Luật sư Nguyễn Hồng Thái trả lời phỏng vấn
Theo anh, nếu như sản phẩm: kẹo lạc, ngô cay, bánh đậu xanh
là của thương hiệu khác. Việc cà phê Cộng lấy thực phẩm của thương hiệu khác tự
đóng gói bao bì mang thương hiệu mình. Như vậy có vi phạm luật không?
Trong trường hợp sản phẩm có đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu và văn bằng bảo hộ đó còn thời hạn bảo hộ thì sản phẩm đó sẽ được
nhà nước bảo hộ về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.
Cà phê Cộng đã tự ý đóng gói bao bì mang thương hiệu mình mà không
có sự đồng ý của người có quyền sở hữu là vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu. Đó là hành vi Đánh tráo, thay đổi nhãn
hàng hóa
được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng
giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Trong trường hợp khác. Nếu là thương hiệu
của riêng cà phê Cộng, (cái này có thể không vì Cộng liệu có nhiều cơ sở để sx
nhiều mặt hàng khác nhau như vậy không ?) bao bì mà cà phê Cộng sử dụng không
ghi rõ thành phần thực phẩm, tên sản phẩm...đại loại thông tin nhãn hàng không
rõ ràng như vậy liệu có vi phạm quy định đóng gói thực phẩm không?
Bao bì mà cà phê Cộng sử dụng không ghi rõ thông tin như vậy
là vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa được quy định tại Nghị định Số: 89/2006/NĐ-CP ngày
30/08/2016
Theo quy định tại Điều 11 và 12 nghị định Số:
89/2006/NĐ-CPvề nhãn hàng hóa thì
- Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng
hoá
"1. Nhãn hàng hoá bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:
a) Định lượng;
a) Tên hàng hoá;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá;
c) Xuất xứ hàng hoá.
2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ theo tính chất của mỗi loại hàng hoá, phải thể hiện trên nhãn hàng hoá các nội dung bắt buộc quy định tại Điều 12 của Nghị định này và quy định tại các văn bản luật, pháp lệnh chuyên ngành có liên quan.
Điều 12. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của hàng hoá
................
2. Thực phẩm:
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần hoặc thành phần
định lượng;
đ) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;
e) Hướng dẫn sử dụng, hướng
dẫn bảo quản."
- Với
những sai phạm của cà phê Cộng, đơn vị này phải chịu trách nhiệm gì trước pháp
luật, thưa anh?
Pháp luật
quy định về việc xử lý hành vi vi phạm trong việc ghi nhãn hàng hóa như sau:
Theo quy
định tại 80/2013/NĐ-CP: xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
"Điều 26. Vi phạm quy định về nội dung
bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo
tính chất hàng hóa
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ
200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong
trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:
a) Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi
đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung
bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo
quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
...............
2. Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này theo
mức phạt sau đây:
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp
hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi
phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi
phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi
phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
đ) Phạt
tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến
70.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa
vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm
có giá trị trên 100.000.000 đồng.
.............
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu
hàng hóa không đảm bảo an toàn sử dụng cho người, vật nuôi, cây trồng, ảnh
hưởng đến môi sinh, môi trường đối với vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 5
khi không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 7
Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi hàng hóa vi phạm về nhãn
đang lưu thông trên thị trường đối với vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm quy
định tại Khoản 5 Điều này hoặc buộc tiêu hủy hàng hóa không đảm bảo an toàn sử
dụng cho người, vật nuôi, cây trồng, ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường đối với
vi phạm quy đinh tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này."
Ngoài những câu hỏi trên, theo anh, dưới dóc nhìn pháp luật,
Cà phê Cộng còn vi phạm những gì?
Với nội dung như phản ánh, cà phê Cộng còn có thể
bị xử phạt về Kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng; không
rõ nguồn gốc xuất xứ
Theo quy định của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 “Điều
21. Hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc,
xuất xứ và có vi phạm khác
a)
Kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng
hóa, trừ thuốc bảo vệ thực vật;
….c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi vi
phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị
từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi
phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị
từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi
vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá
trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi
vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá
trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi
vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá
trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi
vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá
trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi
vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá
trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành
vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có
giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
10. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành
vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có
giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
11. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành
vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có
giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
12. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành
vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có
giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
……………
14. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều
này;
Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp xin hân hạnh được mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tư vấn tốt nhất về các lĩnh vực như:
+ Tư vấn pháp luật dân sự, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch dân sự; + Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch và nghĩa vụ dân sự như: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh…;
+ Tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng mua bán, tặng, cho, vay mượn tài sản;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng thuê, thuê khoán tài sản và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng gia công, hợp đồng bảo hiểm và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền và các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ủy quyền.
+ Tư vấn, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến thừa kế như: tư vấn, hỗ trợ pháp lý về thừa kế cho người để lại thừa kế, người thừa kế; soạn thảo di chúc và các văn bản khác; tư vấn, hỗ trợ pháp lý các vấn đề thừa kế khác có liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý liên quan đến các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Xin vui lòng liên hệ: 19006248 để công ty chúng tôi có thể tư vấn cho quý khách.
Trân trọng!.
(K.linh)