Hotline: 0962.893.900
CÔNG TY LUẬT TNHH HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP (HILAP LAWFIRM)
DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP – TẬN TÂM * CHUYÊN NGHIỆP * UY TÍN
HOTLINE: 0962.893.900 - 0912.762.891

Những điểm mới của Luật hợp tác xã năm 2012

(Số lần đọc 109)
  Luật hợp tác xã 2012 gồm 9 chương 64 Điều (giảm 1 chương và tăng 12 Điều so với Luật hợp tác xã 2003) đồng thời thể hiện được những điểm tiến bộ, bứt phá so với Luật hợp tác xã 2003 để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động tốt
 17553877_734425030061666_2395032608564530432_n.jpg
   1. Quy định rõ hơn về bản chất hợp tác xã  
 Điểm khác biệt quan trong nhất của Luật hợp tác xã 2012 là đã thể hiện rõ nét bản chất đích thực của hợp tác xã so với các tổ chức từ thiện, loại hình tổ chức kinh tế khác đặc biệt là tổ chức doanh nghiệp
 1.1. Về định nghĩa hợp tác xã
 Định nghĩa hợp tác xã thể hiện điểm khác biệt : theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã 2012 “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hỗ trợ tương tác lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cở sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”.
  Khái niệm của Luật hợp tác xã mới khẳng định hợp tác xã là tổ chức kinh tế do các thành viên tự nguyện thành lập ra nhằm tối đa hóa lợi ích của các thành viên. Lợi ích đó vừa là lợi ích kinh tế, vừa là lợi ích xã hội, lợi ích của các thành viên còn doanh nghiệp hoạt động theo nguyên tắc đối vốn với mục têu tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp và cho vốn góp của chủ sở hữu
  Hơn nữa, Luật hợp tác xã 2012 giúp ta hiểu một cách rõ ràng thế nào là liên hiệp hợp tác xã. Liên hiệp hợp tác xã với bản chất như một “hợp tác xã”: “Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt dộng sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã” Đưa ra quy định này đáp ứng yêu cầu thực tế khi trong thực tế xuất hiện các hợp tác xã liên kết tạo ra một quy mô lớn, tạo sự nhất quán giữa thực tiễn và lý luận.
  Như vậy, khái niệm hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong Luật mới được bổ sung, quy định cụ thể , rõ ràng hơn, nhận thức được đúng đắn về bản chất hợp tác xã, phù hợp với khái niệm đã được tổ chức lao động quốc tế và liên minh hợp tác xã quốc tế khuyến cáo
   1.2.Về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã
Luật hợp tác xã 2012 bổ sung thêm mới 3 nguyên tắc quan trọng nhằm thu hút thành viên tự nguyện tham gia hợp tác xã tại khoản 2 và khoản 5 Điều 7:
  Riêng việc kết nạp thành viên được quy định thành 01 khoản trong điều Luật nhưng không phải là nội dung mới (Luật hợp tác xã quy định không giới hạn đối tượng, nơi cư trú,... song Luật mới quy định cụ thể, rõ ràng hơn  so với trước Khoản 2 Điều 7 Luật hợp tác xã 2012 quy định “Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên và hợp tác xã thành viên” cơ chế mở, không có bất cứ hạn chế nào cho các thành viên, cho người không phải thành viên nhưng có nhu cầu hợp tác tham gia hợp tác xã. Việc kết nạp rộng rãi thành viên đối với hợp tác xã thể hiện bản chất của hợp tác xã phục vụ cộng đồng nhằm thu hút đông đảo các thànhnh viên, hợp tác xã thành viên tham gia. Việc phát triển thành viên hợp tác xã cũng là tăng cường nguồn lực, tăng thị trường cho hợp tác xã tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển và hội nhập
  So với Luật hợp tác xã 2003, bổ sung nguyên tắc về cam kết kinh tế (khoản 5 Điều 7 Luật hợp tác xã 2012) làm tăng thêm tính đối nhân của hợp tác xã. Quy định thể hiện trách nhiệm, sự ràng buộc về kinh tế của thành viên hợp tác xã, cụ thể hơn là về việc giao dịch kinh tế hay nói cách khác thành viên phải cam kết sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bằng hợp đồng. Điều đó có nghĩa, thành viên đó phải có thỏa thuận về phân phối thu nhập sau khi thực hiện hợp đồng. Về phân phối lợi nhuận quy định rõ hơn là phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc công sức lao động đóng góp của thành viên.
  Bổ sung nguyên tắc mới tại khoản 6 Điều 7 về trách nhiệm hợp tác xã phải quan tâm, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và thông tin đối với thành viên và lao động đã góp phần nâng cao năng lực, trình độ, hiểu biết của các thành viên hợp tác xã. Thành viên hợp tác xã thường là những con người có vị thế yếu trên thị trường, số lượng đông đảo, chủ yếu là nông dân do đó trình độ chưa cao, hiểu biết về thị trường còn ít, năng lực quản lý kém vì vậy cần thường xuyên được đào tạo giúp thành viên hợp tác xã thích nghi với nền kinh tế thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh. Nguyên tắc trên hết sức đúng đắn nhất hoàn thiện nhân tố tiên quyết là con người.
  Như vậy, nguyên tắc tổ chức và hoạt động tại Điều 7 Luật hợp tác xã 2012 thể hiện cụ thể, rõ nét đặc trưng trong quản lý hợp tác xã là “cơ chế đối nhân”, không phải là nguyên tắc đối vốn (nguyên tắc hoạt động chủ yếu) trong các loại hình doanh nghiêp để thấy rõ được sự khác biệt giữa hợp tác xã và doanh nghiệp,đề cao tính chất “mở” và “hợp tác” của hợp tác xã đồng thời phản ánh đầy đủ những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của liên minh hợp tác xã quốc tế phổ biến và của các nước thế giới thế. Hơn nữa, những nguyên tắc này có hiệu lực cao trong thực tế
   1.3 Về điều lệ hợp tác xã
   So với Luật hợp tác xã 2003, Luật mới quy định thêm 3 nội dung mới tại: khoản 5, khoản 12, khoản 3 Điều 21.Trong đó khoản 5, khoản 12 của Điều luật này được quy định về mức độ, giá trị, thời gian sử dụng sản phẩm, dịch vụ và nội dung hợp đồng giữa hợp tác xã với thành viên nhằm thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm, ràng buộc về kinh tế của thành viên đối với sự tồn tại và phát triển của hợp tác xã. Tại khoản 13 Điều này quy định “ Tỷ lệ cung ứng”
  1.4 Vốn góp tối đa của thành viên
  Việc quy định mức vố góp tối đa theo Luật hợp tác xã 2012 về cơ bản phù hợp với mô hình hợp tác xã, với thông lệ quốc tế. Khoản 1, khoản 2 Điều 17 quy định mức vốn góp tối đa của các thành viên là 20% vốn điều lệ, của thành viên liên hiệp hợp tác xã không quá 30% vốn điều lệ (thay cho mức vốn góp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đèu là 30% như quy định của Luật hợp tác xã 2003).
  Quy định mức vốn góp tối đa như Luật hợp tác xã 2003 là khá cao dẫn đến nguy cơ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là doanh nghiệp, chủ yếu dựa vào vốn góp, hưởng lợi nhuận theo vốn góp đồng thời chia lợi nhuận hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã có được như vậy sẽ không mang tính đối nhân, không có sự bình đẳng giữa vị thế của các thành viên vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động. Trong khi đó, vốn góp là vấn đề quan trọng, chủ yếu xác nhận tư cách thành viên không phải như các doanh nghiệp không hạn chế vốn góp tối đa.
 Luật mới quy định phù hợp hơn bởi nó không chỉ đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, đáp ứng điều kiện của nhiều đối tượng muốn tham gia (đối tượng thành viên tham gia chủ yếu là những người có vị thế yếu trên thị trường, số lượng đông đảo). Hơn thế nữa, Điều luật này được quy định cũng một phần học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới: liên minh hợp tác xã khuyến cáo Luật hợp tác xã các nước không cho phép thành viên góp vốn vượt quá 20% vốn điều lệ hợp tác xã.
 Việc quy định mức vốn góp tối đa là 20% khẳng định bản chất của hợp tác xã, đảm bảo sự dân chủ, bình đằng, khoảng cách chênh lệch , khoảng cách chênh lệch không quá nhiều góp phần trong việc bình đẳng về số phiêu biểu quyết; đảm bảo việc rút vốn của các thành viên không ảnh hưởng đến sự tồn tại của hợp tác xã; việc chia lợi nhuận sẽ ở mức tương đối và thể hiện tính xã hội: nhiều người được tham gia hợp tác xã
1.5 Phân phối thu nhập: 
  Khoản 3 Điều 46 Luật hợp tác xã 2012 quy định :“a) Chủ yếu chia theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên, theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm; b) Phần còn lại được chia theo vốn góp”.
Điểm b khoản 1 Điều 37 Luật hợp tác xã 2003 quy định: “...chia lãi cho xã viên theo vốn góp, công sức đóng góp của xã viên và phần còn lại chia cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã”
  Đưa “ vốn góp” là cơ sở trước nhất để phân phối lợi nhuận đã đề cao tính đối vốn như trong doanh nghiệp. Vì vậy, quy định mới về phân phối thu nhập của hợp tác xã phù hợp hơn với bản chất của hợp tác xã. Thành viên hợp tác xã hưởng lợi nhuận thông qua cơ sở quan trọng nhất theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ, đóng góp công sức, sau đó mới chia theo tỷ lệ vốn góp vào hợp tác xã (khác với doanh nghiệp chỉ phân phối lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp) .Việc hưởng lợi nhuận này dựa trên nguyên tắc công bằng.
  Khoản 3 Điều 46 Luật hợp tác xã 2012 quy định chi tiết việc phân phối lợi nhuận, phù hợp với bản chất của hợp tác xã. Thành viên hơp tác xã hưởng lợi ích trực tiếp từ chính sức lao động của mình.
 1.6 Tài sản không chia:
  Luật hợp tác xã 2012 liệt kê cụ thể hơn về tài sản không chia tại khoản 2 Điều 48: “2. Tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm:
a)     Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất
b)     Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của nhà nước; khoản trao tặng,cho theo thỏa thuận là tài sản không chia;
c)     Phần trích từ quỹ đầu tư phát triển hằng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia;
d)     Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.”
Tài sản không chia là đặc trưng mang bản chất của tổ chức hợp tác xã. Tài sản này chỉ có ở hợp tác xã mà không có ở bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào. Luật hợp tác xã 2003 chỉ quy định vốn và tài sản chung của hợp tác xã được hình thành từ các nguồn vốn và công sức của xã viên, quà biếu tặng của các cá nhân trong và ngoài nước, khi giải thể đại hội xã viên quyết định mà chưa quy định rõ tài sản không chia tạo nên sự chưa chặt chẽ. Tài sản không chia hình thành không phải từ vốn góp của các thành viên mà từ các khoản hỗ trợ, tặng, cho và các tài sản khác của hợp tác xã được đưa vào tài sản không chia nhằm hỗ trợ hoạt động của hợp tác xã, phát triển bền vững để phục vụ lợi ích cho chính các thành viên hợp tác xã. Tài sản này sẽ không được chia khi chấm dứt tư cách thành viên, khi hợp tác xã chấm dứt hoạt động hoặc khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sau khi bị chia tách, sát nhập, hợp nhất. Chính vì vậy, việc quy định tài sản không chia là hợp lý để tránh tình trạng lợi dụng việc tổ chức lại hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chuyể tài sản này thành tài sản chia., ngăn ngừa hành vi mua bán, chuyển nhượng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và khẳng định được bản chất của hợp tác xã.
 1.7 Đối tượng tham gia hợp tác xã: 
Khoản 1 Điều 13 Luật hợp tác xã 2012 quy định: “a) Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện theo pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam”. Có thể thấy, đối tượng tham gia hợp tác không chỉ là hộ gia đình, pháp nhân, cá nhân là công dân Việt Nam mà còn có cá nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam với điều kiện từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Như vậy, Luật hợp tác xã 2012 mở rộng thêm đối tượng tham gia thành viên thực sự hợp lý. Hiện nay, người nước ngoài làm ăn và sinh sống ở Việt Nam nhiểu và có nhu cầu tham gia vào hợp tác xã. Quy định này vừa đảm bảo lợi ích cho chính bản thân hợp tác xã có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học, kĩ thuật, nguồn vốn, vừa đảm bảo quy định chế độ pháp lý nhà nước dành cho người nước ngoài.Hơn thế nữa tạo sự đồng thuận cho nguyên tắc kết nạp rộng rãi thành viên. Đây chính là yêu cầu tất yếu của nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Đồng thời cơ chế hộ gia đình tham gia vào hợp tác xã cụ thể hơn
  Như vậy, những đổi mới  của Luật hợp tác xã 2012 từ khái niệm cho đến đối tượng tham gia hợp tác xã nhìn chung phù hợp, rõ ràng đã khắc phục được những hạn chế của Luật hợp tác xã 2003 khi khẳng định được bản chất của hợp tác xã, để hợp tác xã thực sự hoạt động tách biệt tránh sự hiểu lầm với các loại hình doanh nghiệp khác
  2. Thay đổi tên gọi “xã viên” thành “thành viên hợp tác xã”
   Thay đổi cách gọi tên “xã viên” thành “thành viên hợp tác xã” là một điểm mới trong Luật hợp tác xã 2012. Hiện nay, mô hình hợp tác xã tồn tại ở nhiều ngành nghề kinh doanh như: giao thông vận tải, tín dụng,... không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp do đó đối tượng tham gia không chỉ là cá nhân mang tính làng xã hay nói cách khác là trong một phạm vi nhỏ hẹp mà đã mở rộng hơn rất nhiều phù hợp với xu thế thời đại nên gọi là “thành viên hợp tác xã” thể hiện một tinh thần hợp tác chung. Từ đó thống nhất cách gọi tên của tất cả những người tham gia vào hợp tác xã. Việc thay đổi này vẫn giữ nguyên bản chất của hợp tác xã bởi lẽ, bản chất của hợp tác xã thể hiện ở mục đích hoạt động, cơ chế quả lý, nguyên tắc phân phối lợi nhuận, tài sản không chia,... không phải chỉ thông qua cách gọi tên. Thay đổi cách gọi tên như vậy phù hợp với mô hình hợp tác xã kiểu mới.
    3.        Quy định đầy đủ hơn về quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã và thành viên hợp tác xã
    3.1.          Về quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
    Luật hiện hành quy định chi tiết, cụ thể hơn về quyền được thành lập doanh nghiệp, gó vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác “ Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã” (khoản 8 Điều 8). Luật cũ chưa khẳng định mục đích thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần rất “Hợp tác xã được thành lập doanh nghiệp trực thuộc theo quy định của pháp luật” (khoản 2 Điều 16) không đảm bảo hợp tác xã không hoạt động đúng với bản chất của nó dễ dẫn đến việc thành lập doanh nghiệp với mục đích tư lợi. Nhưng Luật hợp tác xã 2012 thay vào đó đã quy định chi tiết, cụ thể về quyền đó với mục đích xác định “hỗ trợ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã” cùng với đó, quyền này chỉ được thực hiện với các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động mạnh, hiệu quả tránh sự thành lập tràn lan, không hiệu quả. Điều này được đánh giá cao và phù hợp với thực tế đảm bảo cho hợp tác xã hoạt động tốt, phát triển vững mạnh, cạnh tranh bình đẳng với các loại hình kinh tế khác trong cơ chế thị trường.
     Giới hạn sản phẩm, dịch vụ được cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, việc làm “phải đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ đối với thành viên, hợp tác xã thành viên” (Khỏan 4 Điều 8 Luật hợp tác xã 2012). Quy định xuất phát từ 2 lý do chính: thứ nhất, phù hợp bản chất kinh tế của hợp tác xã hay mục đích và lý do ra đời của hợp tác xã vì lợi ích, nhu cầu, nguyện vọng chung của các thành viên, trợ giúp, phục vụ cho các thành viên hợp tác xã như chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Hạt nhân, trung tâm của hợp tác xã là xã viên; xã viên là chủ đích thực của hợp tác xã, là mục tiêu mà hợp tác xã phải phục vụ; hợp tấc xã là phương tiện để phục vụ xã viên, phải đảm bảo đem lại lợi ích cho xã viên” (Đường Kách mệnh, 1927); thứ hai, do sự thay đổi mô hình,không phải là tổ chức tự cung, tự cấp, đảm bảo mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Vì vậy, sự bổ sung này là hợp lý.
  Nhằm đảm bảo sự bình đẳng, dân chủ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường và tạo niềm tin, sự yên tâm cho các đối tượng tham gia hợp tác xã, Luật hiện hành đưa ra quy định tại Điều 5 khẳng định sự bảo đảm của nhà nước: bảo đảm môi trường sản xuất, bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm,...
    Nghĩa vụ của hợp tác xã: “Thực hiện hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã với thành viên, liên hiệp hợp tác xã với hợp tác xã thành viên” (khoản 4 Điều 9). Có thể hiểu giữa hợp tác xã kí kết một hợp đồng dịch vụ, có những điều khoản cụ thể vì vậy, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thực hiện đúng và đầy đủ những nghĩa vụ trong hợp đồng để đảm bảo quyền cho các thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên. Thông qua hợp đồng dich vụ hình thành sự ràng buộc trách nhiệm, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa hai bên. Quy định mới trên là điểm mới quan trọng nhất thể chế hóa nguyên tắc cam kết kinh tế, ràng buộc việc thực hiện nghĩa vụ,  hoạt động theo đúng bản chất của nó
    3.2.          Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên
     Luật hợp tác xã 2012 bổ sung các quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên có sự bình đẳng: Thành viên, hợp tác xã thành viên “ được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ” (khoản 1 Điều 14), ngược lại phải “sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo hợp đồng dịch vụ” (khoản 1 Điều 15). Trước kia, Luật hợp tác xã 2003 không quy định quyền và nghĩa vụ giữa việc sử dụng và cung ứng sản phẩm của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dẫn đến những điểm hạn chế: thành viên, hợp tác xã thành viên trốn tránh nghĩa vụ là ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đó; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã do cung ứng sản phẩm, dịch vụ ra bên ngoài thị trường đem lại lợi nhuận cao hơn, vì vậy không ưu tiên cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên dẫn đến tình trạng thành viên, hợp tác xã thành viên thiếu, không có sản phẩm, dịch vụ. Quy định trên do đó đúng đắn và cần thiết góp phần đảm bảo và thể hiện hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động đúng nguyên tắc, đúng bản chất, đúng với lý do ra đời của nó
    3.3.          Chấm dứt tư cách thành viên
    Tư cách thành viên hợp tác xã bị chấm dứt không chỉ trong trường hợp thành viên chết, bị Tòa án tuyên bố mất tích,...giống như Luật hợp tác xã 2003 mà còn bổ sung mới thêm một trường hợp nữa tại điểm e khoản 1 Điều 16: thành viên, hợp tác xã thành viên “không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 03 năm”. Còn đối với hợp tác xã tạo việc làm, thành viên “không làm việc trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 02 năm” nhằm ràng buộc trách nhiệm ngoài việc góp vốn còn phải góp sức, đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh tránh tình trạng thành viên hợp tác xã vắng mặt trong hợp tác xã hoặc chuyển sang làm nghề khác mà không tham gia hoạt động dẫn đến việc quản lý số thành viên khó khăn và mang tính hình thức. Đây là quy định thực sự cần thiết thể hiện rõ bản chất của hợp tác xã, nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã, thuận lợi cho việc quản lý số lượng thành viên
   4.        Đơn giản hóa về thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh
    Thực hiện chủ trương về cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho thành lập và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, Luật hợp tác xã 2012 có những đổi mới phù hợp: bổ sung một số quy định về đăng ký thành lập hợp tác xã, điều kiện cấp và rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Sửa quy định thời hạn giải quyết thủ tục theo hướng rút gọn hơn: Luật hợp tác xã 2003 quy định thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hợp tác xã còn dài (15 ngày) nay Luật hợp tác xã 2012 quy định thời gian cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh chỉ còn “05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và đáp ứng đủ điều kiện tại Điều 24 Luật hợp tác xã (khoản 4 Điều 23). Việc quy định như vậy tránh rườm rà, ảnh hưởng đến hoạt động của hợp tác xã
  Thay đổi cơ quan có thẩm quyền và điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã. Luật hợp tác xã 2012 quy định mới điều kiện đăng ký kinh doanh: phải có “trụ sở chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này”, liên hiệp hợp tác xã đăng ký tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở Kế hoạch đầu tư , hợp tác xã đăng ký tại Phòng tài chính-kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hợp tác xã dự định thành lập đặt trụ sở chính. Cụ thể hơn hẳn so với quy định của Luật hợp tác xã 2003 quy định chung chung hợp tác xã đăng ký kinh doanh tại “cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tình hoặc cấp huyện nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính tùy theo điều kiện cụ thể”. Việc đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trở nên đơn giản, dễ dàng thực hiện
   Luật hợp tác xã 2012 sửa đổi thủ tục giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo hình thức tự nguyện mang tính chủ động, giảm sự can thiệp của nhà nước vào các quy định của hợp tác xã và rất cần thiết. Khoản 1 Điều 54 quy định chỉ cần gửi thông báo về việc giải thể tới cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký trong vòng 60 ngày kể từ ngày Đại hội viên ra nghị quyết giải thể tự nguyện. Khác hẳn với trước kia, Luật hợp tác xã 2003 phải gửi đơn xin giải thể cùng Nghị quyết Đại hội xã viên đến cơ quan đăng kí kinh doanh cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để xin sự phê chuẩn chấp thuận hoặc không chấp thuận cho giải thể.
5.        Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
    Bộ máy quản lý nội bộ hợp tác xã được thay đổi theo hướng phù hợp với các mô hình kinh doanh hiện nay về tên gọi, chức năng, cơ chế hoạt động.
    Bổ sung cơ cấu tổ chức quản lý hợp tác xã: Nếu như Luật hợp tác xã 2012 chỉ quy định duy nhất một mô hình quản trị thì đối với Luật hợp tác xã 2003 có sự phân biệt tùy theo trường hợp giữa quản trị và điều hành. Hơn nữa, Luật hiện hành quy định rõ cơ cấu tổ chức của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gồm “đại hội thành viên; hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên” (Điều 29). Xuất phát từ việc học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới đều quy định các cơ quan quản lý hợp tác xã: Đại hội xã viên, ban quản trị, ban kiểm soát. Như vậy, cơ cấu tổ chức của hợp tác xã được phân định rạch ròi thành hai bộ máy: Hội đồng quản trị và giám đốc. Trong đó Hội đồng quản trị lãnh đạo khía cạnh hiệp hội của hợp tác xã tinh thần dân chủ, biểu quyết theo đa số. Tổng giám đốc hay giám đốc điều hành “doanh nghiệp” hợp tác xã theo chế độ trách nhiệm cá nhân.
     Thay đổi tên gọi của các cơ quan quản lý điều hành trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã: sử dụng khái niệm “Hội đồng quản trị” thay khái niệm “Ban quản trị”, “Chủ tịch hội đồng quản trị” thay cho “Trưởng ban quản trị”, “Giám đốc” thay khái niệm “Chủ nhiệm”, bổ sung khái niệm “Kiểm soát viên”. Có ý kiến cho rằng: “Cách quy định về quản trị hợp tác xã cho thấy sự mâu thuẫn của chính các nhà làm luật. Trong khi hợp tác xã 2012 cố gắng khẳng định hợp tác xã không phải là doanh nghiệp thì quy định cách gọi tên giống với như các cơ quan trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp”. Tuy nhiên bản chất của hợp tác xã được xác định không phải dựa trên cơ cấu tổ chức mà dựa vào lý do ra đời, mục đích hoạt động, tư cách pháp lý, quan hệ kinh tế, nguyên tắc phân phối, cơ chế quản lý. Đồng thời không thực sự ảnh hưởng gì đến sự thay đổi trong các quy định về quản trị hợp tác xã. Hơn nữa, cách gọi tên như vậy để hợp tác xã vững tin ngang tầm công ty
  Nếu Luật hợp tác xã 2003 chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý và chức năng điều hành của hợp tác xã “ Điều 27. Hợp tác xã thành lập một bộ máy vừa quản lý vừa điều hành” và “Điều 28. Hợp tác xã thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành” thì Luật hợp tác xã 2012 đã làm được rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chức danh quản lý của chủ sở hữu, điều hành hợp tác xã của hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, ban kiểm soát,... tại Điều 36, Điều 37, Điều 38, ban quản trị không còn tình trạng người đứng đầu ban chủ nhiệm , đại hội xã viên vừa là chủ nhiệm, vừa là Ban kiểm soát. Cụ thể Điều 37 quy định“ Điều 37: Quyền hạn và nhiệm vụ của chủ tịch hội đồng quản trị
1.     Là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
2.     Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của hội đồng quản trị và phân công nhiệm vụ cho các thành viên hội đồng quản trị....”.
  Việc tách bạch giữa hai chức năng này do các cơ quan khác nhau nắm giữ thực sự quan trọng giúp cho cơ chế quản lý minh bạch hơn, thể hiện rõ quyền của thành viên hợp tác xã, tránh cồng kềnh trong việc tổ chức quản lý hợp tác xã
  Bổ sung một số quy định về quyền của Đại hội thành viên: Đại hội thành viên có thêm thẩm quyền mới trong việc quyết định nội dung cơ bản có liên quan đến quyền “chuyển nhượng, thanh lý, xử lý tài sản cố định”, “chia tách, sát nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã”, “góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp,...” (khoản 6,12,13 Điều 30) thể hiện đúng nguyên tắc “tự chủ, tự chịu trách nhiệm”, hạn chế sự ảnh hưởng quyền lực của cơ quan nhà nước, thực hiện quyền quyết định cao nhất của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
   Những sửa đổi, bổ sung một số quy định như trên thực sự cần thiết để “tái cơ cấu” hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tạo ra mô hình hợp tác xã kiểu mới hoạt động hiệu quả trong cơ chế thị trường.
6.        Sửa đồi, bổ sung một số quy định về tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Khoản 1 Điều 44 Luật hợp tác xã 2012 quy định:  “Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ưu tiên huy động vốn từ thành viên, hợp tác xã thành viên để mở rộng đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh trên cơ sở thỏa thuận với thành viên, thành viên hợp tác xã”. Từ quy định này có thể hiểu, vốn huy động từ các thành viên như khoản vốn mang hợp tác xã vay chính các thành viên của mình với mục đích đầu tư, mở rộng sản xuất. Khoản vốn huy động từ các thành viên không được hiểu là vốn góp để xác lập tư cách thành viên hợp tác xã. Điều đó khác với tinh thần Luật hợp tác xã 2003 không làm rõ vốn góp xác lập tư cách thành viên với vốn huy động. Do đó, vốn huy động từ các thành viên sau thời gian góp vốn để bắt đầu tham gia hợp tác xã được xác định là vốn góp đầu tư. Trên tinh thần “tự chủ” vốn hoạt động của hợp tác xã chủ yếu từ vốn Điều lệ, bên cạnh đó còn vốn tích lũy, các quỹ của hợp tác xã và các khoản trợ cấp, hỗ trợ của nhà nước, các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước, được tặng cho và các nguồn thu hợp pháp khác
    Bổ sung Điều 42. xác định giá trị vốn góp: “1. Vốn góp là tiền đồng Việt Nam, các loại tài sản khác được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam bao gồm ngoại tệ, hiện vật, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các loại giấy tờ có giá tại thời điểm góp vốn... ”. Góp vốn vào hợp tác xã rất đa dạng nhưng tất cả đều được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam. Quy định rõ nhằm thống nhất giá trị vốn góp, giúp mọi cá nhân, tổ chức có tài sản đều có thể góp vốn
  Sửa đổi, bổ sung quy định về tài chính của hợp tác xã đã khắc phục những hạn chế của Luật hợp tác xã 2003
7.        Xác định rõ hơn về chính sách ưu đãi, hỗ trợ hợp tác xã
  Chính sách ưu đãi, hỗ trợ hợp tác xã được cơ cấu lại một cách cơ bản hơn để một mặt phù hợp với bản chất hợp tác xã bằng việc quy định rõ ràng chi tiết hơn, phân cấp các cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện và có chính sách riêng cho các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông lâm ngư diêm nghiệp tại Điều 6 Luật hợp tác xã 2012:
   Phân biệt rõ ràng chính sách ưu đãi và chính sách hỗ trợ đối với cả hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã thành 2 khoản cụ thể “1. Nhà nước có chính sách hỗ trợ sau đây đối với hợp tác xã” và “2. Nhà nước có chính sách ưu đãi sau đây đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã” còn Luật hợp tác xã 2003 chỉ quy định chung chung chính sách của nhà nước đối với riêng hợp tác xã. Việc quy định mới đã có thêm nhiều chính sách ưu đãi hơn về: thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế, ưu đãi về lệ phí đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã,... Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các chính sách sẽ rõ ràng hơn, không bị nhầm lẫn giữa việc áp dụng các chính sách hỗ trợ và chính sách ưu đãi với nhau.
   Luật hợp tác xã 2012 mở rộng hơn phạm vi ưu đãi, hỗ trợ đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp như: đầu tư phát triển cơ cấu hạ tầng, giao đất, cho thuê đất; ưu đãi tín dụng, vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai dịch bệnh; chế biến sản phẩm. Việc quy định như vậy cho thấy Nhà nước ta khuyến khích việc phát triển hoạt động hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong lĩnh vực này. Thành viên hợp tác xã nói chung và trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chủ yếu là nông, những người hạn chế về vốn, công nghệ, thị trường,... nên nội lực hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã yếu hơn nữa, nông lâm, ngư, diêm nghiệp là một trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng của nước ta khi đang là một nước nông công nghiệp. Do đó cần có những chính sách ưu tiên cao nhất. Việc quy định như vậy rất phù hợp bởi không những khuyến khích việc nhiều đối tượng tham gia, giúp các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có khả năng bứt lên và phát triển . Tuy nhiên, liệu chăng cần bổ sung cả chính sách ưu đãi về thị trường tiêu thụ sản phẩm? Bởi lẽ việc tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề mấu chốt trong sản xuất hay nói cách khác là giải quyết đầu ra cho sản phẩm
   Có thể thấy rằng những sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về chính sách ưu đãi, hỗ trợ quả thực cần thiết góp phần đưa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khắc phục những hạn chế nội tại phát triển tốt
8.        Hoàn thiện cơ chế  quản lý nhà nước đối với hợp tác xã
  Làm rõ hơn nội dung quản lý nhà nước, trách nhiệm của cơ quan cụ thể trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đồng thời thống nhất quản lý nhà nước, đặc biệt quy định việc thanh  tra, kiểm tra bắt buộc đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Luật hợp tác xã 2012 quy định theo hướng “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với hợp tác xã,liên hiệp hợp tác xã”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ thục hiện chức năng quản lý nhà nước,...Các cơ quan nhà nước co sự phối hợp chặt chẽ với nhau theo sự phân cấp quản lý. Điều luật 61 quy định thanh tra, kiểm tra, kiểm toán thống nhất giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền:“ Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quy định pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã”
  Nội dung, phạm vi quản lý quy định cụ thể, đặc biệt kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng nguồn vốn và lợi nhuận, sử dụng chính sách ưu đãi, cơ cấu tổ chức. Sự tham gia quản lý của nhà nước chủ yếu trong các vấn đề quan trọng, không can thiệp sâu vào hoạt động, tăng cường hiệu quả của mô hình kinh tế hợp tác xã “tự chủ, tự chịu trách nhiệm”. Việc kiểm toán chưa quy định một thời gian cụ thể để hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có kế hoạch cụ thể.
 Có thể khẳng định Luật hợp tác xã 2012 đã quy định tập trung chức năng quản lý nhà nước vào một hệ thống cơ quan thống nhất từ Trung ương đến địa phương, tạo điều kiện cho hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã phát triển
9.        Bổ sung quy định về tổ chức đại diện hợp tác xã
  Điểm đổi mới cơ bản của Luật hợp tác xã 2012 là bổ sung sự liên kết mang tính hội, nhóm tự nguyện của hợp tác xã là “tổ chức đại diện cho hợp tác xã” độc lập so với sự tồn tại của tổ chức liên minh hợp tác xã trước đây và “có thể tổ chức theo ngành, theo lĩnh vực, theo vùng lãnh thổ”. Luật đã tách thành 2 Điều luật khác biệt: Điều 57. Tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và Điều 58. Tổ chức liên minh hợp tác xã Việt Nam, tổ chức liên minh hợp tác xã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Hiện nay, đại diện cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không chỉ có Liên minh hợp tác xã mà còn có Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân,... Vì vậy, Luật sửa đổi dành riêng một Chương quy định về tổ chức đại diện hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tách riêng tổ chức đại diện hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với liên minh hợp tác xã đảm bảo tính bao quát của tên gọi
   Quy định rõ tổ chức liên minh hợp tác xã gồm 2 cấp: Tổ chức liên minh hợp tác xã Việt Nam và tổ chức liên minh hợp tác xã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tại Điều 58. Có sự phân cấp của liên minh hợp tác xã là nhu cầu tất yếu, quy định cụ thể giúp việc tổ chức, quản lý hiệu quả.
 Luật hợp tác xã 2012 bổ sung thêm khoản 3 Điều 58 “Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện để liên minh hợp tác xã thực hiện các hoạt động được giao”. Thực tế đã chứng minh rằng hoạt động của các liên minh hợp tác xã còn nhiều yếu kém bởi từ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tạo nên do đó, việc hỗ trợ, tạo điều kiện là hết sức cần thiết đảm bảo thực hiện tốt các hoạt động được giao.
  Xóa bỏ các quy định còn nhiều hạn chế của Luật hợp tác xã 2003 như: Điều 45 khoản 1 Luật hợp tác xã 2003 khẳng định: “Liên minh hợp tác xã là tổ chức kinh tế-xã hội do các hợp tác xã tự nguyện thành lập”.Trước đây, tại Việt Nam Liên minh hợp tác xã tồn tại vừa mang tính chất hiệp hội, vừa mang tính chất quản lý hành chính. Do cán bộ Liên minh phần lớn là công chức Nhà nước chuyển sang nên liên minh hợp tác xã hoạt động một cách thụ động.
      Tóm lại, những điểm mới về tổ chức đại diện hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã của Luật hợp tác xã 2012 thực sự cần thiết đã khắc phục một số hạn chế của Luật hợp tác xã 2003
       Công ty Luật TNHH Hồng Thái và đồng nghiệp xin hân hạnh được mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tư vấn tốt nhất về các lĩnh vực như:
     + Tư vấn pháp luật dân sự, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch dân sự;
     +   Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch và nghĩa vụ dân sự như: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh…;
     +   Tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng mua bán, tặng, cho, vay mượn tài sản;
     +   Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng thuê, thuê khoán tài sản và các quy định pháp luật liên quan;
     +   Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng gia công, hợp đồng bảo hiểm và các quy định pháp luật liên quan;
     +   Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền và các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ủy quyền.
       +   Tư vấn, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến thừa kế như: tư vấn, hỗ trợ pháp lý về thừa kế cho người để lại thừa kế, người thừa kế; soạn thảo di chúc và các văn bản khác; tư vấn, hỗ trợ pháp lý các vấn đề thừa kế khác có liên quan;
       +   Tư vấn, hỗ trợ pháp lý liên quan đến các quan hệ dân sự có yêu tố nước ngoài.
Xin vui lòng liên hệ: 097 693 3335 để công ty chúng tôi có thể tư vấn cho quý khách.
       Trân trọng!
 (K.Linh)

Mời bạn đánh giá bài viết này!
Đặt câu hỏi
Báo giá vụ việc
Đặt lịch hẹn
Có thể bạn quan tâm?
Doanh nghiệp bắt buộc kê khai thông tin số điện thoại và email khi đăng ký doanh nghiệp
04:30 | 23/11/2023
Ngày 16/11/2023, Phòng DKKD – Sở KHĐT TP. Hà Nội ban hành thông báo số 898/TB-ĐKKD về việc kê khai thông tin địa chỉ email khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Hướng dẫn doanh nghiệp hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
09:58 | 06/11/2023
Khi phát hiện ra thông tin trên GCN đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục như thế nào để đính chính thông tin?
Mới nhất: Doanh nghiệp chậm kê khai thuế GTGT bị phạt như thế nào?
05:31 | 27/10/2023
Việc chậm nộp thuế ở các công ty thường xảy ra. Để hạn chế và xử phạt những trường hợp này xảy ra, pháp luật nước ta đã có những quy định cụ thể.
[Mới] Vợ chồng có thể đồng thời là thành viên của Hội đồng thành viên trong Công ty TNHH 2TV trở lên?
05:12 | 04/10/2023
Câu hỏi: Tôi hiện đang là thành viên Hội đồng thành viên của công ty TNHH 2 thành viên. Vậy chồng tôi có được là thành viên của Hội đồng thành viên công ty tôi hay không?
Có bắt buộc đóng dấu công ty khi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp?
09:46 | 23/09/2023
Pháp luật quy định khi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp có cần phải đóng dấu không?
Có thể yêu cầu cung cấp thông tin của doanh nghiệp khác?
03:28 | 18/09/2023
Câu hỏi: Tôi có thể xin thông tin đăng ký doanh nghiệp của đối tác hay không? Việc cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp có mất phí gì hay không?
Công văn 7498/BKHĐT-ĐKKD đính chính Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hộ kinh doanh
02:09 | 16/09/2023
Mẫu Phụ lục III-7 về Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hộ kinh doanh trong hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh tại Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT ban hành ngày 18/4/2023, sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký kinh doanh đã được...
Thủ tục đăng ký giảm vốn điều lệ trong công ty cổ phần
11:40 | 31/08/2023
Vốn điều lệ trong CTCP là gì? Khi nào thực hiện thay đổi vốn điều lệ? Thủ tục cần có khi thực hiện việc đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong CTCP? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
Quy định mới nhất về tên của chi nhánh doanh nghiệp
11:18 | 30/08/2023
Câu hỏi: Tôi đang muốn mở thêm chi nhánh cho công ty. Cho tôi hỏi trong hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, tên của chi nhánh cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Chi nhánh doanh nghiệp có thể đăng ký ít ngành nghề hơn so với doanh nghiệp không?
09:30 | 30/08/2023
Chi nhánh có bắt buộc phải đăng ký tất cả các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp hay không?
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn
ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Trụ sở chính: 38-LK9, Tổng Cục 5, Tân Triều, Hà Nội (Cuối đường Chiến Thắng)
Địa chỉ chi nhánh: Số 26 Đoàn Thị Liên, phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
PNV – Địa chỉ: VP6 Linh Đàm, Phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
Email: luathongthai38@gmail.com/phongdoanhnghiep.hilap@gmail.com
Hotline: 0962.893.900 / 0912.762.891
Đơn vị liên kết:
- Viện Kinh tế Công nghệ Việt nam
- Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Xuất Nhập khẩu HILAP
Tin nhiều người đọc
ThS. LS Nguyễn Thị Hồng Liên - Nữ luật sư tài ba, nhiệt huyết
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định hiện hành
Một doanh nghiệp có thể thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh?
Thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên theo quy định pháp luật hiện hành
Chuyển nhượng cổ phần lỗ có phải nộp thuế TNCN hay không?
NGHỊ ĐỊNH 70/2023/NĐ-CP THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
Kinh doanh quán nhậu có phải đăng ký kinh doanh hay không?
Hướng dẫn doanh nghiệp hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật theo Nghị định 70/2023/NĐ-CP
[Mới] Vợ chồng có thể đồng thời là thành viên của Hội đồng thành viên trong Công ty TNHH 2TV trở lên?

Thống kê truy cập
Đang online : 108   Đã truy cập : 3,349,763
Điều kiện sử dụng thông tin | Bảo mật khách hàng
Copyright © HONG THAI INTERNATIONAL LAWFIRM AND PARTNERS 2014 - 2016. All rights reserved
Design and support by THANHNAM SOFTWARE