Nguyên tắc thực hiện chế
độ hai cấp xét xử là một nguyên tắc có ý nghĩa và đăc biệt quan trọng trong hoạt
động xét xử. Bởi hoạt động xét xử các vụ án hình sự có thể dẫn đến một hậu quả
pháp lí bất lợi cho người bị xét xử cũng như những người có liên quan, nguyên tắc
này ra đời thể hiện sự thận trọng của Tòa án trong việc xét xử, đảm bảo cho việc
xét xử chính xác, công bằng, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo quyền
và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan trong từng vụ án
1. Ý nghĩa pháp lý
Việc
quy định một vụ án hình sự có thể được xét xử qua hai cấp là một bảo đảm pháp
lý cần thiết cho việc xét xử của Tòa án được chính xác và đúng đắn. Bởi vì qua
hai cấp xét xử như vậy những vấn đề thuộc nội dung vụ án sẽ một lần nữa được xem
xét, phân tích, đánh giá kỹ càng, đấy đủ hơn. Trên cơ sở đó, các phán quyết của
Tòa án đưa ra đảm bảo độ chính xác cao hơn. Việc quy định và thực hiện nguyên tắc
hai cấp xét xử trong TTHS tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Viện kiểm sát, bị
cáo, người tham gia tố tụng khác có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án thể hiện
thái độ không đồng tình với việc xét xử của Tòa án theo quy định của pháp luật
TTHS để vụ án được xét xử lại ở cấp phúc thẩm. Thông qua đó, chủ thể của quyền
kháng cáo, kháng nghị có thể bảo vệ quyền và lợi ích của mình và trong nhiều
trường hợp lợi ích của Nhà nước và xã hội cũng được đảm bảo.
Việc
quy định về nguyên tắc hai cấp xét xử cũng như quy định về việc bản án, quyết định
sở thẩm có thể bị sửa, bị hủy tại cấp phúc thẩm sẽ kịp thời sửa chữa những sai
lầm hoặc các hành vi vi phạm pháp luật mà cấp sơ thẩm mắc phải, góp phần nâng
cao trách nhiệm của HĐXX sơ thẩm, giúp họ có thái độ thận trọng và có trách nhiệm
hơn trước khi đưa ra phán quyết của mình. Thông qua hoạt động xét xử phúc thẩm,
Tòa án cấp phúc thẩm kịp thời chỉ ra những sai lầm, thiếu sót mà Tòa án cấp sơ
thẩm đã mắc phải, tự mình sửa chữa sai lầm, khắc phục thiếu sót hay đề nghị Tòa
án cấp sơ thẩm sửa chữa những sai lầm của mình. Đây cũng chính là một hình thức
hướng dẫn áp dụng pháp luật có hiệu quả to lớn giữa Tòa án cấp phúc thẩm với
Tòa án cấp sơ thẩm, nhờ đó mà chất lượng xét xử tại các cấp ngày càng được nâng
cao.
Việc
xét xử lại vụ án mà Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử sẽ giúp tìm ra nguyên nhân dẫn
đến sai lầm hay những vi phạm pháp luật trong việc áp dụng pháp luật của các cơ
quan tiến hành tố tụng nói chung và tòa án nói riêng. Từ đó, giúp tìm ra các giải
pháp thích hợp để sửa chữa, khắc phục về lập pháp cũng như về hướng dẫn áp dụng
pháp luật, tổ chức các cơ quan tiến hành tố tụng nhất là hoàn thiện tổ chức Tòa
án, đáp ứng yêu cầu của nguyên tắc hai cấp xét xử và yêu cầu cải cách tư pháp.
2. Ý
nghĩa chính trị, xã hội
- Ý nghĩa chính trị
Việc
quy định và thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTHS đáp ứng các yêu cầu
của Nhà nước pháp quyền đối với việc bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của
công dân, đảm bảo dân chủ, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, áp dụng đúng
pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội là sự thể hiện nhận
thức khoa học về hoạt động xét xử của Tòa án phù hợp với nguyên lý của Chủ
nghĩa Mác – Lênin về nhận thức thế giới. Đó là nhận thức luôn có sự vận động và
phát triển, không phải trong mọi trường hợp nhận thức của con người về một sự vật
hiện tượng đã đúng ngay từ lần nhận thức đầu tiên. Việc quy định một vụ án hình
sự có thể được xét xử ở hai cấp xét xử khác nhau là phù hợp với quy luật của nhận
thức nhằm đảm bảo tính đúng đắn, khách quan của hoạt động xét xử. Quy định
nguyên tắc hai cấp xét xử thể hiện thái độ thận trọng của Nhà nước trong việc
đưa ra các phán xét về số phận pháp lý, sinh mạng chính trị, quyền lợi của người
đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự và những người có liên quan là sự
thể hiện rõ ràng nhất bản chất của Nhà nước pháp quyền Việt Nam là Nhà nước của
dân, do dân và vì dân. Trong đó, vấn đề tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi
ích chính đáng và hợp pháp của công dân là một nội dung quan trọng của Nhà nước
pháp quyền. Tòa án với nhiệm vụ thực hiện quyền tư pháp của nhà nước trong phạm
vi hoạt động của mình phải xét xử đúng người, đúng tội, áp dụng đúng pháp luật,
đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. “ Hơn bất kỳ một hoạt động
nào của Nhà nước, hoạt động xét xử phản ánh trực tiếp và sâu sắc bản chất của
Nhà nước, sai lầm của Tòa án trong việc giải quyết các vụ án chính là sai lầm của
Nhà nước. Vì thế, đòi hỏi xét xử phải chính xác, công minh, thể hiện được ý
chí, nguyện vọng của nhân dân”. Đây cũng là một hình thức thực hiện pháp luật
có hiệu quả chức năng giám đốc xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới.
Việc
quy định và thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTHS thể hiện sự tôn trọng
và đảm bảo thực hiện một cách có hiệu quả các quyền con người trong lĩnh vực tư
pháp, một lĩnh vực mà từ xưa đến nay bất kỳ một quốc gia nào cũng phải thực hiện
là vô cùng quan trọng. Việc quy định và thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử
trong TTHS cũng tạo điều kiện để các chủ thể tham gia tố tụng có thể trực tiếp
bảo vệ quyền lợi của mình nhiều lần tại các phiên tòa xét xử khác nhau. Đồng thời
với việc đảm bảo quyền lợi của người tham gia tố tụng, việc xét xử ở hai cấp
cũng giúp họ nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong vụ án để có thái độ hợp
tác tích cực với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện các nghĩa
vụ pháp lý của mình. Việc quy định nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTHS với nội
dung cơ bản là một vụ án hình sự có thể được xét xử và chỉ có thể xét xử ở hai
cấp là cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm, giúp tránh được tình trạng vụ án bị xử ở
quá nhiều cấp làm cho quá trình tố tụng kéo dài ảnh hưởng tới hiệu lực của bản
án, quyết định nhất là các bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật
- Ý nghĩa xã hội.
Việc
quy định và thực hiện nguyên tức hai cấp xét xử trong TTHS góp phần rất lớn vào
việc đảm bảo công bằng xã hội, nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức pháp luật và
phòng ngừa tội phạm, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân vào hoạt động xét xử
của Tòa án, nâng cao uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và Tòa
án nói riêng. Bởi lẽ, việc xét xử phải nhằm đến mục đích cao nhất là đúng người,
đúng tội, áp dụng đúng pháp luật, tránh oan sai, đảm bảo quyền bình đẳng của mọi
công dân trong TTHS. Do vậy, sẽ là không công bằng nếu như tước bỏ quyền được bảo
vệ quyền và lợi ích của bị cáo, người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích pháp
lý liên quan đến vụ án một lần nữa tại một phiên tòa xét xử khác, nếu như chưa
thể có các điều kiện thực tế để khẳng định hay bảo đảm rằng phán quyết của lần
xét xử đầu tiên là hoàn toàn chính xác. Với việc quy định và thực hiện nguyên tắc
xét xử công khai ở cả cấp sơ thẩm và cấp xét xử phúc thẩm, người dân có điều kiện
biết rõ về hoạt động xét xử. Mặt khác, khi biết được kết quả xét xử phúc thẩm,
thấy được sự đánh giá về tính đúng đắn hay không đúng đắn của cấp xét xử sơ thẩm,
người dân mới thực hiện triệt để quyền giám sát hoạt động xét xử của Tòa án các
cấp. Trên cơ sở đó mới có thái độ chính xác nhất về tính khách quan của hoạt động
này trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, lợi
ích chung của xã hội, cộng đồng và lợi ích của Nhà nước.
Công ty Luật TNHH Hồng Thái và đồng nghiệp xin hân hạnh được mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất về các lĩnh vực như:
+ Tư vấn pháp luật dân sự, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch dân sự;
+Tư vấn đầu tư, khắc dấu, cấp giấy phép kinh doanh, tư vấn sở hữu trí tuệ, in hóa đơn;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch và nghĩa vụ dân sự như: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh…;
+ Tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng mua bán, tặng, cho, vay mượn tài sản;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng thuê, thuê khoán tài sản và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng gia công, hợp đồng bảo hiểm và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền và các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ủy quyền.
+ Tư vấn, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến thừa kế như: tư vấn, hỗ trợ pháp lý về thừa kế cho người để lại thừa kế, người thừa kế; soạn thảo di chúc và các văn bản khác; tư vấn, hỗ trợ pháp lý các vấn đề thừa kế khác có liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý liên quan đến các quan hệ dân sự có yêu tố nước ngoài.
Xin vui lòng liên hệ: 097 693 3335 để công ty chúng tôi có thể tư vấn cho quý khách.
Trân trọng!
THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP QUẢNG CÁO THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
09:46 | 23/08/2024
Doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức
năng và muốn phổ biến rộng rãi đến người tiêu dùng, cách nhanh nhất là quảng
cáo. Tuy nhiên việc quảng cáo thực phẩm chức năng cần phải được cấp Giấy phép
quảng cáo. Hồ sơ xin xác nhận nội dung quảng cáo gồm những gì? Xin mời các bạn
tìm...
|
Những trường hợp chuyển đổi phần vốn góp trong Cty TNHH
10:04 | 07/08/2024
Chuyển nhượng phần vốn góp Công ty TNHH 2 thành viên sẽ có những trường hợp nào? Thành viên công ty TNHH 2 thành viên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác.
|
Hướng dẫn thủ tục đăng ký mẫu con dấu của doanh nghiệp
11:04 | 06/08/2024
Sau khi thành lập doanh nghiệp, các chủ sở hữu có trách nhiệm cần phải tiếp tục
thực hiện các thủ tục pháp lí như khai thuế, lệ phí,… và đặc biệt không thể
không kể tới vấn đề đăng ký mẫu dấu.
Vậy, thủ tục
đăng ký mẫu dấu được pháp luật quy định như thế nào?
Trong...
|
Doanh nghiệp bắt buộc kê khai thông tin số điện thoại và email khi đăng ký doanh nghiệp
04:30 | 23/11/2023
Ngày 16/11/2023, Phòng
DKKD – Sở KHĐT TP. Hà Nội ban hành thông báo số 898/TB-ĐKKD về việc kê khai
thông tin địa chỉ email khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
|
Hướng dẫn doanh nghiệp hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
09:58 | 06/11/2023
Khi phát hiện ra thông tin
trên GCN đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục
như thế nào để đính chính thông tin?
|
Mới nhất: Doanh nghiệp chậm kê khai thuế GTGT bị phạt như thế nào?
05:31 | 27/10/2023
Việc chậm nộp thuế ở các
công ty thường xảy ra. Để hạn chế và xử phạt những trường hợp này xảy ra, pháp
luật nước ta đã có những quy định cụ thể.
|
[Mới] Vợ chồng có thể đồng thời là thành viên của Hội đồng thành viên trong Công ty TNHH 2TV trở lên?
05:12 | 04/10/2023
Câu hỏi: Tôi hiện đang là
thành viên Hội đồng thành viên của công ty TNHH 2 thành viên. Vậy chồng tôi có
được là thành viên của Hội đồng thành viên công ty tôi hay không?
|
Có bắt buộc đóng dấu công ty khi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp?
09:46 | 23/09/2023
Pháp luật quy định khi
thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp có cần phải đóng dấu không?
|
Có thể yêu cầu cung cấp thông tin của doanh nghiệp khác?
03:28 | 18/09/2023
Câu hỏi: Tôi có thể xin
thông tin đăng ký doanh nghiệp của đối tác hay không? Việc cung cấp thông tin
đăng ký doanh nghiệp có mất phí gì hay không?
|
Công văn 7498/BKHĐT-ĐKKD đính chính Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hộ kinh doanh
02:09 | 16/09/2023
Mẫu Phụ lục III-7 về Giấy
đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hộ kinh doanh trong hệ thống thông
tin về đăng ký hộ kinh doanh tại Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT ban hành ngày
18/4/2023, sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn
về đăng ký kinh doanh đã được...
|