Theo Khoản 1 Điều 73, BLLĐ 2012 đã định nghĩa: “Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể”.
Những điều kiện để thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực pháp luật.
Bộ luật lao động 2012 không có quy định về vấn đề những điều kiện để thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực, nhưng lại có điều luật quy định về thỏa ước lao động tập thể vô hiệu. Cụ thể:
“Điều 78. Thoả ước lao động tập thể vô hiệu
1. Thoả ước lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thoả ước trái pháp luật.
2. Thoả ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có toàn bộ nội dung trái pháp luật;
b) Người ký kết không đúng thẩm quyền;
c) Việc ký kết không đúng quy trình thương lượng tập thể.”.
Dựa vào những quy định về thỏa ước lao động tập thể vô hiệu ta có thể rút ra những điều kiện để thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực.
- Thứ nhất:Nguyên tắc kí kết: bình đẳng, tự nguyện, công khai .
Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động nên đương nhiên việc kí kết thỏa ước phải trên cơ sở của sự tự nguyện. Sự tự nguyện ở đây được biểu hiện ở việc các bên hoàn toàn có ý thức tự giác, tự nguyện trong việc kí kết thỏa ước, có quyền quyết định kí hay không kí thỏa thuận. Nếu tập thể lao động thấy cần phải kí kết thỏa ước lao động tập thể để ràng buộc trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động, người sử dụng lao động cũng thấy cần phải kí thỏa ước để người lao động có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ được giao thì hai bên sẽ gặp gỡ thương lượng để kí kết thỏa ước. Pháp luật không thừa nhận những thỏa ước lao động tập thể được kí kết do sự ép buộc cuả một bên hay chủ thể thứ ba.
Ngoài ra, việc kí kết thỏa ước còn phải đảm bảo yếu tố công khai. Sự công khai này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người lao động vì những cam kết trong thỏa ước liên quan đến trực tiếp quyền, nghĩa vụ và lợi ích của họ.
-Thứ hai:Nội dung của thỏa ước phải phù hợp với quy định pháp luật lao động và có lợi hơn với người lao động.
Bên cạnh việc tuân thủ nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và công khai, khi kí kết thỏa ước các bên còn phải tuân thủ yêu cầu nội dung của thỏa ước phải phù hợp với pháp luật lao động. Bởi vì nếu những thỏa thuận trong thỏa ước với pháp luật lao động (theo hướng bất lợi cho người lao động) thì thỏa ước đó sẽ bị coi là vô hiệu, nghĩa là không được thấp hơn những quy định tối thiểu, không được cao hơn những quy định tối đa trong hành lang pháp lý của pháp luật lao động. Hơn nữa, trên thực tế, người lao động luôn viện dẫn những quy định của pháp luật để đòi hỏi người sử dụng lao động đảm bảo quyền lợi cho mình nên nếu những thỏa thuận trong thỏa ước trái với pháp luật lao động, tranh chấp lao động sẽ thường xuyên phát sinh. Do đó, nội dung thỏa ước phải phù hợp với quy định pháp luật lao động và theo hướng có lợi cho người lao động là một trong những điều kiện để thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực.

-Thứ ba:Chủ thể tham gia thương lượng và kí kết thỏa ước phải đúng thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Trong toàn bộ quá trình kí kết thỏa ước lao động tập thể, giai đoạn thương lượng thỏa ước là giai đoạn quan trọng. Những thỏa thuận, cam kết trong thỏa ước có phù hợp với thực tế hay không, có lợi cho người lao động hay không hoàn toàn phụ thuộc vào giai đoạn này nên do đó không phải ai, chủ thể nào cũng được quyền tham gia vào quá trình thương lượng thỏa ước lao động tập thể. Theo pháp luật lao động hiện hành, việc tham gia thương lượng thỏa ước lao động tập thể chỉ thuộc quyền của một số chủ thể, quy định tại điều 69 BLLĐ 2012.
Còn với việc kí kết thỏa ước lao động tập thể là thủ tục cuối cùng, nó mang ý nghĩa là sự cam kết về những nội dung mà của thỏa ước mà các bên thỏa thuận. Khi chủ thể tham gia kí kết không đúng thẩm quyền pháp luật thì thỏa ước lao động sẽ vô hiệu. Đại diện ban chấp hành công đoàn cơ sở và đại diện người sử dụng lao động là những người có thẩm quyền kí kết thỏa ước lao động tập thể.
-Thứ tư: Việc thương lượng và kí kết thỏa ước lao động tập thê phải theo đúng trình tự, thủ tục.
Trình tự thương lượng và kí kết thỏa ước lao động tập thể là các bước luật định mà các bên phải tuân thủ để thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực. BLLĐ 2012 đã có những quy định về trình tự, thủ tục thương lượng và kí kết thỏa ước lao động tập thể. Điều 71, BLLĐ quy định vềQuy trình thương lượng tập thể. Quy định về trình tự, thủ tục kí kết thỏa ước lao động tập thể được ghi nhận ở 2 điều luật là: Điều 83 quy định về Ký kết thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp và Điều 87 quy định vềKý kết thoả ước lao động tập thể ngành.
-Thứ năm: Hình thức của thỏa ước lao động tập thể phải là văn bản.
Đây là điều kiện để thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực. Yêu cầu cơ bản nhất là thỏa ước lao động tập thể phải là văn bản. Để việc kí kết thỏa ước được diễn ra thì hình thức của thỏa ước chắc chắn phải là văn bản.
Thỏa ước lao động tập thể là cơ sở pháp lý quan trọng để xem xét giải quyết tranh chấp lao động tập thể, một khi có tranh chấp lao động tập thể xảy ra. Khi thỏa ước lao động tập thể nếu được ký kết đúng theo quy định của pháp luật sẽ góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, tăng cường kỷ luật trong doanh nghiệp thì sẽ là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp tiến hành ký hợp đồng lao động với người lao động, phù hợp với điều kiện, khả năng của doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi của hai bên.
Công ty Luật TNHH Hồng Thái và đồng nghiệp xin hân hạnh được mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tư vấn tốt nhất về các lĩnh vực như:
+ Tư vấn pháp luật dân sự, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch dân sự;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch và nghĩa vụ dân sự như: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh…;
+ Tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng mua bán, tặng, cho, vay mượn tài sản;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng thuê, thuê khoán tài sản và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng gia công, hợp đồng bảo hiểm và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền và các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ủy quyền.
+ Tư vấn, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến thừa kế như: tư vấn, hỗ trợ pháp lý về thừa kế cho người để lại thừa kế, người thừa kế; soạn thảo di chúc và các văn bản khác; tư vấn, hỗ trợ pháp lý các vấn đề thừa kế khác có liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý liên quan đến các quan hệ dân sự có yêu tố nước ngoài.
Xin vui lòng liên hệ: 097 693 3335 để công ty chúng tôi có thể tư vấn cho quý khách.
Trân trọng!
*M.Ng*
Một người có thể làm giám đốc nhiều công ty không?
10:29 | 29/06/2022
Hiện nay, số lượng
doanh nghiệp mới thành lập ngày càng nhiều. Trong một doanh nghiệp luôn phải có
giám đốc là người quản lý chung hoạt động chung.
|
Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức
03:42 | 28/06/2022
Khi chủ sở hữu, tổ chức góp vốn
vào doanh nghiệp thì cần có người đại diện theo ủy quyền là cá nhân để thay mặt
chủ sở hữu, tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thành viên theo quy định
của luật doanh nghiệp
|
Thủ tục giải thể doanh nghiệp/công ty
11:33 | 28/06/2022
Sau khi thành lập và hoạt động
doanh nghiệp không kinh doanh hiệu quả, hoặc không tìm được hướng phát triển
như đã đề ra, nhiều doanh nghiệp không còn khả năng tiếp tục kinh doanh hoặc
không có nhu cầu tiếp tục kinh doanh bên cạnh lựa chọn giải pháp thủ tục tạm ngừng
kinh doanh có thời hạn...
|
Thành lập doanh nghiệp qua mạng điện tử
10:15 | 23/06/2022
Với nhu cầu ngày càng phát
triển của Công nghệ thông tin cũng như việc áp dụng đơn giản hóa thủ tục hành
chính. Sở kế hoạch đầu tư đã áp dụng việc đăng ký thành lập, thay đổi thông tin
doanh nghiệp trên hệ thống online của sở tại địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn
|
Doanh nghiệp cần làm gì sau khi thành lập?
10:50 | 28/05/2022
Sau khi thành lập công ty hoặc nhận giấy phép kinh doanh, có khá nhiều việc buộc phải làm mà hầu hết các doanh nghiệp mới đều thiết sót, dẫn đến xử phạt không nên có. Vì vậy doanh nghiệp sau khi đăng kí kinh doanh cần:
|
Điều kiện thanh toán và xử lí cổ phần mua lại
05:07 | 21/06/2022
Mua lại cổ phần theo yêu cầu
cổ đông và theo quyết định của công ty là hình thức giảm vốn điều lệ của công
ty cổ phần. Do vậy, để có thể thanh toán các cổ phần được mua lại, công ty cần
đáp ứng điều kiện mà pháp luật đã quy định cụ thể.
|
Cách đặt tên doanh nghiệp cho đúng và phù hợp
12:43 | 15/06/2022
Tên doanh nghiệp là một trong những thành phần bắt
buộc phải có trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đặt
tên công ty hiện nay là bước mất khá nhiều công sức trong các bước thành lập
doanh nghiệp.
|
Thủ tục tăng giảm vốn điều lệ của công ty
11:25 | 17/06/2022
Tăng và giảm vốn điều lệ của công ty có ý nghĩa quan
trọng trong việc duy trì và xây dựng công ty. Ngoài ra, khi tăng hoặc giảm vốn
điều lệ còn ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh và đầu tư trong tương lai.
|
Khi muốn thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì ?
12:29 | 14/06/2022
Sau khi có
những tính toán, chuẩn bị kĩ lưỡng trong việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh, vốn,
trụ sở… thì việc thành lập doanh nghiệp chính là quyết định cuối cùng của người
kinh doanh. Tuy nhiên trước khi thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì
thì rất nhiều chủ đầu tư, người kinh...
|
Giấy phép thiết lập mạng xã hội
10:46 | 14/04/2022
Giấy phép mạng xã hội (Social network) hay còn gọi là Giấy phép thiết lập mạng xã hội là văn bản pháp lý do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho doanh nghiệp, tổ chức sở hữu trang mạng xã hội để trang mạng xã hội hoạt động một cách hợp pháp.
|