Uỷ quyền là một trong những nghệ thuật mà một nhà lãnh đạo phải nắm vững. Không uỷ quyền thì nhà lãnh đạo có nguy cơ ngập lụt trong những công việc lẽ ra họ không phải làm.
Nhưng nếu uỷ quyền không tốt sẽ khiến Người ủy quyền tốn nhiều nguồn lực, nhưng không đạt được kết quả mong muốn. Vì vậy, uỷ quyền cần phải được xem là một trong những kỹ năng được ưu tiên hàng đầu trong công tác lãnh đạo doanh nghiệp.
Uỷ quyền là hoàn thành công việc thông qua nỗ lực của người khác. Điều này thể hiện niềm tin của người ủy quyền vào người khác, vào công việc mà nếu không, chính người ủy quyền là người phải làm.
Ủy quyền như thế nào, ủy quyền ra sao và hiệu lực của Ủy quyền là những vấn đề cũng không hề đơn giản. Hiện nay, Uỷ quyền thông thường có hai dạng cơ bản là Giấy ủy quyền (Thư ủy quyền, Quyết định ủy quyền…) và Hợp đồng ủy quyền.
Theo khoản 2 điều 48 Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2000 quy định: “Việc ủy quyền không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì không phải lập thành hợp đồng ủy quyền mà có thể được lập thành giấy ủy quyền và chỉ cần người ủy quyền ký vào giấy ủy quyền”. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng Giấy ủy quyền là một dạng ủy quyền bằng văn bản mà chỉ cần người ủy quyền ký vào giấy ủy quyền có xác nhận của UBND xã phường hoặc Phòng công chứng là có thể sử dụng trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, Sự ràng buộc và tính chặt chẽ của Ủy quyền thông qua Hợp đồng ủy quyền hơn hẳn Giấy ủy quyền. Theo khoản 1 điều 48 Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2000 quy định: “Việc ủy quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được uỷ quyền hoặc để chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản phải được lập thành hợp đồng”. Theo điều 581 BLDS 2005 cũng quy định: “ Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên Ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định”. Như vậy, hình thức Hợp đồng ủy quyền có sự khác biệt cơ bản so với Giấy ủy quyền là có sự thỏa thuận của hai bên nên cần cả hai bên ủy quyền và bên được ủy quyền cùng ký dưới sự xác nhận của UBND xã phường hoặc Phòng công chứng.
Thực tế áp dụng ủy quyền hiện nay tại các doanh nghiệp thường không thông qua xác nhận của UBND xã phường hoặc Phòng công chứng. Chính vì thế các Văn bản ủy quyền này dễ xuất hiện các lỗi về hình thức như pháp nhân ủy quyền cho pháp nhân, pháp nhân ủy quyền cho cá nhân, cá nhân ủy quyền cho pháp nhân, cá nhân ủy quyền cho cá nhân.
Pháp nhân ủy quyền cho pháp nhân, cá nhân thì khi pháp nhân thay đổi người đại diện cũng không ảnh hưởng đến thời hạn và nội dung ủy quyền. Bên được ủy quyền chỉ được ủy quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên ủy quyền đồng ý hoặc pháp luật quy định và hình thức hợp đồng ủy quyền lại cũng phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu đồng thời không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu (điều 583 BLDS 2005).
Cá nhân ủy quyền cho pháp nhân, cá nhân thì khi cá nhân ủy quyền chết cũng đồng nghĩa với công việc ủy quyền hết giá trị.
Biên soạn Văn bản ủy quyền đúng hình thức và thể hiện đúng ý chí của bên ủy quyền, bên được ủy quyền là một vấn đề không đơn giản. Nếu người biên soạn không chú ý ngay từ bước đầu biên soạn sẽ khiến cho hiệu lực ủy quyền, nội dung ủy quyền, thời hạn ủy quyền và thực hiện ủy quyền gặp rất nhiều khó khăn cho các bên.

Công ty Luật TNHH Hồng Thái và đồng nghiệp xin hân hạnh được mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tư vấn tốt nhất về các lĩnh vực như:
+ Tư vấn pháp luật dân sự, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch dân sự; + Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch và nghĩa vụ dân sự như: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh…;
+ Tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng mua bán, tặng, cho, vay mượn tài sản;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng thuê, thuê khoán tài sản và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng gia công, hợp đồng bảo hiểm và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền và các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ủy quyền.
+ Tư vấn, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến thừa kế như: tư vấn, hỗ trợ pháp lý về thừa kế cho người để lại thừa kế, người thừa kế; soạn thảo di chúc và các văn bản khác; tư vấn, hỗ trợ pháp lý các vấn đề thừa kế khác có liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý liên quan đến các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Xin vui lòng liên hệ: 19006248 để công ty chúng tôi có thể tư vấn cho quý khách.
Trân trọng!.
(M.Ng)
Thủ tục và hậu quả hợp nhất doanh nghiệp
06:11 | 15/08/2022
Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Kể từ khi trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), tham gia và ký kết hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do với nhiều quốc gia, khu vực như: Nhật Bản, ASEAN, EU… đã thu hút ngày càng nhiều vốn đầu...
|
Thủ tục và hậu quả sáp nhập doanh nghiệp
06:00 | 15/08/2022
Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế
giới. Kể từ khi trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO),
tham gia và ký kết hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do với nhiều quốc gia,
khu vực như: Nhật Bản, ASEAN, EU… đã thu hút ngày càng nhiều vốn...
|
GIÁM ĐỐC MỘT CÔNG TY CÓ ĐƯỢC THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH KHÔNG?
04:33 | 15/08/2022
Tôi đang là giám đốc của
một công ty. Nay tôi muốn mở một cửa hàng buôn bán dưới hình thức hộ kinh doanh
(không liên quan đến công ty hiện tại), vậy tôi có thể đứng tên đăng ký làm hộ
kinh doanh không? Nếu được thì thủ tục đăng ký như thế nào?
|
Khi không hoạt động hộ kinh doanh cần thông báo gì? Nếu không thông báo có bị phạt không?
02:57 | 10/08/2022
Hiện nay, rất nhiều hộ kinh doanh đang ngừng hoạt động do kinh doanh có hiệu quả kém. Và nhiều hộ kinh doanh không biết tới việc mình phải làm gì nếu ngừng hoạt động. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những điều cần làm nếu chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh và mức phạt nếu các hộ kinh doanh không thực...
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
04:22 | 14/07/2022
An ninh, trật tự là cách viết gọn của cụm từ an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
về an ninh, trật tự là những ngành, nghề trong quá trình hoạt động đầu tư kinh
doanh có yếu tố phức tạp liên quan đến an ninh, trật tự dễ bị lợi dụng để hoạt
động...
|
Một người có thể làm giám đốc nhiều công ty không?
10:29 | 29/06/2022
Hiện nay, số lượng
doanh nghiệp mới thành lập ngày càng nhiều. Trong một doanh nghiệp luôn phải có
giám đốc là người quản lý chung hoạt động chung.
|
Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức
03:42 | 28/06/2022
Khi chủ sở hữu, tổ chức góp vốn
vào doanh nghiệp thì cần có người đại diện theo ủy quyền là cá nhân để thay mặt
chủ sở hữu, tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thành viên theo quy định
của luật doanh nghiệp
|
Thủ tục giải thể doanh nghiệp/công ty
11:33 | 28/06/2022
Sau khi thành lập và hoạt động
doanh nghiệp không kinh doanh hiệu quả, hoặc không tìm được hướng phát triển
như đã đề ra, nhiều doanh nghiệp không còn khả năng tiếp tục kinh doanh hoặc
không có nhu cầu tiếp tục kinh doanh bên cạnh lựa chọn giải pháp thủ tục tạm ngừng
kinh doanh có thời hạn...
|
Thành lập doanh nghiệp qua mạng điện tử
10:15 | 23/06/2022
Với nhu cầu ngày càng phát
triển của Công nghệ thông tin cũng như việc áp dụng đơn giản hóa thủ tục hành
chính. Sở kế hoạch đầu tư đã áp dụng việc đăng ký thành lập, thay đổi thông tin
doanh nghiệp trên hệ thống online của sở tại địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn
|
Doanh nghiệp cần làm gì sau khi thành lập?
10:50 | 28/05/2022
Sau khi thành lập công ty hoặc nhận giấy phép kinh doanh, có khá nhiều việc buộc phải làm mà hầu hết các doanh nghiệp mới đều thiết sót, dẫn đến xử phạt không nên có. Vì vậy doanh nghiệp sau khi đăng kí kinh doanh cần:
|