Các bên kinh doanh sẽ không bao giờ lựa chọn trọng tài một khi họ không tin tưởng vào tính thi hành của phán quyết trọng tài. Ngược lại, giao lưu thương mại sẽ trở nên trôi chảy nếu các thương gia biết rõ rằng tranh chấp của họ có thể được giải quyết một cách hiệu quả. Việc xác định được tính thi hành của phán quyết trọng tài sẽ ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư trong sự lựa chọn có nên giải quyết tranh chấp hay không, bằng trọng tài hay Toà án, chọn trọng tài ở đâu và trong một số trường hợp có thể dẫn cả tới quyết định quan trọng của họ là có nên kinh doanh nữa hay không.
Một trong những yếu tố đảm bảo cho tính có thể thi hành của phán quyết trọng tài là các quy định về huỷ phán quyết trọng tài phải rất hợp lý và chặt chẽ, tránh trường hợp quyết định trọng tài có thể bị bên thua kiện yêu cầu huỷ một cách tuỳ tiện. Theo điều Ðiều 68 : Căn cứ huỷ phán quyết trọng tài
"1. Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên.
2. Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
b) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
c) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;
d) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
đ) Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
3. Khi Tòa án xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, nghĩa vụ chứng minh được xác định như sau:
a) Bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này có nghĩa vụ chứng minh Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong các trường hợp đó;
b) Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, Tòa án có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài."
Từ trước khi có Luật trong tài thương mại năm 2010, theo thống kê của Trung tâm trọng tài quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC), trong năm 2007 TAND Thành phố Hà nội đã xử gần 9.000 vụ án trong đó có khoảng 300 vụ tranh chấp kinh tế và TAND Tp. Hồ Chí Minh xử gần 42.000 vụ án, trong đó có 1000 vụ tranh chấp kinh tế thì VIAC với tư cách là tổ chức trọng tài lớn nhất Việt Nam cũng chỉ tiếp nhận 30 vụ tranh chấp trong năm 2007 và 58 vụ trong năm 2008. Trong khi mỗi thẩm phán ở Toà kinh tế Hà Nội phải xử trên 30 vụ một năm, ở Toà kinh tế Tp. Hồ Chí Minh xử 50 vụ một năm thì mỗi trọng tài viên của VIAC chỉ xử 0,25 vụ một năm. Như vậy, một trong những nguyên nhân Trọng tài ít được các bên sử dụng phổ biến ở nước ta là do chưa có những cơ sở pháp lý cần thiết cho việc thực hiện chính sách nhất quán khuyến khích sử dụng Trọng tài; trong các quy định của Pháp luật hiện hành còn có nhiều rủi ro cho việc huỷ phán quyết trọng tài và tạo tâm lý e ngại về hiệu lực của phán quyết trọng tài. Những yếu tố đó đã làm cho độ tin cậy của các bên tranh chấp vào Trọng tài chưa chắc chắn, chưa cao.
Luật TTTM 2010 hạn chế nguy cơ phán quyết của Trọng tài bị Tòa án tuyên hủy bởi quy định không phù hợp của Pháp lệnh TTTM như quy định về quyền của một bên được gửi đơn lên Toà án yêu cầu huỷ quyết định trọng tài nếu “không đồng ý với quyết định trọng tài”, bởi vì các quy định này của Pháp lệnh đã làm cho tố tụng trọng tài trở nên rất rủi ro và làm mất đi tính chung thẩm của phán quyết trọng tài mà pháp luật của hầu hết các nước đều công nhận. Cụ thể Luật TTTM 2010 đã quy định chặt chẽ hơn về điều kiện và căn cứ hủy phán quyết trọng tài. Một bên muốn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp được quy định cụ thể trong luật Trọng tài. Với quy định này, chắc chắn số lượng phán quyết trọng tài bị yêu cầu hủy sẽ giảm đi đáng kể. Các bên sẽ phải cân nhắc kỹ xem có đủ căn cứ để yêu cầu hủy phán quyết trọng tài hay không trước khi làm đơn ra tòa án yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
Điểm khác biệt so với Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 là Luật đã phân chia nghĩa vụ chứng minh về căn cứ hủy thành 2 trường hợp. Đối với các căn cứ tại khoản a, b, c, d bên yêu cầu hủy có nghĩa vụ chứng minh. Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại điểm đ, Tòa án có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài.
Thêm nữa, giai đoạn từ năm 1993 - 2013, trong số các phán quyết trọng tài có 12% bị yêu cầu tòa án hủy bỏ, trong đó, số phán quyết bị hủy là 34%. Trung bình cứ 3 đơn yêu cầu hủy bỏ phán quyết trọng tài thì một phán quyết bị hủy. Xem xét kỹ hơn, trong giai đoạn 1993 - 2010, khi thực hiện Pháp lệnh Trọng tài, tỷ lệ phán quyết bị hủy là 25%, giai đoạn 2011 - 2013 thực hiện theo Luật Trọng tài thương mại thì tỷ lệ hủy lên tới 36%.
Việc ban hành Luật Trọng tài thương mại được xem là tiến bộ, hạn chế tình trạng hủy phán quyết trọng tài của tòa án, nhưng vì sao tỷ lệ hủy này vẫn tăng lên? Nguyên nhân đầu tiên là việc thiếu một Nghị quyết hướng dẫn Luật của TAND Tối cao dù Luật đã có hiệu lực 3 năm. Nguyên nhân này dẫn đến tình trạng xét xử thiếu thống nhất giữa các tòa án, trong khi các thẩm phán lại có xu hướng áp dụng tố tụng dân sự khi xem xét đơn yêu cầu hủy bỏ phán quyết.
Thực tế cũng cho thấy, hệ thống Tòa kinh tế trong cả nước đang quá tải với con số lên đến 3000 vụ trên một năm, gấp rất nhiều lần so với các vụ giải quyết bằng Trọng tài thương mại.Pháp luật Việt Nam đã quy định khá sớm vai trò của Trọng tài trong giải quyết tranh chấp. Không thể phủ nhận cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài, giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài với những ưu điểm: thủ tục đơn gian, tiết kiệm đơn gian, bảo đảm bí mật trong kinh doanh… Tuy nhiên, xung quanh của cơ chế giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài và tính hiệu lực của phán quyết Trọng tài vẫn còn nhiều điểm cần phải bàn thảo lại, để pháp luật quy định thuyết phục và phù hợp hơn,Tránh tình trạng phán quyết của Trọng tài bị hủy.
Cần phải quảng bá cũng như phủ sóng rộng hơn nữa các Trung tâm Trọng tài trong cả nước. Cần tuyên chuyền phổ biến cho doanh nghiệp hiểu thấu đáo về những điểm mạnh của cách giải quyết tranh chấp bằng con đường Trọng tài kinh tế. Làm thế nào để các doanh nghiệp luôn nhớ đến các trung tâm Trọng tài trong mọi hoạt động của mình. Bên cạnh đó trình độ của Trọng tài viên cần phải được chú ý và năng cao hơn nữa để đáp ứng yêu cầu hội nhập của nền kinh tế. Các trung tâm Trọng tài của Việt Nam cần mở rộng liên kết với các trung tâm Trọng tài trên thế giới, đồng thời hợp tác chặt chẽ với các đoàn luật sư của các tỉnh.
Khó khăn ở đây là: thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại đơn giản, không có nhiều công đoạn tố tụng, nhanh gọn, linh hoạt đáp ứng đòi hỏi hoạt động thương mại của các bên có liên quan. Quyết định giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại phải được các bên thi hành nhanh chóng. Như vậy, phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài với nhữnh ưu điểm đó nhưng khi khi hành quyết định thì phải chuyển cho Cơ quan thi hành án với những công đoạn cùng với những thủ tục kéo dài (pháp luật không quy định rõ thời gian thi hành án quyết định của Trọng tài. Sau một bản án dân sự đã có hiệu lực pháp luật cũng có không ít chuyện để nói. Trước hết, đương sự trong bản án muốn được thi hành án thì phải làm đơn gửi lên Cơ quan thi hành án. Đơn gửi đi rồi, đương sự còn thắc thỏm không biết ngày nào cơ quan thi hành án sẽ bắt tay vào việc? Công việc nếu được tiến hành sẽ kéo dài bao lâu? Và sẽ kết thúc ra sao?...Có những bản án, thời gian thụ lý hồ sơ, xét xử chỉ trong vòng vài tháng nhưng thời gian thi hành án có khi kéo dài hàng năm. Thậm chí có những bản án vĩnh viễn chỉ nằm trên giấy) thì ý nghĩa của việc nhanh, gọn, thủ tục đơn gian của giải quyết bằng Trọng tài sẽ không phát huy được hết ý nghĩa của nó. Theo em thì hiện nay việc thi hành án quyết định của Trọng tài do Cơ quan thi hành án thực hiện sẽ không phát huy được những ưu việt của phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Vì Cơ quan thi hành án mang tính quyền lực Nhà nước thì có những thủ tục nhất định. Hơn nữa, hiện nay Cơ quan thi hành án đang quá tải với các bản án của Tòa án cần phải thi hành, cần phải có tổ chức thi hành án hoạt động tư (phi Chính phủ) sẽ hoạt động gắng liền với hoạt động của trung tâm Trọng tài.
Tóm lại, sự ra đời của Luật trọng tài thương mại năm 2010 thể hiện sự nỗ lực và là thành công của pháp luật Việt Nam trong quá trình hôi nhập. Để góp phần nâng cao hiệu quả thực thi của Luật trọng tài thương mại để luật trọng tài thương mại phát huy hiệu quả điều chỉnh của mình đối với việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, đi vào thực tế cuộc sống, sau đây em xin đưa ra một số kiến nghị sau :
- Kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn thi hành và hoàn thiện các văn bản có liên quan.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật trọng tài thương mại.
+) Thứ nhất: Tuyên truyền phổ biến rộng rãi về nội dung Luật TTTM cho các cơ quan nhà nước liên quan như: Tòa án, cơ quan thi hành án, chính quyền địa phương để nâng cao nhận thức về trọng tài đối với cán bộ, công chức nhà nước là điều cần thiết, tạo điều kiện để hoạt động trọng tài phát triển.
+) Thứ hai: Tuyên truyền luật trọng tài thương mại đến thương nhân.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trọng tài viên.
- Phát triển các tổ chức trọng tài mới.
- Tăng cường hỗ trợ cơ sở vật chất cho hoạt động trọng tài.
- Cần có quy định về trách nhiệm của trọng tài.
Công ty Luật TNHH Hồng Thái và đồng nghiệp xin hân hạnh được mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tư vấn tốt nhất về các lĩnh vực như:
+ Tư vấn pháp luật dân sự, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch dân sự; + Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch và nghĩa vụ dân sự như: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh…;
+ Tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng mua bán, tặng, cho, vay mượn tài sản;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng thuê, thuê khoán tài sản và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng gia công, hợp đồng bảo hiểm và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền và các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ủy quyền.
+ Tư vấn, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến thừa kế như: tư vấn, hỗ trợ pháp lý về thừa kế cho người để lại thừa kế, người thừa kế; soạn thảo di chúc và các văn bản khác; tư vấn, hỗ trợ pháp lý các vấn đề thừa kế khác có liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý liên quan đến các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Xin vui lòng liên hệ: 19006248 để công ty chúng tôi có thể tư vấn cho quý khách.
Trân trọng!.
(M.Ng)