Trước
hết có thể nói rằng, vấn đề loại trừ trách nhiệm bảo hiểm được quy định bởi hai
công cụ đó là: điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm (thỏa thuận giữa các bên) và
quy định của pháp luật về bảo hiểm. Hai công cụ này phải tương hỗ nhau có nghĩa
là nếu như hợp đồng không liệt kê đủ thì vẫn còn các quy định của pháp luật bù
vào chỗ khuyết và ngược lại, mặt khác điều khoản hợp động phải tương thích hoặc
ít nhất là không trái các quy định của pháp luật. Trên thực tế, trong bối cảnh
hoạt động kinh doanh bảo hiểm đang nở rộ, số lượng hợp đồng bảo hiểm được ký kết
ngày một lớn đã bộc lộ ra thực trạng vấn đề thỏa thuận loại trừ trách nhiệm bảo
hiểm con người trên những phương diện khác nhau.
Thứ nhất, các
hợp đồng bảo hiểm đã quy định cũng như mô tả một cách cụ thể và chi tiết các
trường hợp có thể phát sinh và được loại trừ dựa trên những nghiên cứu đánh giá
hết sức chuyên môn, điều này bảo đảm việc loại trừ trách nhiệm được rõ ràng và
triệt để, từ đó thấy rằng trình độ xây dựng hợp đồng trong lĩnh vực bảo hiểm đã
ngày càng được củng cố và hoàn thiện;
Thứ hai, khả
năng tiên liệu của các doanh nghiệp bảo hiểm cũng ngày càng chuẩn xác. Cần nhớ
rằng, kinh doanh bảo hiểm là loại hình kinh doanh dựa rất lớn vào các yếu tố
xảy ra trong tương lai, do đó kỹ năng tiên liệu và bao quát vấn đề là rât quan
trọng, tiên đoán càng chính xác, khả năng thanh toán của doanh nghiêp càng được
đảm bảo chắc chắn hơn.

Đó là cách nhìn
dưới con mắt tích cực, thực tế hoạt động kinh doanh bảo hiểm lại tồn tại không
ít những bất cập:
Một là: Các
doanh nghiệp bảo hiểm đặt mục tiêu lợi nhuận là ưu tiên hàng đầu dẫn đến tình
trạng mời chào, lôi kéo, dụ dỗ khách hàng bằng các chiêu trò tinh vi, thậm chí
không có sự thỏa thuận trên thực tế về các điều khoản nói chung và về các điều
khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm nói riêng khiến khách hàng không hiểu rõ
nội dung hợp đồng, trong khi nghĩa vụ giải thích các điều khoản về loại trừ trách
nhiệm đã được Luật kinh doanh bảo hiểm quy định rõ ràng tại khoản 2, Điều 16,
mục đích của doanh nghiệp, đại lý bảo hiểm chỉ là làm sao bán được sản phẩm bảo
hiểm của mình mà thôi.
Hai là: Xảy ra
tình trạng ép buộc mua bảo hiểm đối với các bảo hiểm con người vốn thuộc loại
hình bảo hiểm tự nguyện. Đơn cử như đối với hợp đồng “bảo hiểm học sinh” trên,
thực tiễn đã xuất hiện hành vi doanh nghiệp bảo hiểm và nhà trường có sự liên
kết với nhau và hợp đồng bảo hiểm này trở thành một trong những “nghĩa vụ tài chính”
phải đóng góp của học sinh. Điều này là hết sức vô lý bởi nếu như tất cả học
sinh vì áp lực nào đó từ nhà trường buộc phải mua bảo hiểm này, dẫn đến việc
doanh nghiệp bảo hiểm có thể tùy ý đưa ra các trường hợp loại trừ nghĩa vụ bảo
hiểm cho doanh nghiệp mình, cuối cùng không thể đảm bảo lợi ích cho người được
bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
Ba là: các
tranh chấp phát sinh trên thực tế có liên quan trực tiếp đến vấn đề trách nhiệm
bảo hiểm của doanh nghiệp có được loại trừ hay không đang rất phổ biến. Nguyên
nhân của nhưng tranh chấp này có căn nguyên là việc giải thích các điều khoản
loại trừ chưa thấu đáo hoặc việc áp dụng các điều khoản đó không nhất quán với
tinh thần nội dung của chúng khi hai bên giao kết. Ví dụ như trong hợp đồng 2
và 3 về những ảnh hưởng từ chất kích thích khác, vậy cách hiểu về chất kích
thích giữa khách hàng và doanh nghiệp bảo hiểm có tương đồng? có chăng nên dẫn
chiếu đến một danh mục chất kích thích nào đó do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành ( như Bộ Y tế) thì đầy đủ hơn.
Bốn là: dựa vào
các điều khoản loại trừ trách nhiệm của các hợp đồng mẫu mà đã được đánh giá là
gần như hoản chỉnh trên, liệu có tồn tại sự cân bằng giữa quyền lợi khách hàng
và lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm, chính vì các điều khoản loại trừ ngày
càng chặt chẽ và bao quát đã làm giảm đi khả năng được thanh toán của bên được
bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, vấn đề này còn phải trông chờ vào sự hoàn thiện
của pháp luật bảo hiểm vốn vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế ngay trong nội tại các
quy định hiện hành sẽ được trình bày ngay sau đây.
Công ty Luật TNHH Hồng Thái và đồng nghiệp xin hân hạnh được mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tư vấn tốt nhất về các lĩnh vực như:
+ Tư vấn pháp luật dân sự, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch dân sự; + Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch và nghĩa vụ dân sự như: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh…;
+ Tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng mua bán, tặng, cho, vay mượn tài sản;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng thuê, thuê khoán tài sản và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng gia công, hợp đồng bảo hiểm và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền và các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ủy quyền.
+ Tư vấn, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến thừa kế như: tư vấn, hỗ trợ pháp lý về thừa kế cho người để lại thừa kế, người thừa kế; soạn thảo di chúc và các văn bản khác; tư vấn, hỗ trợ pháp lý các vấn đề thừa kế khác có liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý liên quan đến các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Xin vui lòng liên hệ: 0962893900 để công ty chúng tôi có thể tư vấn cho quý khách.
Trân trọng!
*M.Ng*
Giấy phép thiết lập mạng xã hội
10:46 | 14/04/2022
Giấy phép mạng xã hội (Social network) hay còn gọi là Giấy phép thiết lập mạng xã hội là văn bản pháp lý do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho doanh nghiệp, tổ chức sở hữu trang mạng xã hội để trang mạng xã hội hoạt động một cách hợp pháp.
|
Hướng dẫn về miễn, giảm thuế TNDN, cho DN khó khăn do Covid
04:29 | 11/11/2021
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 92/2021/NĐ-CP hướng dẫn chính sách miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19.
|
Thay đổi thông tin cổ đông do cổ đông sáng lập không góp đủ vốn trong vòng 90 ngày
06:31 | 17/09/2021
|
Quy trình, thủ tục họp đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2020
06:22 | 11/08/2021
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết
định cao nhất của công ty cổ phần gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết.
Các q uyết định về vấn đề của công ty đều thông qua họp đại hội đồng cổ đông. Vậy q uy trình, thủ tục họp đại hội đồng cổ đông như thế nào? Hãy cùng Luật Hilap tìm...
|
Quản lý thực phẩm chức năng sản xuất trong nước- quy định và thực tiễn
03:15 | 09/08/2021
|
Chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg
01:24 | 31/07/2021
Căn
cứ Chương V Quyết định 23/2021/QĐ-TTg thì quy định rõ đối tượng, điều kiện hỗ
trợ; mức hỗ trợ và phương thức chi trả; hồ sơ đề nghị; trình tự, thủ tục thực
hiện.
|
Chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg
01:26 | 31/07/2021
Căn
cứ Chương VI Quyết định 23/2021/QĐ-TTg thì quy định rõ đối tượng, điều kiện hỗ
trợ; mức hỗ trợ và phương thức chi trả; hồ sơ đề nghị; trình tự, thủ tục thực hiện.
|
Chính sách hỗ trợ bổ sung và trẻ em theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg
01:29 | 31/07/2021
Căn
cứ Chương VII Quyết định 23/2021/QĐ-TTg thì quy định rõ đối tượng, điều kiện hỗ
trợ; mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ.
|
Những điều cần biết về Nghị quyết 68/2021/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19
04:00 | 02/08/2021
Từ năm 2020 đến nay khi đại dịch COVID-19 bắt đầu xuất hiện ở nước ta đã
và đang tác động tiêu cực, ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh và
đời sống nhân dân. Đặc biệt là lượng lớn người lao động phải đối mặt với việc mất
việc làm và người sử dụng lao động cũng phải đối mặc việc...
|
Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg
01:22 | 31/07/2021
Căn
cứ Chương IV Quyết định 23/2021/QĐ-TTg thì quy định rõ đối tượng, điều kiện hỗ
trợ; mức hỗ trợ và phương thức chi trả; hồ sơ đề nghị; trình tự, thủ tục thực
hiện.
|