Liên
quan đến vụ con nợ đánh trọng thương nhóm người thuộc một công ty đòi nợ thuê ở
TPHCM, Công an thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối với
Đỗ Đức Lân (SN 1974, ở Yên Thọ, thị xã Đông Triều) để điều tra về các hành vi:
Cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật, làm nhục người khác. Lệnh bắt khẩn
cấp trên được thực hiện sau khi có kết quả giám định thương tích và bị hại có
đơn tố cáo những hành vi trên của Đỗ Đức Lân.
Theo kết quả điều tra bước đầu, năm 2014,
ông Nguyễn Văn Lân có vay 400 triệu đồng của một người tên Thành ở thị trấn Mạo
Khê, cùng thị xã Đông Triều. Sau nhiều lần đòi tiền không được, ông Thành đã ký
hợp đồng với Công ty CP dịch vụ đòi nợ thuê Hưng Thịnh để đòi số tiền trên.
Ngày
6/4, nhóm người thuộc Công ty Hưng Thịnh đã đến nhà ông Lân để đòi nợ, tuy
nhiên quá trình đòi nợ đã xảy ra cãi cọ dẫn đến xô xát. 5 người của công ty đòi
nợ thuê bị bố con ông Lân đóng trái cửa rồi đánh tới tấp, 2 người trong số nhóm
đòi nợ thuê may mắn chạy thoát. Vụ việc sau đó được chính con trai ông Lân quay
video rồi tung lên mạng xã hội.
Được biết, trước khi cử người đến địa bàn đòi
nợ, phía Công ty Cổ phần dịch vụ Hưng Thịnh đã có thông
báo gửi
đến Công an xã Yên Thọ, thị xã Đông Triều.
Xoay
quanh tính chất pháp lý của dịch vụ đòi nợ thuê theo quy định của pháp luật
hiện hành Luật Hồng Thái có
quan điểm như sau:

Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248
Hoạt
động dịch vụ đòi nợ và thủ tục đòi nợ hiện nay?
Hiện
tại có ba cách khác nhau để thu hồi khoản nợ từ khách hàng, theo đó người cho
vay có thể tự thu hồi khoản nợ từ khách hàng; người cho vay thuê các công ty
thu hồi nợ thu hồi khoản vay; người cho vay bán khoản nợ cho các tổ chức mua nợ
trên thị trường.
Pháp luật hiện hành công nhận kinh doanh dịch vụ đòi nợ, hay nhiều người gọi là “đòi nợ thuê” như
một loại dịch vụ tại Nghị định 104/2007/NĐ-CP ngày 14/06/2007 của Chính phủ về
kinh doanh dịch vụ đòi nợ và Thông tư số 110/2007/TT-BTC ngày 12/09/2007 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định số 104/2007/NĐ-CP.
Nói
cách khác, “đòi nợ thuê” không phải tội phạm như nhiều người vẫn lầm tưởng mà
nó được công nhận là dịch vụ “đòi nợ”, một dịch vụ có tính chất đặc biệt, được
pháp luật công nhận và điều chỉnh. Đây là một ngành nghề kinh doanh có điều
kiện thuộc Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong Luật đầu tư 2014.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ quy định tại Nghị định 104/2007/NĐ-CP chỉ
được thực hiện đối với những khoản nợ có đủ căn cứ là khoản nợ hợp pháp và đã
quá hạn thanh toán. Còn các khoản nợ đang thực hiện theo bản án, quyết định của
Tòa án có hiệu lực pháp luật; các khoản nợ của chủ nợ hoặc khách nợ là tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân
hoặc nợ giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế hoặc quốc gia khác không thuộc
phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
Chỉ những doanh
nghiệp được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ mới được phép hoạt động
dịch vụ đòi nợ. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ không được kinh doanh
các ngành, nghề và dịch vụ khác ngoài dịch vụ đòi nợ. Doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ đòi nợ chỉ được thực hiện các biện pháp xử lý nợ phù hợp với quy định
của pháp luật. Hoạt động dịch vụ đòi nợ thực hiện theo hợp đồng ủy quyền được
ký kết giữa chủ nợ hoặc khách nợ với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ
trong phạm vi quyền được pháp luật công nhận. Mức vốn pháp định đối với ngành
nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ là 2.000.000.000 đồng (Hai tỷ đồng). Trong suốt
quá trình hoạt động, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải duy trì mức
vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định.
Đòi
nợ dẫn đến xô xát đánh nhau thì xử lý như thế nào?
Nếu
việc đòi nợ dẫn đến xô xát, đánh nhau thì cần phải xem xét trách nhiệm từ cả
hai phía, người đi đòi nợ và con nợ. Tại điểm a khoản 2 điều 11 Nghị định
104/2007/NĐ-CP cũng quy định hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân
phẩm, danh dự, quyền tự do cá nhân, quyền tài sản và các quyền dân sự khác của
khách nợ và cá nhân liên quan là hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh dịch
vụ đòi nợ.
Do đó phía đi đòi nợ phải thực hiện việc đòi nợ
theo đúng thủ tục pháp luật quy định, nếu dùng vũ lực, cưỡng ép, cướp tài sản
của người bị đòi nợ mà không phải do con nợ tự nguyện giao tài sản trả nợ thì
có thể bị xử lý về các tội Cưỡng đoạt tài sản, tội Cướp giật tài sản,… Nếu
những đối tượng đi đòi nợ có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây ảnh hưởng
xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính
về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm thì có thể bị xử lý về tội Gây rối trật tự công cộng quy định tại Điều 318
BLHS. Thực tế nhiều trường hợp người đi đòi nợ đã bị xử lý về các tội danh này.
Bên cạnh đó hành vi sử dụng vũ lực đối với
người của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ là hành vi bị nghiêm cấm trong
hoạt động dịch vụ đòi nợ quy định tại điểm b khoản 1 điều 11 Nghị định
104/2017. Như vậy đối với phía con nợ, không được sử dụng vũ lực đối với người
đi đòi nợ. Tuy nhiên nếu phía đi đòi nợ có hành vi dùng vũ lực thì con nợ có
thể có hành vi tự vệ, dùng vũ lực chống trả lại. Song hành vi này chỉ nhằm
phòng vệ chính đáng, nghĩa là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích
chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ
chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi
ích nói trên. Hoặc việc chống trả là tình thế cấp thiết, nghĩa là người vì muốn
tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc
lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải
gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Trong các trường hợp này thì
hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết và Phòng vệ chính đáng không
phải là tội phạm.
Trường hợp hành vi chống trả trên vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng, nghĩa là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết,
không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại
hoặc trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế
cấp thiết thì người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc người
gây thiệt hại quá yêu cầu của tình thế cấp thiết vẫn phải chịu trách nhiệm hình
sự theo quy định của Bộ luật hình sự. Trường hợp có lỗi cố ý gây thương tích
cho người đi đòi nợ và tỉ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân thuộc một trong các
trường hợp quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 thì có thể
bị xem xét xử lý về tội Cố ý gây thương tích.

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
K.L
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp Thay đổi tên công ty là một nhu cầu thiết thực của công ty trong quá trình hoạt động, việc này tạo... |
Tư vấn nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế tại Việt Nam Hiện nay, nhiều nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam lựa chọn hình thức đầu tư theo cách góp vốn, mua... |
Những thắc mắc về chủ thể thành lập doanh nghiệp Câu hỏi tư vấn: Xin hỏi luật sư, tôi là viên chức nhưng muốn thành lập công ty liệu có được không?... |
Thay đổi vật liệu chính, sau khi đã đấu thầu, ký hợp đồng Sau khi 2 bên là chủ đầu tư và nhà thầu đã hoàn tất việc ký kết hợp đồng cũng như chọn gói thầu xong... |