Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 không có giải thích thuật ngữ “con ngoài giá thú”, nhưng theo cách hiểu thông thường thì con ngoài giá thú là con do cha mẹ không phải là vợ chồng hợp pháp trước pháp luật hoặc do cha mẹ ăn ở, chung sống như vợ chồng nhưng chưa đăng kí kết hôn.
Như vậy, trường hợp sinh con ngoài giá thú có thể do người mẹ không có chồng mà sinh con; người mẹ có chồng nhưng ngoại tình và sinh con với người khác; hai bên nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng, trong thời gian sống chung, giữa hai người có con cùng nhưng cha mẹ không có đăng ký kết hôn( kể cả trường hợp hai vợ chồng đã ly hôn, phán quyết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, sau đó họ lại tái hợp cùng chung sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn lại theo thủ tục luật định); người mẹ có thai với người yêu và bị người yêu bỏ, không kết hôn nữa, sau đó sinh con; người phụ nữ bị hiếp dâm, cưỡng dâm sau đó sinh con… Những trường hợp này thường dẫn đến việc xin xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú.
Hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam ngay từ những văn bản pháp luật đầu tiên đã ghi nhận “Người con hoang vô thừa nhận được phép thưa trước Tòa án để truy nhận cha hoặc mẹ của mình” (Điều 9 Sắc lệnh 97/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nước về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật). Điều 31 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định “ con ngoài giá thú có quyền xin nhận cha, mẹ kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết”.
Điều 65 Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định quyền xin nhận cha, mẹ của con: “con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trường hợp cha, mẹ đã chết. Con thành niên xin nhận cha không đòi hỏi phải có sự đồng ý của mẹ; xin nhận mẹ, không đòi hỏi phải có sự đồng ý của cha”.
Vấn đề xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú thực tế rất phức tạp khi có yêu cầu. Vì giữa cha, mẹ của người con không có hôn nhân hợp pháp thì không thể suy đoán theo nguyên tắc được quy định tại khoản 1 điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Trường hợp người mẹ sinh con ngoài giá thú mà người đàn ông đã có quan hệ sinh lý hoặc chung sống với người mẹ đó không nhận con, khi có yêu cầu (theo quy định tại các điều 89,90,91,92 luật 2014) thì Tòa án nhân daan phải căn cứ vào những chứng cứ là người mẹ sau khi sinh con ngoài giá thú. Bên cạnh đó còn có thể nảy sinh trường hợp người mẹ sau khi sinh con ngoài giá thú, vì lý do nào đó đã bỏ con, người khác đã nhận nuôi đứa trẻ đó, sau này người mẹ sinh con ngoài giá thú mới xin nhận lại con thì có nghĩa vụ phải chính mình đã sinh ra đứa trẻ đó; cũng có thể có trường hợp người con ngoài giá thú đã thành niên có yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ của mình hoặc theo luật định một người có quyền yêu cầu Tòa án xác định một người đã chết là cha, mẹ, con của mình.
Tuy nhiên, pháp luật hôn nhân và gia đình mới chỉ dự liệu cơ sở pháp lý để xác định cha,mẹ cho con trong gia thú (trên cơ sở quy định “thời kỳ hôn nhân”) mà vẫn chưa dự liệu cơ sở pháp lý để xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú. Hiện nay, trên cơ sở tham khảo thông tư số 15 ngày 27/9/1974 của TANDTC nay đã hết hiệu lực thi hành, Tòa án phải dựa vào chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra tập trung vào các vấn đề “ xác nhận cha cho con”
*Chứng cứ
Dựa trên sự kiện thực tế và cơ sở khoa học để xác định quan hệ cha, mẹ, con:
Sự kiện thực tế:
- Người chồng đi công tác xa, bị giam cầm…trong thời gian đó người vợ có thể thụ thai.
- Người vợ thừa nhận đã có thai với người khác.
- Người chồng bị ốm, tai nạn…không có quan hệ sinh lý với người vợ trong khoảng thời gian có thể có thai…
*Cơ sở khoa học:
- Kết quả giám định y tế về tình trạng bị vô sinh…
- Kết quả giám định của cơ quan y tế về việc người vợ có thai trong thời kì chồng xa nhà.
- Kết quả giám định gien.
*Các trường hợp xác định quan hệ cha,mẹ,con ngoài giá thú:
+Xác định quan hệ cha con: chứng minh 1 số sự kiện cụ thể sau
- Trong thời gian có thể thụ thai đứa trẻ, người đàn ông và người mẹ đã công nhiên chung sống như vợ chồng.
- Hai người đã yêu thương nhau, hứa hẹn kết hôn với nhau và trong thời gian có thể thụ thai đứa trẻ đã ăn nằm với nhau như vợ chồng rồi sau khi có con không kết hôn nữa.
- Có thư từ chứng minh người đàn ông đó là cha của đứa trẻ.
- Người mẹ này bị hiếp dâm, cưỡng dâm trong thời gian có thể thụ thai đứa trẻ.
- Người đàn ông đã chăm nom, săn sóc đứa trẻ như con của mình.
- Kết quả giám định gien.
+Xác định quan hệ mẹ con: chứng minh 1 số sự kiện cụ thể sau
- Người phụ nữ đã sinh ra đứa trẻ có: giấy chứng sinh, sổ y bạ, quần áo.
- Sự thừa nhận của cơ quan y tế về việc sinh con của người phụ nữ đó.
- Kết quả giám định gien.
Công ty Luật TNHH Hồng Thái và đồng nghiệp xin hân hạnh được mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tư vấn tốt nhất về các lĩnh vực như:
+ Tư vấn pháp luật dân sự, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch dân sự; + Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch và nghĩa vụ dân sự như: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh…;
+ Tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng mua bán, tặng, cho, vay mượn tài sản;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng thuê, thuê khoán tài sản và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng gia công, hợp đồng bảo hiểm và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền và các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ủy quyền.
+ Tư vấn, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến thừa kế như: tư vấn, hỗ trợ pháp lý về thừa kế cho người để lại thừa kế, người thừa kế; soạn thảo di chúc và các văn bản khác; tư vấn, hỗ trợ pháp lý các vấn đề thừa kế khác có liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý liên quan đến các quan hệ dân sự có yêu tố nước ngoài.
Xin vui lòng liên hệ: 097 693 3335 để công ty chúng tôi có thể tư vấn cho quý khách.
Trân trọng!
*M.Ng*