kiện hoạt động của hoà giải
viên lao động theo quy định của pháp luật hiện hành? Chi tiết nội dung xin mời
bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Bổ sung thêm trường hợp cấp lại giấy phép lao động, là trường hợp nào?
03:56 | 18/11/2023
Khi
nào người lao động sẽ được cấp lại giấy phép lao động? Bổ sung thêm trường hợp
cấp lại giấy phép lao động trong trường hợp nào. Chi tiết nội dung xin mời bạn
đọc cùng Luật Hồng Thái cùng tìm hiểu!
|
Các nội dung cần có trong hợp đồng thử việc 2024
12:46 | 08/11/2023
Hợp đồng
thử việc được hiểu như thế nào? Thời gian thử việc trong bao lâu? Các nội dung
cần có trong hợp đồng thử việc gồm các nội dung gì? Chi tiết nội dung xin mời bạn
đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật theo Nghị định 70/2023/NĐ-CP
02:59 | 01/11/2023
Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động
nước ngoài làm việc tại Việt Nam được ban hành và có hiệu lực từ ngày
18/09/2023. Theo đó, văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều
hành, chuyên gia, lao động kỹ...
|
[Mới] Nghị định 70/2023/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài
04:24 | 30/10/2023
Giấy
phép lao động là gì? Trình tự, thủ tục để cấp giấy phép lao động sẽ gồm những
giấy tờ gì? Thời hạn của GPLĐ là bao lâu? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc
cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu?
|
Người lao động vi phạm hợp đồng đào tạo nghề phải bồi thường như thế nào?
04:33 | 19/10/2023
Người
lao động ký hợp đồng đào tạo nghề khi nào? Vi phạm hợp đồng đào tạo nghề phải bồi
thường khi nào? NSDLĐ có thể phạt vi phạm gấp nhiều lần? Chi tiết nội dung xin
mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|