Thời hạn bảo hộ quyền tác giả?
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả tùy từng quyền sẽ có thời hạn bảo hộ khác nhau quy định cụ thế như sau:
- Các quyền đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên
tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; bảo
vệ sự vẹn toàn của tác phẩm được bảo hộ vô thời hạn.
- Quyền công bố tác phẩm hoặc
cho người khác công bố tác phẩm và các nội dung của quyền tài sản được bảo hộ
theo thời hạn như sau:
Đối với các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác
phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần
đầu tiên. Với các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được
công bố trong thời hạn 25 năm. 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình.Các tác phẩm không thuộc loại hình trên có thời hạn bảo hộ là suốt
cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết. Trường hợp tác phẩm có đồng
tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối
cùng chết. Đối với tác phẩm khuyết danh, khi thông tin về tác giả xuất hiện
thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm sau năm tác giả chết.
Đăng kí bảo hộ quyền tác giả?
Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
Thủ tục và cơ quan có thẩm quyền đăng kí quyền tác giả theo quy định tại nghị định 22/2018/NĐ -CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi sửa đổi bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan. Theo đó thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng).
Tuy nhiên cơ chế bảo hộ của quyền tác giả là bảo hộ theo nguyên tắc tự động. Khi ý tưởng sáng tạo trong lĩnh vực khoa học, văn học, nghệ thuật được định hình dưới một hình thức nhất định (thông qua từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, màu sắc...) sẽ được bảo hộ quyền tác giả mà không cần thông qua thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước. Do vậy quyền tác giả thì không bắt buộc mà chỉ khuyến khích đăng ký. Thủ tục đơn giản, không thẩm định nội dung chỉ ghi nhận quyền tác giả.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
2. Đăng kí bảo hộ nhãn hiệu
Nhãn hiệu là gì?
Theo như quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và sửa đổi bổ sung năm 2009 thì nhãn hiệu được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Gồm các loại nhãn hiệu là.
- Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
- Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
- Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ:
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
Chủ sở hữu đăng kí bảo hộ nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết
mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười
năm.
Các hành vi được coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu
Pháp luật sở hữu trí tuệ đã quy định đầy đủ về vấn đề bảo vệ nhãn hiệu, trao cho chủ sở hữu nhãn hiệu được áp dụng các biện pháp để bảo vệ nhãn hiệu cảu mình. Các biện pháp để bảo vệ nhãn hiệu bao gồm: Sử dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; yêu cầu các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt moi hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan và có thể khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền phản đối việc đăng kí hoặc yêu cầu hủy bỏ giấy chứng nhận đăng kí hoặc hủy bỏ giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu đối với các hàng hóa dịch vụ có dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn.