Việc
xác định Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo lãnh thổ và quyền lựa chọn
Tòa án của đương sự có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động tố tụng dân sự,
nó là tiền đề để tiến hành các hoạt động tiếp theo. Vì vậy, pháp luật cần có những
quy định rõ ràng, phù hợp hơn nữa, khắc phục những hạn chế để đảm bảo điều kiện
tốt nhất cho Tòa án giải quyết chính xác vụ việc dân sự cũng như bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự.
1. 1.Quyền
đối với các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,
lao động
Quyền lựa chọn toàn án của
đượng sự đối với các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia
đình, kinh doanh, thương mại, lao động được quy định tại khoản 1
Điều 36 BLTTDS quy định như sau:
“Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải
quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động
trong các trường hợp sau đây:
a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc,
trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm
việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động
của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở
hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;
c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm
việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn
có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;
d) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc,
có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;
đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại,
trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, quyền và lợi ích liên
quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với
người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình
cư trú, làm việc giải quyết;
e) Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng
lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có
thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có
trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải
quyết;
g) Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp
đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;
h) Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có
trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong
các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
i) Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động
sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có
một trong các bất động sản giải quyết”.
Tuy
nhiên, khi xem xét yêu cầu của nguyên đơn lựa chọn Tòa án giải quyết vụ việc
dân sự, thì ngoài việc phải thực hiện đúng quy định tại Điều 33 và Điều 34 của
BLTTDS về thẩm quyền của các cấp Tòa án, cần xem xét các trường hợp được đề cập
trong Nghị quyết sô 03/2012/NQ-HĐTP đó là:
- Đối với
trường hợp mà Điều 36 của BLTTDS quy định yêu cầu lựa chọn Tòa án giải quyết vụ
việc dân sự phải có điều kiện, thì Tòa án chỉ chấp nhận yêu cầu khi điều kiện
đó xảy ra.
- Đối với
trường hợp mà Điều 36 của BLTTDS quy định yêu cầu lựa chọn Tòa án giải quyết vụ
việc dân sự không cần bất cứ điều kiện nào, thì Tòa án chấp nhận yêu cầu đó.
Những quy định trên đã thể hiện sự
linh hoạt, mềm dẻo của pháp luật trong việc đương sự có quyền lựa chọn tòa án
giải quyết tranh chấp dân sự, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các đương sự khi
tham gia tố tụng.
2. 2.Đối với các yêu cầu về dân sự, hôn
nhân và gia đình
Tùy theo những căn cứ khác nhau mà
pháp luật có quy định cụ thể tại khoản 2
Điều 36 về người yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án để giải quyết các yêu cầu về
dân sự, hôn nhân và gia đình như sau:
- Đối
với các yêu cầu về dân sự, người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú,
làm việc, có trụ sở hoặc nơi có tài sản của người bị yêu cầu giải quyết thuộc một
trong các trường hợp: Yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất
năng lực hành vi dân sự hoặc quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự;
Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lí tài sản của
người đó; Yêu cầu tuyên bố một người mất tích, hủy bỏ quyết định tuyên bố một
người mất tích; Yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, hủy bỏ quyết định tuyên
bố một người là đã chết; Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu; Yêu cầu
xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; phân chia tài sản chung để thi
hành án theo quy định của pháp luật về luật thi hành án dân sự.
- Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái
pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của BLTTDS thì người yêu cầu có thể
yêu cầu Tòa án nơi một trong các bên đăng kí kết hôn trái pháp luật giải quyết.
- Đối với yêu cầu hạn chế quyền cha, mẹ đối
với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi li hôn thì người yêu cầu
có thể yêu cầu Tòa án nơi người con cư trú giải quyết.
Sở dĩ, pháp luật có những quy định
trên là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự thực hiện quyền tố tụng của họ
đồng thời đảm bảo cho Tòa án trong việc giải quyết nhanh chóng, chính xác vụ việc,
thuận lợi cho cơ quan thi hành án trong việc thi hành án sau này.
Công ty Luật TNHH Hồng Thái và đồng nghiệp xin hân hạnh được mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tư vấn tốt nhất về các lĩnh vực như:
+ Tư vấn pháp luật dân sự, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch dân sự;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch và nghĩa vụ dân sự như: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh…;
+ Tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng mua bán, tặng, cho, vay mượn tài sản;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng thuê, thuê khoán tài sản và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng gia công, hợp đồng bảo hiểm và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền và các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ủy quyền.
+ Tư vấn, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến thừa kế như: tư vấn, hỗ trợ pháp lý về thừa kế cho người để lại thừa kế, người thừa kế; soạn thảo di chúc và các văn bản khác; tư vấn, hỗ trợ pháp lý các vấn đề thừa kế khác có liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý liên quan đến các quan hệ dân sự có yêu tố nước ngoài.
Xin vui lòng liên hệ: 097 693 3335 để công ty chúng tôi có thể tư vấn cho quý khách.
Trân trọng
(K.Linh)
THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP QUẢNG CÁO THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
09:46 | 23/08/2024
Doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức
năng và muốn phổ biến rộng rãi đến người tiêu dùng, cách nhanh nhất là quảng
cáo. Tuy nhiên việc quảng cáo thực phẩm chức năng cần phải được cấp Giấy phép
quảng cáo. Hồ sơ xin xác nhận nội dung quảng cáo gồm những gì? Xin mời các bạn
tìm...
|
Những trường hợp chuyển đổi phần vốn góp trong Cty TNHH
10:04 | 07/08/2024
Chuyển nhượng phần vốn góp Công ty TNHH 2 thành viên sẽ có những trường hợp nào? Thành viên công ty TNHH 2 thành viên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác.
|
Hướng dẫn thủ tục đăng ký mẫu con dấu của doanh nghiệp
11:04 | 06/08/2024
Sau khi thành lập doanh nghiệp, các chủ sở hữu có trách nhiệm cần phải tiếp tục
thực hiện các thủ tục pháp lí như khai thuế, lệ phí,… và đặc biệt không thể
không kể tới vấn đề đăng ký mẫu dấu.
Vậy, thủ tục
đăng ký mẫu dấu được pháp luật quy định như thế nào?
Trong...
|
Doanh nghiệp bắt buộc kê khai thông tin số điện thoại và email khi đăng ký doanh nghiệp
04:30 | 23/11/2023
Ngày 16/11/2023, Phòng
DKKD – Sở KHĐT TP. Hà Nội ban hành thông báo số 898/TB-ĐKKD về việc kê khai
thông tin địa chỉ email khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
|
Hướng dẫn doanh nghiệp hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
09:58 | 06/11/2023
Khi phát hiện ra thông tin
trên GCN đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục
như thế nào để đính chính thông tin?
|
Mới nhất: Doanh nghiệp chậm kê khai thuế GTGT bị phạt như thế nào?
05:31 | 27/10/2023
Việc chậm nộp thuế ở các
công ty thường xảy ra. Để hạn chế và xử phạt những trường hợp này xảy ra, pháp
luật nước ta đã có những quy định cụ thể.
|
[Mới] Vợ chồng có thể đồng thời là thành viên của Hội đồng thành viên trong Công ty TNHH 2TV trở lên?
05:12 | 04/10/2023
Câu hỏi: Tôi hiện đang là
thành viên Hội đồng thành viên của công ty TNHH 2 thành viên. Vậy chồng tôi có
được là thành viên của Hội đồng thành viên công ty tôi hay không?
|
Có bắt buộc đóng dấu công ty khi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp?
09:46 | 23/09/2023
Pháp luật quy định khi
thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp có cần phải đóng dấu không?
|
Có thể yêu cầu cung cấp thông tin của doanh nghiệp khác?
03:28 | 18/09/2023
Câu hỏi: Tôi có thể xin
thông tin đăng ký doanh nghiệp của đối tác hay không? Việc cung cấp thông tin
đăng ký doanh nghiệp có mất phí gì hay không?
|
Công văn 7498/BKHĐT-ĐKKD đính chính Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hộ kinh doanh
02:09 | 16/09/2023
Mẫu Phụ lục III-7 về Giấy
đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hộ kinh doanh trong hệ thống thông
tin về đăng ký hộ kinh doanh tại Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT ban hành ngày
18/4/2023, sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn
về đăng ký kinh doanh đã được...
|