Từ những năm 40 của thế kỷ
XX ở Mỹ bán hàng đa cấp ra đời. Trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, đến nay bán hàng đa
cấp đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới và được ghi nhận là một phương thức
phân phối khá tiên tiến và tiêu thụ hàng hóa hiệu quả.
Tại Việt Nam, mô hình
kinh doanh đa cấp cũng phát triển và gặt hái nhiều thành công từ những năm 90 của
thế kỷ trước. Và hiện nay, các công ty đa cấp ngày càng nở rộ
cùng với đó là sự biến tướng về hoạt động bán hàng đa cấp với các thủ đoạn lừa
đảo ngày một tinh vi. Các công ty đa cấp đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội.
1. Thực trạng bán hàng đa cấp ở Việt Nam
Xuất hiện trên thế giới
vào khoảng giữa thế
kỷ trước với rất nhiều tranh cãi, song đến năm 1998, mô hình kinh doanh đa cấp mới có mặt tại Việt Nam. Bán
hàng đa cấp có mặt lần đầu tiên ở TP HCM năm 1998, do một nhóm người từ Đài
Loan sang liên doanh với Công ty Inconmex. Khi đó, sản phẩm mà họ rao bán là
chiếc nệm mút. Qua các buổi tập huấn bán hàng, chiếc nệm mút này được biết đến
như một sản phẩm thần kỳ, có thế chữa bách bệnh. Vì thế, giá trị của món hàng
được đẩy lên đến vài chục triệu đồng một tấm.
Tuy nhiên, 5-6 năm trở
lại đây được xem là giai đoạn nổi
lên của
kinh doanh đa cấp tại Việt Nam, khi mà hàng loạt tổ chức kinh doanh đa cấp ra đời
và tăng dần doanh số. Theo
Hiệp hội Bán hàng đa cấp, mô hình này khá mới mẻ so với nhiều ngành nghề
khác tại Việt Nam nhưng lại có tốc độ tăng trưởng 20- 30% mỗi năm. Năm 2013, số
hội viên tham gia Hiệp hội đã lên tới hơn 100 đơn vị. Tuy nhiên, theo Cục Quản
lý cạnh tranh, Bộ Công Thương cho biết hiện số lượng đơn vị đăng ký là
65 trong đó có gần 20% là các doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% từ nước
ngoài”. Theo
Cục Quản lý Cạnh tranh, sau gần 20 năm có mặt tại Việt Nam, hiện mặt hàng kinh
doanh của các công ty đa cấp đã phát triển rất rộng từ thực phẩm chức năng, mỹ
phẩm, đồ gia dụng, hàng thời trang, dụng cụ thể thao, vật lý trị liệu... Tuy
nhiên, thực phẩm chức năng vẫn có số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh nhiều
nhất (trên 80%). Đây cũng là mặt hàng
được bán nhiều nhất (khoảng 90%).
Doanh
thu lĩnh vực này cũng tăng 10 lần trong vòng 8 năm, từ 614 tỷ đồng năm 2006 lên
đạt 6.447 tỷ đồng năm 2013. Riêng 6 tháng đầu năm 2015, tổng doanh thu của
ngành là 3.200 tỷ đồng.
Theo ước
tính của Cục Quản lý cạnh tranh, hiện doanh nghiệp đa cấp đăng ký khoảng trên
7.000 mặt hàng. Số lượng người đã tham gia bán hàng đa cấp vào khoảng có 1,2
triệu, trong khi con số này năm 2006 chỉ là 235.000 người. Nếu như trước
đây, đối tượng chủ yếu của giới bán hàng đa cấp là những người nghèo, tham gia
để mong được đổi đời thì nay, những người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp
còn có trí thức, giáo viên, công nhân, sinh viên... .
Có
thể kể đến những vụ lừa đảo đa cấp điển hình trong thời gian qua như: Công ty
Liên Kết Việt lừa đảo
bán hàng đa cấp, mạo danh Bộ Quốc Phòng với khoảng 60.000
người tại 27
tỉnh thành phố bị lừa với số tiền trên 1.900 tỷ đồng; Vụ mua gian hàng ảo ở Công ty MB24 với 631 tỷ đồng và
17000 người tham gia; Vụ đa cấp mua gian hàng ảo ở Tâm Mặt Trời với 122 tỷ đồng,
39000 người; Vụ đặt phòng khách sạn đa cấp ảo ở Công ty Holiday VN, Diamond
Đông Nam Á, Xuân Bắc thiệt hại 79 tỷ đồng, 11000 người; Vụ gian hàng ảo ở Công
ty Xuyên Việt với 13,6 tỷ đồng, hơn 2000 người tham gia.
Trên thực tế, các cơ quan quản lý cạnh tranh đã ra rất nhiều quyết định xử
phạt các công ty bán hàng đa cấp (như xử phạt công ty Liên Kết Việt 570 triệu đồng,
xử
phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Trường Giang
Việt Nam liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp. Tổng số tiền phạt là 420 triệu
đồng....) và đã rút
giấy phép kinh doanh bán hàng đa cấp của hàng loạt các công ty (như Công
ty Cổ phần Sản xuất thương mại Con Đường Việt, Công ty TNHH Tầm nhìn Đại Hưng
668, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Thương mại Quốc tế TNC, Công ty Cổ phần
New Power Việt Nam, .....)
2. Thực trạng pháp luật về bán hàng đa cấp bất chính
Thứ
nhất, mức
xử phạt đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính theo quy định của pháp luật vẫn
còn quá nhẹ so với thiệt hại thực tế.
Hiện nay, xử phạt hành vi bán hàng đa cấp được quy định tại
Nghị định 71/2014/NĐ-CP. Nghị định này thay thế cho nghị định 120/2005/NĐ-CP đã
nâng mức phạt lên cao hơn so với nghị định cũ. Tuy nhiên, mức phạt này vẫn còn
là quá nhẹ so với thiệt hại thực tế xảy ra. Liên
quan đến hành vi vi phạm quy định về bán hàng đa cấp, tại
Điều 36 Nghị
định 71/2014/NĐ-CP chỉ quy định xử phạt đối với doanh nghiệp BHĐC, không quy định
việc xử phạt đối với người tham gia BHĐC. Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định này:“Mức
tiền phạt tối đa đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi vi phạm
pháp luật về cạnh tranh khác là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000
đồng đối với tổ chức”. Thực tiễn cho thấy, quy định xử phạt như trên là quá nhẹ,
chưa đủ sức răn đe phòng ngừa vi phạm.
Thứ
hai,
Hiện nay khoản ký quỹ của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp vẫn còn rất nhỏ.
Theo quy định tại nghị định 42/2014/NĐ-CP thì khoản ký quỹ bằng
5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 5 tỷ đồng.
Mục
đích của khoản tiền ký quỹ là khoản tiền đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ của
doanh nghiệp bán hàng đa cấp đối với người tham gia bán hàng đa cấp khi doanh
nghiệp bán hàng đa cấp chấm dứt hoạt động. Số tiền này vẫn còn quá nhỏ so với thiệt
hại thực tế xảy ra, sẽ không đảm bảo được việc thực hiện các nghĩa vụ của công
ty với người tham gia.
Thứ ba, Theo quy định của pháp luật, cơ
quan có thẩm quyền không
phải công khai quyết định xử phạt hành
vi bán hàng đa cấp.
Theo
quy định tại Điều 71, Điều 72 Nghị định 116/2005/N Đ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Cạnh tranh và
Điều 72 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì quyết định xử phạt doanh nghiệp bán hàng đa cấp không thuộc trường hợp phải
công bố công khai.
Thứ tư, công tác quản lý kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về bán hàng đa cấp vẫn còn nhiều hạn chế và lỏng lẻo, công tác tuyên truyền pháp luật về bán hàng đa cấp vẫn còn hạn chế, thông tin thị trường thiếu hoặc sai lệch.
Công tác phối hợp với cơ
quan chuyên môn tổ chức các chương trình tập huấn về công tác quản lý bán hàng
đa cấp cho các cơ quan quản lý địa phương chưa được Cục Quản lý cạnh tranh quan
tâm thường xuyên. Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin, liên lạc giữa các cơ quan
chức năng để tăng cường tham vấn, trao đổi kinh nghiệm và hướng dẫn kịp thời
các vấn đề thực tiễn trong công tác quản lý bán hàng đa cấp còn nhiều hạn chế.
Công ty Luật TNHH Hồng Thái và đồng nghiệp xin hân hạnh được mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất về các lĩnh vực như:
+ Tư vấn pháp luật dân sự, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch dân sự;
+Tư vấn đầu tư, khắc dấu, cấp giấy phép kinh doanh, tư vấn sở hữu trí tuệ, in hóa đơn;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch và nghĩa vụ dân sự như: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh…;
+ Tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng mua bán, tặng, cho, vay mượn tài sản;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng thuê, thuê khoán tài sản và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng gia công, hợp đồng bảo hiểm và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền và các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ủy quyền.
+ Tư vấn, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến thừa kế như: tư vấn, hỗ trợ pháp lý về thừa kế cho người để lại thừa kế, người thừa kế; soạn thảo di chúc và các văn bản khác; tư vấn, hỗ trợ pháp lý các vấn đề thừa kế khác có liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý liên quan đến các quan hệ dân sự có yêu tố nước ngoài.
Xin vui lòng liên hệ: 097 693 3335 để công ty chúng tôi có thể tư vấn cho quý khách.
Trân trọng!
(K.linh)