Hiện nay các vụ tai nạn lao động xảy ra trên thực tế
ngày càng nhiều, có rất nhiều câu hỏi liên quan đến về quyền, lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động được đặt ra. Câu hỏi mà nhiều người lao động thắc mắc là khi người lao động bị
tai nạn lao động thì có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hay không? Nếu
có thì chấm dứt hợp đồng lao động như thế nào là đúng luật và giải quyết quyền
lợi như thế nào cho người lao động?
Căn cứ pháp lí:
+ Bộ luật lao động 2012;
+ Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015;
+ Nghị định 05/2015/NĐ-CP

Luật Hồng Thái
Người sử dụng
lao động có được đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động với người lao động bị tai nạn lao động?
Theo quy định
tại Khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động 2012 thì người sử dụng lao động có quyền
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:
“a)
Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục
đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị
06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định
thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng
lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12
tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được
xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo
quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục
nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định
tại Điều 33 của Bộ luật này.”
Như vậy người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động với người lao động nhưng phải đáp ứng được điều kiện về thời gian theo
như quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động 2012 đó là:
+
Đối với người lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn đã điều trị
12 tháng liên tục.
+
Đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn là đã điều
trị 06 tháng liên tục.
+
Đối với người lao động làm việc theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định
có thời hạn dưới 12 tháng là quá nửa thời hạn hợp đồng lao động mà khả năng lao
động vẫn chưa hồi phục.
Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
và mức bồi thường
Theo
quy định tại Khoản 2 Điều 38 Bộ luật lao động năm 2012 thì khi người sử dụng
lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải báo trước cho người lao động
ít nhất là 45 ngày với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; 30 ngày đối với
hợp đồng lao động xác định thời hạn và 3 ngày làm việc đối với trường hợp bị tại
nạn lao động và đối với người lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất
định có thời hạn dưới 12 tháng.

Luật Hilap
Mức
bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
* Trợ cấp thôi việc
Theo
quy định tại Khoản 1 Điều 48 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:
"Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản
1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có
trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường
xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền
lương."
Như
vậy nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có trách nhiệm chi
trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12
tháng trở lên.
Cách tính trợ cấp thôi việc:
Khoản
2, khoản 3 Điều 48 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:
- Thời
gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm
việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham
gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian
làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
- Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân
theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Lưu ý thời gian làm việc được
làm tròn theo Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn bộ luật lao động như
sau:
+ Từ
đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng làm tròn thành ½ năm
+ Từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng làm tròn thành 1 năm.
* Hồ sơ, giấy tờ
Khi chấm dứt hợp đồng lao động, theo quy định tại Điều 47 Bộ luật
lao động năm 2012 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục
xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng
lao động đã giữ lại của người lao động.
* Trợ cấp tai nạn lao động
Người lao
động bị tai nạn lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 45
Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015. Mức trợ cấp được quy định tại
Nếu
người lao động bị tại được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng theo quy định
tại Điều 45 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015. Và theo quy định tại Khoản
2 Điều 49 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 thì mức trợ cấp được quy định
như sau:
"2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức
lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn
được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau
đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ
của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh
nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng
vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền
lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó."

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những
vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể
liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng
Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com .
Trụ sở
chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh
Xuân).
Hồng Nhung
Trân trọng
cảm ơn!
Bạn cũng có
thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
CÔNG TY NỢ BẢO HIỂM THÌ NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN KHÔNG?
09:39 | 18/12/2024
Tham
gia bảo hiểm là trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động. Vậy nên
việc công ty nợ bảo hiểm của người lao động đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi
ích hợp pháp của người lao động. Về việc công ty nợ bảo hiểm thì người lao động
có được hưởng chế độ thai sản ...
|
Nhân viên thử việc liệu có được hưởng tiền lương?
04:37 | 16/03/2024
Thử việc là gì? Thời gian thử việc là bao lâu? Người lao động được nhận tiền lương thử việc là bao nhiêu? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Khi giao kết HĐLĐ, người sử dụng lao động có được giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân của người lao động không?
03:52 | 08/12/2023
Hợp đồng
lao động được hiểu như thế nào? NLĐ có thể được giao kết nhiều hợp đồng lao động
không? Khi giao kết HĐLĐ thì có được giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân của NLĐ
không? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Theo quy định hiện hành NLĐ sẽ bị thu hồi GPLĐ trong trường hợp nào?
08:46 | 05/12/2023
GPLĐ
được hiểu là gì? NLĐ bị thu hồi GPLĐ trong trường hợp nào? Trình tự, thủ tục
yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền Chi tiết nội
dung xin mời bạn đọc cùng Luật
Hồng Thái tìm hiểu!
|
Chế độ, điều kiện hoạt động của hoà giải viên lao động
09:18 | 23/11/2023
Hoà
giải viên lao động được hiểu là gì? Chế độ, điều kiện hoạt động của hoà giải
viên lao động theo quy định của pháp luật hiện hành? Chi tiết nội dung xin mời
bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Bổ sung thêm trường hợp cấp lại giấy phép lao động, là trường hợp nào?
03:56 | 18/11/2023
Khi
nào người lao động sẽ được cấp lại giấy phép lao động? Bổ sung thêm trường hợp
cấp lại giấy phép lao động trong trường hợp nào. Chi tiết nội dung xin mời bạn
đọc cùng Luật Hồng Thái cùng tìm hiểu!
|
Các nội dung cần có trong hợp đồng thử việc 2024
12:46 | 08/11/2023
Hợp đồng
thử việc được hiểu như thế nào? Thời gian thử việc trong bao lâu? Các nội dung
cần có trong hợp đồng thử việc gồm các nội dung gì? Chi tiết nội dung xin mời bạn
đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật theo Nghị định 70/2023/NĐ-CP
02:59 | 01/11/2023
Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động
nước ngoài làm việc tại Việt Nam được ban hành và có hiệu lực từ ngày
18/09/2023. Theo đó, văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều
hành, chuyên gia, lao động kỹ...
|
[Mới] Nghị định 70/2023/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài
04:24 | 30/10/2023
Giấy
phép lao động là gì? Trình tự, thủ tục để cấp giấy phép lao động sẽ gồm những
giấy tờ gì? Thời hạn của GPLĐ là bao lâu? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc
cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu?
|
Người lao động vi phạm hợp đồng đào tạo nghề phải bồi thường như thế nào?
04:33 | 19/10/2023
Người
lao động ký hợp đồng đào tạo nghề khi nào? Vi phạm hợp đồng đào tạo nghề phải bồi
thường khi nào? NSDLĐ có thể phạt vi phạm gấp nhiều lần? Chi tiết nội dung xin
mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|