Theo
quan điểm của nhóm các quy định hiện nay về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với
bảo hiểm con người còn khá lỏng lẻo và chưa bắt kịp những đòi hỏi cũng như tình
hình thực tế.
Đầu tiên là quy định tại khoản 3, Điều 16, Luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành:
“[…]3. Không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
a) Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý;
b) Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện được bảo hiểm”.
Đây là trường hợp pháp luật quy định cho các doanh nghiệp bảo hiểm không được phép áp dụng biện pháp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm để trốn tránh nghĩa vụ của mình, có nghĩa là, trong 2 trường hợp tại khoản a và khoản b, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm. Nhưng pháp luật là không quy định rằng: kể cả người được bảo hiểm và người thu hưởng có hành vi vi phạm pháp luật do vô ý cũng là trường hợp không được loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Như vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm hoàn toàn có thể quy định trong hợp đồng mẫu rằng: doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền nếu người được bảo hiểm hay người thụ hưởng vi phạm pháp luật do vô ý (nội dung này không trái pháp luật, được phép tự do thỏa thuận). Nếu vậy, quyền lợi chính đáng của người được bảo hiểm và người thụ hưởng sẽ bị tước đoạt, bởi đáng lẽ khi người được bảo hiểm hay người thụ hưởng vi phạm pháp luật do vô ý thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiền bảo hiểm, không được chối bỏ. Một trong những đặc thù của bảo hiểm con người: người mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng có thể không phải là một.
Đối với điểm b Điều khoản này. Người thông báo không chỉ có người mua mà còn thể là hai đối tượng kia, thậm chí quyền lợi đối với hợp đồng bảo hiểm của người được bảo hiểm và người thụ hưởng còn lớn hơn người mua bảo hiểm (nếu những người trên không phải là một)
* Đề xuất: mở rộng phạm vi đối tượng đối với khoản 3, Điều 16, không chỉ có người mua bảo hiểm như hiện nay.
- Quy định tại khoản 1, Điều 39, Luật kinh doanh bảo hiểm
“ a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 2 (hai) năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng tiếp tục có hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;
c) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.”
Đây là quy định riêng cho các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với bảo hiểm con người, có một số vấn đề sau:
+ Về điểm a, pháp luật đã dự trù ra một khoảng thời gian là 2 năm để tránh các trường hợp có ý định tự tử mà ký kết hợp đồng bảo hiểm nhằm trục lợi, khoảng thời gian này có ý nghĩa đối với tâm lý người mua bảo hiểm có ý định tự tử để người này bỏ ý định đó sau khi có thời gian suy xét, song đặt trong môi trường hiện đại đầy áp lực hiện nay, tỉ lệ tự tử ngày càng gia tăng, liệu pháp luật có dự tính cho việc khoản tiền bảo hiểm sẽ là một trong những yếu tố tác động đến tâm lý người mua dù là nhiều năm sau đó?
* Đề xuất: Loại bỏ quy định trên như loại bỏ một trong nhưng yếu tố góp phần vào tỉ lệ tự tử ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng đến cơ cấu dân số quốc gia.
+ Về điểm b, đối với bảo hiểm con người, với đối tượng hướng đến là tính mạng, sức khỏe con người. Hiện nay xuất hiện rất nhiều các loại hình bảo hiểm con người, trong đó có những loải bảo hiểm chỉ bảo hiểm cho một phần sức khỏe mà thôi, như vậy, nếu chỉ những xâm hại gây ra thương tật toàn bộ và vĩnh viễn mới được loại trừ trách nhiệm bảo hiểm là không hợp lý.
* Đề xuất: bổ sung thêm các hành vi do lỗi cố ý của bên mua và người thụ hưởng dẫn đến thương tật một phần nhưng là toàn bộ phần sức khỏe được bảo hiểm.
+ Về điểm c, với nội dung tinh thần của quy định là: đối với những người được bảo hiểm có hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội bi kết án với mức hình phạt nghiêm khắc nhất sẽ không xứng đáng nhận được tiền bảo hiểm, đây vừa là vấn đề đạo đức lối sống vừa là biện pháp phòng tránh hành vi vì trục lợi bảo hiểm mà thực hiện các tội phạm nghiêm trọng. Cũng với tinh thân ấy, nhưng với rất nhiều các hành vi khác cũng có tính chất nguy hiểm tương đương như: chống lại người thi hành công vụ và bị trấn áp bằng cách bị tước đi tính mạng (trong tình thế cấp thiết) hay người có hành vi tấn công người khác và bị chết do người bị hại phòng vệ chính đáng … tất cả những trường hợp đó đều phù hợp với tinh thần của điểm c, Khoản 1, Điều 39.
* Đề xuất: bổ sung một số đối tượng thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội khác mà do thực hiện các tội phạm mà bị chết hoặc tổn hại sức khỏe vào trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
- Ngoài ra, theo xu hướng của một số quốc gia phát triển trên thế giới, pháp luật bảo hiểm cũng nên được liệt kê thêm một số trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm con người khác như trường hợp sự kiện bảo hiểm xảy ra vì các tác nhân khách quan như: Chiến tranh (dù có được tuyên bố tình trạng chiến tranh hay không); các thiên tai (động đất, sóng thần, núi lửa…), các dịch bệnh quy mô lớn và không có biện pháp phòng ngừa nào kịp thời … Bởi bạn thân các lý do ngoại cảnh này đều không mong muốn, khó dự báo và gây ra các sự kiện bảo hiểm hàng loạt nằm ngoài khả năng chi trả của doanh nghiệp bảo Đầu tiên là quy định tại khoản 3, Điều 16, Luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành:
“[…]3. Không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
a) Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý;
b) Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện được bảo hiểm”.
Đây là trường hợp pháp luật quy định cho các doanh nghiệp bảo hiểm không được phép áp dụng biện pháp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm để trốn tránh nghĩa vụ của mình, có nghĩa là, trong 2 trường hợp tại khoản a và khoản b, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm. Nhưng pháp luật là không quy định rằng: kể cả người được bảo hiểm và người thu hưởng có hành vi vi phạm pháp luật do vô ý cũng là trường hợp không được loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Như vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm hoàn toàn có thể quy định trong hợp đồng mẫu rằng: doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền nếu người được bảo hiểm hay người thụ hưởng vi phạm pháp luật do vô ý (nội dung này không trái pháp luật, được phép tự do thỏa thuận). Nếu vậy, quyền lợi chính đáng của người được bảo hiểm và người thụ hưởng sẽ bị tước đoạt, bởi đáng lẽ khi người được bảo hiểm hay người thụ hưởng vi phạm pháp luật do vô ý thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiền bảo hiểm, không được chối bỏ. Một trong những đặc thù của bảo hiểm con người: người mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng có thể không phải là một.
Đối với điểm b Điều khoản này. Người thông báo không chỉ có người mua mà còn thể là hai đối tượng kia, thậm chí quyền lợi đối với hợp đồng bảo hiểm của người được bảo hiểm và người thụ hưởng còn lớn hơn người mua bảo hiểm (nếu những người trên không phải là một)
* Đề xuất: mở rộng phạm vi đối tượng đối với khoản 3, Điều 16, không chỉ có người mua bảo hiểm như hiện nay.
- Quy định tại khoản 1, Điều 39, Luật kinh doanh bảo hiểm
“ a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 2 (hai) năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng tiếp tục có hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;
c) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.”
Đây là quy định riêng cho các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với bảo hiểm con người, có một số vấn đề sau:
+ Về điểm a, pháp luật đã dự trù ra một khoảng thời gian là 2 năm để tránh các trường hợp có ý định tự tử mà ký kết hợp đồng bảo hiểm nhằm trục lợi, khoảng thời gian này có ý nghĩa đối với tâm lý người mua bảo hiểm có ý định tự tử để người này bỏ ý định đó sau khi có thời gian suy xét, song đặt trong môi trường hiện đại đầy áp lực hiện nay, tỉ lệ tự tử ngày càng gia tăng, liệu pháp luật có dự tính cho việc khoản tiền bảo hiểm sẽ là một trong những yếu tố tác động đến tâm lý người mua dù là nhiều năm sau đó?
* Đề xuất: Loại bỏ quy định trên như loại bỏ một trong nhưng yếu tố góp phần vào tỉ lệ tự tử ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng đến cơ cấu dân số quốc gia.
+ Về điểm b, đối với bảo hiểm con người, với đối tượng hướng đến là tính mạng, sức khỏe con người. Hiện nay xuất hiện rất nhiều các loại hình bảo hiểm con người, trong đó có những loải bảo hiểm chỉ bảo hiểm cho một phần sức khỏe mà thôi, như vậy, nếu chỉ những xâm hại gây ra thương tật toàn bộ và vĩnh viễn mới được loại trừ trách nhiệm bảo hiểm là không hợp lý.
* Đề xuất: bổ sung thêm các hành vi do lỗi cố ý của bên mua và người thụ hưởng dẫn đến thương tật một phần nhưng là toàn bộ phần sức khỏe được bảo hiểm.
+ Về điểm c, với nội dung tinh thần của quy định là: đối với những người được bảo hiểm có hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội bi kết án với mức hình phạt nghiêm khắc nhất sẽ không xứng đáng nhận được tiền bảo hiểm, đây vừa là vấn đề đạo đức lối sống vừa là biện pháp phòng tránh hành vi vì trục lợi bảo hiểm mà thực hiện các tội phạm nghiêm trọng. Cũng với tinh thân ấy, nhưng với rất nhiều các hành vi khác cũng có tính chất nguy hiểm tương đương như: chống lại người thi hành công vụ và bị trấn áp bằng cách bị tước đi tính mạng (trong tình thế cấp thiết) hay người có hành vi tấn công người khác và bị chết do người bị hại phòng vệ chính đáng … tất cả những trường hợp đó đều phù hợp với tinh thần của điểm c, Khoản 1, Điều 39.
* Đề xuất: bổ sung một số đối tượng thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội khác mà do thực hiện các tội phạm mà bị chết hoặc tổn hại sức khỏe vào trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
- Ngoài ra, theo xu hướng của một số quốc gia phát triển trên thế giới, pháp luật bảo hiểm cũng nên được liệt kê thêm một số trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm con người khác như trường hợp sự kiện bảo hiểm xảy ra vì các tác nhân khách quan như: Chiến tranh (dù có được tuyên bố tình trạng chiến tranh hay không); các thiên tai (động đất, sóng thần, núi lửa…), các dịch bệnh quy mô lớn và không có biện pháp phòng ngừa nào kịp thời … Bởi bạn thân các lý do ngoại cảnh này đều không mong muốn, khó dự báo và gây ra các sự kiện bảo hiểm hàng loạt nằm ngoài khả năng chi trả của doanh nghiệp bảo hiểm.
Công ty Luật TNHH Hồng Thái và đồng nghiệp xin hân hạnh được mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tư vấn tốt nhất về các lĩnh vực như:
+ Tư vấn pháp luật dân sự, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch dân sự;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch và nghĩa vụ dân sự như: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh…;
+ Tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng mua bán, tặng, cho, vay mượn tài sản;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng thuê, thuê khoán tài sản và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng gia công, hợp đồng bảo hiểm và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền và các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ủy quyền.
+ Tư vấn, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến thừa kế như: tư vấn, hỗ trợ pháp lý về thừa kế cho người để lại thừa kế, người thừa kế; soạn thảo di chúc và các văn bản khác; tư vấn, hỗ trợ pháp lý các vấn đề thừa kế khác có liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý liên quan đến các quan hệ dân sự có yêu tố nước ngoài.
Xin vui lòng liên hệ: 097 693 3335 để công ty chúng tôi có thể tư vấn cho quý khách.
Trân trọng!
*M.Ng*