Ngày nay khi ra đường không khó bắt gặp những
cửa hàng café và đồ uống mở nhiều thể loại nhạc khác nhau, tạo không gian thư
giãn cho khách hàng. Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là khi sử dụng những tác phẩm
âm nhạc đó được coi là sử dụng với mục đích thương mại vậy có vi phạm bản quyền
hay không?

Luật Hồng Thái
Những hành vi vi phạm bản quyền tác giả?
Theo
quy định tại Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung quy định
về những hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các hành vi sau đây:
"1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật,
khoa học.
2. Mạo danh tác giả.
3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép
của đồng tác giả đó.
5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức
nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của
Luật này.
7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường
hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả,
không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của
pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của
Luật này.
9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền
lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt
tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà
không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác
giả.
12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở
hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện
tử có trong tác phẩm.
14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu,
bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu
các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền
tác giả đối với tác phẩm của mình.
15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được
phép của chủ sở hữu quyền tác giả.”
Theo như quy định tại Khoản 8 Điều 28, Khoản 1 Điều 25 thì các trường hợp sử dụng tác
phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao
gồm:
“a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy
của cá nhân;
b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận
hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng
trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm
sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên
cứu;
e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật
khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới
bất kỳ hình thức nào;
g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc
để giảng dạy;
h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh,
mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của
tác phẩm đó;
i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm
thị;
k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.”
Như vậy những trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 25 sẽ không phải
xin phép và trả tiền nhuận bút. Tuy nhiên theo như quy định trên thì không có trường
hợp sử dụng tác phẩm âm nhạc trong quán café hay đồ uống.

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Sử dụng tác
phẩm âm nhạc trong quán cafe cần làm gì?
Việc kinh doanh quán café hay cửa hàng đồ uống
là hoạt động kinh doanh thương mại. Quy định tại Khoản
2 Điều 33 Luật sở hữu trí tuệ quy định như sau:
" Tổ chức, cá
nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố trong hoạt động kinh doanh, thương
mại không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thỏa
thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản
xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng; trường hợp
không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện
tại Tòa án theo quy định của pháp luật."
Theo như quy định trên để sử dụng các tác
phẩm âm nhạc đã công bố vì mục đích kinh doanh thì không phải xin phép chủ sở hữu
nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com .
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Hồng Nhung
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Tại sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ?
03:39 | 05/07/2024
Trong thế giới hiện đại, nơi tri thức và sáng tạo đóng vai
trò then chốt cho sự phát triển, đăng ký sở hữu trí tuệ (SHTT) nổi lên như một
lá chắn bảo vệ vô giá cho những ý tưởng đột phá và thành quả lao động trí tuệ.
Hãy tưởng tượng bạn đã dành cả
tâm huyết, mồ hôi và nước mắt để...
|
Thủ tục đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
01:24 | 04/11/2023
Tác
phẩm mỹ thuật ứng dụng được hiểu như thế nào? Điều kiện để tác phẩm mỹ thuật ứng
dụng được bảo hộ quyền tác giả? Thủ tục bảo hộ đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
gồm những giấy tờ nào? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái
tìm hiểu!
|
Biểu diễn tác phẩm không nhằm mục đích thương mại có phải xin phép chủ sở hữu không?
04:46 | 21/09/2023
Tác
phẩm được hiểu như thế nào? Biểu diễn tác phẩm âm nhạc không nhằm mục đích
thương mại có cần phải xin phép không? Người biểu diễn có được sao chép bản ghi
hình buổi biểu diễn của mình không?Trường hợp biểu diễn tác phẩm phải xin phép
mà không xin phép thì xử phạt như thế nào? Chi tiết nội...
|
[Cập nhật] Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm
05:48 | 16/08/2023
Giấy chứng nhận quyền tác giả sẽ được cấp đổi khi nào? Trường hợp nào sẽ không được cấp đổi? Chi tiết thông tin xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu là bao lâu?
05:54 | 18/09/2023
Nhãn
hiệu được hiểu như thế nào? Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ? Thời hạn bảo hộ
đối với nhãn hiệu? Khi nhãn hiệu hết thời hạn bảo hộ, có thể gia hạn trong bao
lâu? GCN đăng ký nhãn hiệu chấm dứt hiệu lực của khi nào? Chi tiết nội dung xin
mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
[Cập nhật]Thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền tác giả
05:52 | 16/08/2023
Giấy
chứng nhận quyền tác giả sẽ được cấp đổi khi nào? Trường hợp nào sẽ không được cấp
đổi? Chi tiết thông tin xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu từ ngày 23/08/2023
05:30 | 25/08/2023
Đã
có nghị định mới thay thế Nghị định 103/2006/NĐ-CP, theo đó, mẫu tờ khai đăng
ký nhãn hiệu cũng sẽ thay đổi.
|
Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả có bắt buộc lập thành văn bản?
10:35 | 29/05/2023
Quyền tác giả là một loại
tài sản đặc biệt, do đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả có bắt buộc phải
lập thành văn bản?
|
Cách ghi xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu từ một nước không phải nước sản xuất như thế nào?
11:24 | 24/02/2023
Đối với hàng nhập khẩu
từ một nước không phải là nước sản xuất thì cách ghi tên hàng hóa phải thực hiện như
thế nào theo quy định hiện hành?
|
Hướng dẫn chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
06:05 | 16/09/2022
Quyền sở hữu
công nghiệp (SHCN) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại,
chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống
cạnh tranh không lành mạnh. Vậy nếu chủ sở...
|