Mua sắm chính phủ là một trong những lĩnh vực nhạy cảm trong thương mại quốc tế. Vì vậy
trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hiệp định về mua sắm Chính Phủ là hiệp định
không bắt buộc các thành viên phải tuân thủ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ Hiệp định
TPP, việc tuân thủ các điều khoản liên quan đến vấn đề mua sắm Chính Phủ là bắt buộc đối với
tất cả các bên tham gia nhằm sử dụng thị trường mua sắm Chính Phủ để kích thích thương mại
quốc tế phát triển với tốc độ nhanh chóng hơn và bình đẳng hơn giữa các bên
tham gia ký kết.
Minh bạch
là một khái niệm khá trừu tượng. Để đo lường tính minh bạch là một công việc hết
sức khó khăn. Nhiều người vẫn thường hiểu minh bạch đồng nghĩa với công khai.
Thực ra, khái niệm minh bạch là khái niệm rộng hơn, nó bao gồm cả cơ hội, tính
bình đẳng trong tiếp cận thông tin, tính tin cậy, nhất quán của thông tin, tính
dự đoán trước được và sự cởi mở của cơ quan cung cấp thông tin.
Chưa có
một định nghĩa nào cụ thể về tính minh bạch cho nên trong mua sắm chính phủ
cũng vậy. Cho nên minh bạch trong mua sắm chính phủ chúng ta có thể hiểu là cam
kết về mua sắm Chính phủ trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là
một trong những nội dung rất quan trọng. Theo đó, nguyên tắc chính của nội dung
này là không có sự phân biệt đối xử giữa các nhà thầu trong TPP với nhau.
1.Nội
dung nguyên tắc minh bạch trong lĩnh vực mua sắm chính phủ theo quy định của
GPA 1994.
Nguyên tắc
này được ghi nhận lại Điểu XVII vả XIX GPA 1994. Mục đích của nguyên tắc này là
đảm bảo cho việc thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử; đồng thời, đảm bảo
khả năng tiếp cận thị trường mua sắm Chinh phủ của hàng hóa, dịch vụ và nhà
cung cấp nước ngòai, cũng như đảm bảo cho việc kiểm tra, giám sát sự tuân thù đối
với các quy định của GPA 1994.
Theo
nguyên tắc minh bạch, các nước thành viên có nghĩa vụ:
- Công bố
mọi luật lệ, quy định, phán quyết của tòa án, các quy định hành chính được áp dụng
chung và thủ tục (bao gồm các điều khoản
cùa hợp đồng mẫu) về mua sẳm Chính phủ được nêu ra tại Hiệp định này trong
một xuất bán phẩm thích hợp quy định tại Phần phụ lục IV và theo cách thức nhằm
giúp các bên và các nhà cung cấp có thể tiếp cận các quy định nêu trên;
- Cung cấp
thông tin, kịp thời, chính xác và có nghĩa vụ giải thích về những vấn đề mà các
thành viên khác cũng như các nhà cung cấp quan tâm, thắc mắc vô hoạt động mua sắm
của các nước thành viên đó và các nội dung liên quan đến đấu thầu trong những trường hợp được quy định ở Điều
XIX;
- Thông
báo cho ủy ban về mua sắm Chính phủ của WTO những thông tin liên quan đến hệ thống chính sách và pháp luật quốc
gia, các cam kết song phương và đa phương trong lĩnh vực MSCP cũng như các báo
cáo về việc thi hành Hiệp định.
Các báo
cáo này hàng năm được gửi tới ủy ban với những số liệu thống kê cơ bản liên
quan đển các họp đồng trúng thầu trong lĩnh vực mua sẳm của Chính phủ thành
viên được trao bởi thực thế nhà nước mà thành viên này đã liệt kê đưa vào phạm
vi điều chỉnh của Hiệp định trong Phần phụ lục I.
GPA 1994
cũng ghi nhận những trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc này, bao gồm: Những
thông tin tối mật sẽ không được tiết lộ cho bất kỳ bên nào nếu không được phép
chính thức của Bên cung cấp thông tin, nếu việc cung cấp thông tin này làm cản
trở cho việc thi hành pháp luật hoặc nểu đi ngược lại với các lợi ích chung hoặc làm ảnh hường đến các lợi ích thương mại hợp
pháp cùa các doanh nghiệp cụ thể của : nhà nước hoặc tư nhân, hoặc có thể ảnh
hường tới cạnh tranh công băng giữa các nhà 1 cung cấp.
Khi tiến
hành mua sắm, các thực thể nhà nước tiển hành việc mua sấm phải đáp ứng những
yêu cầu sau đây:
- Khi gửi
các thông báo mời thầu phải đảm bảo thực hiện theo một thủ tục minh bạch và phải
chi rõ, trực tiếp trong chính thư mời hoặc thông báo trên phương tiện thông tin
đại chúng, những hợp đồng mua sắm nào thuộc phạm vi điều chỉnh cùa Hiệp định.
- Với hợp
đồng trao cho các nhà cung câp từ các nước không phải thành viên GPA 1994, các
thực thể nhà nước của nước thành viên phải chi rõ những điều khoản và điều kiện,
bao gồm cả những sự khác biệt trong các thủ tục đấu thầu cạnh tranh hoặc trong
quá trình tiến hành các thủ tục khiếu nại, tại các hồ sơ thầu được dành cho những
nhà cung cấp này và việc trao hợp đồng phải được tiến hành theo cách thức minh
bạch, trừ một số trường hợp nhất định.
2. Nội
dung nguyên tắc minh bạch trong lĩnh vực mua sắm chính phủ theo quy định của
GPA 2012.
Về cơ bản,
nội dung pháp lý của GPA 2012 tương tự với các quy định của GPA 1994. GPA 2012 cũng
quy định 2 nguyên tắc cơ bản là không phân biệt đối xử và minh bạch. Các điều
khoản trong GPA 2012 cũng chủ yếu đề cập đến thủ tục đấu thầu. Tuy nhiên, GPA
2012 cũng có những điểm mới nhất định so với GPA 1994.
Tuy
nhiên, không phải tất cả các hoạt động mua sắm Chính phủ cùa các nước thành
viên đều thuộc phạm vi điều chỉnh của của GPA 2012, chi những hoạt động mua sắm
chính phủ đáp ứng đồng thời các điều kiện mà hiệp định đưa ra mới thuộc phạm vi
điều chính I của Hiệp định.
GPA 2012
đã cập nhật một số nội dung cho phù hợp thông lệ mua sắm chính phủ hiện nay.
Trong đó, đáng lưu ý là GPA 2012 có quy định về việc sử dụng các công cụ điện tử
trong mua sắm như: Đấu thầu qua mạng (Điều XIV), thông báo mời thầu có thể bằng
giấy hoặc dữ liệu điện tử (Điều VII: 1), hay thời hạn trong đấu thầu có thế được
rút ngắn nếu thực thể mua sắm sừ dụng các phương tiện điện tử (Điều XI:5).
Ngoài
ra, quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước đang phát triển đã được
quy định rõ ràng hơn tại Điều V GPA 2012, với mục tiêu đàm phán ban đầu là sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập của các nước đang phát triển trong
tương lai. Ví dụ, trong quá trình đàm
phán gia nhập Hiệp định của các nước đang và kém phát triển, các nước thành viên có thê đồng ý gia
hạn thời gian thi hành bất kỳ nghĩa vụ nào theo quy đinh cua GPA 2012, trừ quy
định tại bất kỳ nghĩa vụ cụ thể trong Hiệp định này, trư nghĩa vụ tại Điều IV:
1 (b). Thời gian tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ là (Điều V:4)
Đối với
một nước kém phát triển: năm năm sau khi gia nhập vào Hiệp định này và đối với
bất kỳ quốc gia đang phát triển khác: chỉ có thời gian cần thiết để thực hiện
các nghĩa vụ cụ thể và thời hạn này kéo dài không quá ba năm.Thời hạn tạm hoãn
thi hành Hiệp định sẽ được liệt kê trong phụ lục 7 của nước thành viên đang và
kém phát triển đó.
Như vậy,
về cơ bản, các Hiệp định về mua sắm chính phủ của WTO (GPA 1994 và GPA 2012) đều
đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử, minh bạch, công bằng về thủ tục
trong hoạt động mua sắm chính phủ. Nhưng so với GPA 1994, các quy định của GPA
2012 đã được hoàn thiện và cập nhật phù hợp với thông lệ mua sắm chính phủ hiện
nay, phạm vi áp dụng của Hiệp định được mở rộng, các biện pháp phân biệt đối xử
tiếp tục được loại bỏ. Hơn nữa, việc mở rộng nội dung quy định về đối xử đặc biệt
và khác biệt dành cho các nước đang phát triển của GPA 2012 cũng tạo điều kiện
để những nước đang phát triển như Việt Nam gia nhập Hiệp định.
Công ty Luật TNHH Hồng Thái và đồng nghiệp xin hân hạnh được mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tư vấn tốt nhất về các lĩnh vực như:
+ Tư vấn pháp luật dân sự, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch dân sự;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch và nghĩa vụ dân sự như: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh…;
+ Tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng mua bán, tặng, cho, vay mượn tài sản;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng thuê, thuê khoán tài sản và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng gia công, hợp đồng bảo hiểm và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền và các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ủy quyền.
+ Tư vấn, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến thừa kế như: tư vấn, hỗ trợ pháp lý về thừa kế cho người để lại thừa kế, người thừa kế; soạn thảo di chúc và các văn bản khác; tư vấn, hỗ trợ pháp lý các vấn đề thừa kế khác có liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý liên quan đến các quan hệ dân sự có yêu tố nước ngoài.
Xin vui lòng liên hệ: 097 693 3335 để công ty chúng tôi có thể tư vấn cho quý khách.
Trân trọng!
(K.linh)