Trong hoạt động kinh doanh, việc chủ thể kinh doanh tích luỹ cho mình nhiều loại thông tin (kể cả thông tin thu được trên thị trường và thông tin tự sáng tạo ra) nhằm đảm bảo cho công việc kinh doanh đạt hiệu quả cao là rất quan trọng và cần thiết. Sự tích luỹ thông tin có hoặc không đi kèm với sự bảo mật thông tin phụ thuộc vào giá trị mà thông tin mang lại cho chủ sở hữu. Tuy nhiên, không phải thông tin nào cũng có giá trị, có ích đối với công việc kinh doanh và được chủ sở hữu bảo mật cũng được pháp luật bảo hộ với tư cách là bí mật kinh doanh.
Bí mật kinh doanh chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng được điều kiện sau đây (Điều 84 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2009):
- Không phải là hiểu biết thông thường hoặc không dễ dàng có được
- Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó.
- Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Cụ thể:
Với tư cách là một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, bí mật kinh doanh chỉ được bảo hộ khi nó là sản phẩm của hoạt động trí tuệ. Tính trí tuệ thể hiện ở chỗ thông tin là bí mật kinh doanh không thể là hiểu biết thông thường. Có nghĩa là, một người có kiến thức trung bình trong lĩnh vực đó không thể dễ dàng biết được, suy đoán được và để tìm ra được thông tin ấy cũng không phải là đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng. Thông tin có thể được tích luỹ qua thời gian như kĩ năng, kinh nghiệm về một lĩnh vực nhất định. Hoặc để tạo ra thông tin, người ta đã phải đầu tư không chỉ về một lĩnh vực nhất định. Hoặc để tạo ra thông tin, người ta phải đầu tư không chỉ về trí tuệ mà còn về thời gian, công sức và cả tiền bạc mới có thể tạo ra được.
Với cách hiểu như vậy, kiến thức chung và kiến thức phổ thông trong các sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo, các tác phẩm văn học, nghệ thuật hoặc các sách báo có bán rộng rãi trên thị trường đều không phải bí mật kinh doanh. Kiến thức mà bất kì người nào quan tâm đến nó cũng có thể dễ dàng tìm thấy trong các tác phẩm khoa học, công trình nghiên cứu khoa học, các chuyên đề khoa học,...; trong viện nghiên cứu, trong thư viện, trên mạng Internet hoặc từ các nguồn thông tin, tư liệu công cộng khác, tất cả đều không thể coi là bí mật kinh doanh.
Tuy nhiên, một tập hợp thông tin được coi là bí mật kinh doanh đôi khi không đòi hỏi những thông tin bộ phận phải thoả mãn điều kiện không là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được. Các thông tin bộ phận của bí mật kinh doanh có thể chỉ là những kiến thức chung hoặc kiến thức phổ thông hoặc lấy từ các nguồn thông tin, tư liệu công cộng khác nhưng lại thể hiện công sức đầu tư sáng tạo của người tạo ra nó.
Như vậy, những thông tin được gọi là bí mật kinh doanh bao giờ cũng hàm chứa một lượng tri thức sáng tạo nhất định.
Một trong những đặc điểm cơ bản của bí mật kinh doanh là tính giá trị. Và giá trị của bí mật kinh doanh được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, giá trị của bí mật kinh doanh sẽ chẳng là gì nếu nó không trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra cho người sở hữu hoặc người sử dụng nó một lợi thế nhất định so với đối thủ cạnh tranh hoặc so với các chủ thể kinh doanh khác trên thị trường. Chính vì thế, bí mật kinh doanh chỉ được bảo hộ nếu nó tạo ra lợi thế cho chủ sở hữu hoặc những người biết và sử dụng nó.
Lợi thế mà bí mật kinh doanh mang lại có thể là lợi thế trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể có ngay trước măt hay cũng có thể là lợi ích mang tầm chiến lược lâu dài. Một bí mật kinh doanh về công thức nước giải khát, rượu bia, nước hoa có thể mang lại một lợi ích trực tiếp từ ưu thế vượt trội của sản phẩm. Chẳng hạn, công thức pha chế nước hoa Chanel No5 của Pháp hay công thức pha chế rượu vang Pháp là những ví dụ điển hình về chất lượng vượt trội nhờ giữ được bí mật công thức pha chế sản phẩm. Một bí mật kinh doanh về nhu cầu, ước muốn, thói quen tiêu dùng của khách hàng trên thị trường có thể làm cho doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn và thu được nhiều lợi nhuận hơn. Một bí mật kinh doanh trong việc khuếch chương thương hiệu có thể tạo ra một dấu ấn cho doanh nghiệp đối với khách hàng, từ đó nâng cao được thị phần của doanh nghiệp.
Như vậy, trên thực tế, mỗi bí mật kinh doanh đều có thể tạo ra cho chủ sở hữu hoặc những người sử dụng nó một hay nhiều lợi thế khác nhau. Nhưng nhìn chung, bí mật kinh donah có thể tạo ra các loại lợi thế sau:
- Lợi thế về chất lượng sản phẩm, dịch vụ;
- Lợi thế về giá thành sản phẩm, dịch vụ;
- Lợi thế về thị phần của sản phẩm, dịch vụ;
- Lợi thế về thương hiệu;
- Lợi thế về cơ hội kinh doanh;
- Các lợi thế khác.
Một điều kiện nữa để bí mật kinh doanh được bảo hộ, đó là chủ sở hữu bí mật kinh doanh phải tiến hành áp dụng các biện pháp bảo mật cần thiết để cho bí mật kinh doanh không bị bộc lộ, không dễ dàng tiếp cận được và không bị người khác sử dụng bất hợp pháp.
Trên thực tế, các chủ sở hữu bí mật kinh doanh không đợi pháp luật quy định, cũng đã biết áp dụng các biện pháp bảo mật nhằm bảo đảm quyền sở hữu của mình đối với bí mật kinh doanh và tránh sự xâm nhập từ phía các chủ thể khác. Lẽ dĩ nhiên, giá trị và lợi thế mà bí mật kinh doanh mang lại có ý nghĩa quan trọng đến tính chất và mức độ bảo vệ của các biện pháp mà chủ sở hữu áp dụng. Giá trị và lợi thế mà bí mật kinh doanh mang lại càng cao thì bí mật kinh doanh càng quan trọng và càng cần phải có những biện pháp bảo mật đủ chắc chắn. Do đó, để đánh giá được mức độ cần thiết của các biện pháp bảo mật thì phải xem xét trong từng trường hợp cụ thể. Luật pháp không hề có một quy định nào nhằm hướng dẫn cụ thể về các cách thức đánh giá, mọi trường hợp đều phụ thuộc vào nhận định chủ quan của người xử lý vụ việc trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ mà các bên cung cấp để bảo vệ quyền lợi của họ. Điều đó cũng có nghĩa rằng, không có ai khác ngoài bản thân chủ sở hữu hay nắm giữ thông tin bí mật phải ý thức đúng đắn về giá trị của thông tin để từ đó đề ra những biện pháp bảo mật thích hợp.
Tóm lại, mọi thông tin chỉ có thể được pháp luật bảo hộ với danh nghĩa là bí mật kinh doanh khi thông tin đó thoả mãn đầy đủ cả ba điều kiện trên.
Tuy nhiên, pháp luật vẫn quy định những đối tượng sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa là bí mật kinh doanh, cho dù trên thực tế, những đối tượng này có thể đáp ứng những điều kiện để được bảo hộ. Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh được quy định tại Điều 85 – Luật Sở hữu trí tuệ, bao gồm:
- Bí mật về nhân thân
- Bí mật về quản lý nhà nước
- Bí mật về quốc phòng, an ninh
- Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

Công ty Luật TNHH Hồng Thái và đồng nghiệp xin hân hạnh được mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tư vấn tốt nhất về các lĩnh vực như:
+ Tư vấn pháp luật dân sự, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch dân sự; + Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch và nghĩa vụ dân sự như: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh…;
+ Tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng mua bán, tặng, cho, vay mượn tài sản;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng thuê, thuê khoán tài sản và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng gia công, hợp đồng bảo hiểm và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền và các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ủy quyền.
+ Tư vấn, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến thừa kế như: tư vấn, hỗ trợ pháp lý về thừa kế cho người để lại thừa kế, người thừa kế; soạn thảo di chúc và các văn bản khác; tư vấn, hỗ trợ pháp lý các vấn đề thừa kế khác có liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý liên quan đến các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Xin vui lòng liên hệ: 19006248 để công ty chúng tôi có thể tư vấn cho quý khách.
Trân trọng!.
(M.Ng)
Một người có thể làm giám đốc nhiều công ty không?
10:29 | 29/06/2022
Hiện nay, số lượng
doanh nghiệp mới thành lập ngày càng nhiều. Trong một doanh nghiệp luôn phải có
giám đốc là người quản lý chung hoạt động chung.
|
Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức
03:42 | 28/06/2022
Khi chủ sở hữu, tổ chức góp vốn
vào doanh nghiệp thì cần có người đại diện theo ủy quyền là cá nhân để thay mặt
chủ sở hữu, tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thành viên theo quy định
của luật doanh nghiệp
|
Thủ tục giải thể doanh nghiệp/công ty
11:33 | 28/06/2022
Sau khi thành lập và hoạt động
doanh nghiệp không kinh doanh hiệu quả, hoặc không tìm được hướng phát triển
như đã đề ra, nhiều doanh nghiệp không còn khả năng tiếp tục kinh doanh hoặc
không có nhu cầu tiếp tục kinh doanh bên cạnh lựa chọn giải pháp thủ tục tạm ngừng
kinh doanh có thời hạn...
|
Thành lập doanh nghiệp qua mạng điện tử
10:15 | 23/06/2022
Với nhu cầu ngày càng phát
triển của Công nghệ thông tin cũng như việc áp dụng đơn giản hóa thủ tục hành
chính. Sở kế hoạch đầu tư đã áp dụng việc đăng ký thành lập, thay đổi thông tin
doanh nghiệp trên hệ thống online của sở tại địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn
|
Doanh nghiệp cần làm gì sau khi thành lập?
10:50 | 28/05/2022
Sau khi thành lập công ty hoặc nhận giấy phép kinh doanh, có khá nhiều việc buộc phải làm mà hầu hết các doanh nghiệp mới đều thiết sót, dẫn đến xử phạt không nên có. Vì vậy doanh nghiệp sau khi đăng kí kinh doanh cần:
|
Điều kiện thanh toán và xử lí cổ phần mua lại
05:07 | 21/06/2022
Mua lại cổ phần theo yêu cầu
cổ đông và theo quyết định của công ty là hình thức giảm vốn điều lệ của công
ty cổ phần. Do vậy, để có thể thanh toán các cổ phần được mua lại, công ty cần
đáp ứng điều kiện mà pháp luật đã quy định cụ thể.
|
Cách đặt tên doanh nghiệp cho đúng và phù hợp
12:43 | 15/06/2022
Tên doanh nghiệp là một trong những thành phần bắt
buộc phải có trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đặt
tên công ty hiện nay là bước mất khá nhiều công sức trong các bước thành lập
doanh nghiệp.
|
Thủ tục tăng giảm vốn điều lệ của công ty
11:25 | 17/06/2022
Tăng và giảm vốn điều lệ của công ty có ý nghĩa quan
trọng trong việc duy trì và xây dựng công ty. Ngoài ra, khi tăng hoặc giảm vốn
điều lệ còn ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh và đầu tư trong tương lai.
|
Khi muốn thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì ?
12:29 | 14/06/2022
Sau khi có
những tính toán, chuẩn bị kĩ lưỡng trong việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh, vốn,
trụ sở… thì việc thành lập doanh nghiệp chính là quyết định cuối cùng của người
kinh doanh. Tuy nhiên trước khi thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì
thì rất nhiều chủ đầu tư, người kinh...
|
Giấy phép thiết lập mạng xã hội
10:46 | 14/04/2022
Giấy phép mạng xã hội (Social network) hay còn gọi là Giấy phép thiết lập mạng xã hội là văn bản pháp lý do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho doanh nghiệp, tổ chức sở hữu trang mạng xã hội để trang mạng xã hội hoạt động một cách hợp pháp.
|