Trong
xã hội hiện đại, ý thức con người phát triển, tiến bộ hơn về quan hệ trong gia
đình, quyền bình đẳng của vợ chồng cũng được đề cao không còn những tư tưởng cổ
hủ, lạc hậu của thời phong kiến. Sự bình đẳng trong hôn nhân được pháp luật hôn
nhân và gia đình Việt Nam đề cao trong các luật hôn nhân gia đình trước đây và
bây giờ là luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Việc tạo ra tài sản không nhất thiết
phải do cả hai người cùng lao động để tạo ra. Tài sản chung của vợ chồng có thể
chỉ do một người vợ hoặc người chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân. Thông
thường trong cuộc sống gia đình Việt Nam thì người phụ nữ thường mất nhiều thời
gian, công sức cho việc sinh đẻ, nuôi dạy con cái và làm các công việc nội trợ
vì vậy cần phải coi làm các công việc nhà cũng là tham gia vào việc duy trì và
phát triển cuộc sống gia đình. Khi một người thực hiện công việc trong gia đình
thì lao động của người tạo ra thu nhập đã bao hàm cả lao động của ngừoi thực
hiện công việc trong gia đình.
Đối với tài sản chung của vợ chồng,
với tư cách là đồng sở hữu chung thì cả người vợ và người chồng đều có quyền
ngang nhau trong việc thực hiện các quyền của chủ sở hữu. Sở hữu chung của vợ
chồng có đặc điểm riêng là sự bình đẳng hoàn toàn của người vợ, người chồng đối
với tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng được sử dụng nhằm duy trì và bảo
đảm sự tồn tại và phát triển của gia đình, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đời
sống chung của các thành viên trong gia đình. Quyền của vợ chồng đối với tài
sản chung là ngang nhau trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh.
Quyền sở hữu đối với tài sản chung có điểm khác biệt với quyền các thành viên
trong gia đình với tài sản chung vì tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung
hợp nhất, người vợ hoặc người chồng không có quyền chuyển nhượng phần quyền của
mình cho người thứ ba. Còn các thành viên trong gia đình là đồng sở hữu chung
có thể chuyển nhượng phần quyền sở hữu của mình cho người thứ ba.
Quyền sử dụng tại điều 189 BLDS năm
2015: “ Quyền sử dụng là quyền khai thác
công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”. Người vợ hoặc người chồng
tùy vào loại tài sản mà quyết định các biện pháp, cách thức khai thác các giá
trị sử dụng của tài sản để phục vụ cho nhu cầu của gia đình mình, của mình. Vợ
chồng ngang nhau về quyền sử dụng tài sản và căn cứ theo nhu cầu về sử dụng tài
sản mà vợ chồng sẽ tự thỏa thuận với nhau đề cùng nhau sử dụng tài sản chung
sao cho hợp lý nhất.
Quyền định đoạt là quyền của chủ sở
hữu quyết định của chủ sở hữu quyết định
số phận pháp lý của tài sản. Chủ sở hữu có thể định đoạt tài sản thông qua các
hành vi như: hủy bỏ tài sản hoặc từ bỏ tài sản, chuyển gia quyền sở hữu đối với
người khác. Các hình thức định đoạt rất đa dạng: bán, tặng cho, cho vay, để
thừa kế… Việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng cần có sự đồng ý của cả hai
vợ chồng về tài sản chung.
- Bình
đẳng trong quản lý tài
sản cho nhau.
Về nguyên tắc người vợ, người chồng
có quyền ngang nhau trong việc nắm giữ quản lý tài sản chung , khai thác công
dụng của tài sản và được hưởng những lợi ích do tài sản đem lại; được quyền
định đoạt số phận pháp lý của tài sản. Vợ chồng có quyền tự xác lập, thực hiện,
chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của mình. Tuy nhiên,
pháp luật cũng đã dự liệu đến khả năng một trong hai bên vợ hoặc chồng không có
khả năng tự quản lý tài sản do nhiều lý do thì người kia có quyền quản lý tài
sản chung gồm cả cho người không có khả năng quản lý. Theo quy định tại khoản 1
điều 53 BLDS năm 2015: “ Trong trường hợp
vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng
lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.”. Khi người vợ hoặc người chồng
thực hiện quản lý tài sản chung, người quản lý phải có trách nhiệm quản lý tài
sản chung đó như là tài sản của mình. Việc sử dụng, định đoạt tài sản chung cho
cả phần quyền của người được giám hộ chỉ được thực hiện vì lợi ích của người
được giám hộ và nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.
- Bình đẳng trong đại diện cho nhau khi xác lập giao
dịch dân sự liên quan đến tài sản chúng.
Trong suốt thời kỳ hôn nhân, người
vợ hoặc người chồng có quyền tự mình xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dích
liên quan đến tài sản riêng của mình hoặc cùng với người chồng, người vợ của
mình xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản
chung của vợ chồng. Tuy nhiên, một trong hai người có thể đại diện cho người
kia thay mặt mình xác lập, thay đổi, chấm dứt các giao dịch dân sự. Người vợ
hoặc ngừoi chồng có thể đại diện cho nhau trong các trường hợp như: Người vợ
hoặc người chồng ủy quyền cho kia thay mặt mình; vợ- chồng là người đại diện
theo pháp luật cho nhau khi người vợ
hoặc người chồng mất năng lực hành vi dân sự, người còn lại đủ điều kiện làm
người giám hộ hoặc việc vợ - chồng đại diện cho nhau cũng có thể được Tòa án
chỉ định khi một trong hai người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Bình đẳng trong yêu cầu chia tài
sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
Tài sản chung của vợ chồng được chi
dùng để đảm bảo các nhu cầu chung của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ
chồng. Tuy nhiên, nếu người vợ hoặc người chồng có yêu cầu riêng chính đáng thì
tài sản chung của vợ chồng có thể được chia trong thời kỳ hôn nhân. Tại khoản 1
điều 38 Luật HN&GĐ năm 2014 có quy định: “ Trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc
toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại điều 42 của Luật này, nếu
không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết”. Để tạo điều
kiện thuận lợi cho mỗi công dân được tự
do thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình, pháp luật HN&GĐ quy
định vợ chồng có thể thỏa thuận để chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân kh một bên hoặc cả
hai bên có nhu cầu chính đáng là nhằm ổn định quan hệ gia đình khi không cần
thiết phải lý hôn mới được chia tài sản, đồng thời cũng tránh rủi ro có thể xảy
ra cho cả khối tài sản chung của vợ chồng.
Khi người vợ hoặc người chồng có
nghĩa vụ riêng về tài sản cần phải thực hiện thì cũng có thể thỏa thuận để chia
tài sản chung. Việc chia tài sản chung của vợ chồng để tạo điều kiện cho người
có nghĩa vụ về tài sản thực hiện nghĩa vụ của mình, đồng thời cũng là để đảm
bảo quyền lợi chính đáng của người thứ ba.
Trong trường hợp vợ chồng không tự
thỏa thuận được với nhau vấn đề chia tài sản chung thì có thể yêu cầu Tòa án
nhân dân có thẩm quyền giải quyết việc chia tài sản. Việc chia tài sản chung
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không được nhằm mục đích trốn tránh thực
hiện nghĩa vụ về tài sản của một bên.
- Nghĩa vụ duy trì và phát triển
khối tài sản chúng.
Không được hủy hoại hoặc cố ý làm
giảm giá trị tài sản chung: Tài sản chung của gia đình là nguồn lực vật chất,
tinh thần cho cả gia đình, cho mỗi thành viên trong gia đình tồn tại và phát
triển. Duy trì và phát triển khối tài sản chung là nghĩa vụ của các thành viên
trong gia đình.
Đối với tài sản chung của vợ chồng.
Tài sản chung trước hết được chi dùng để đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của gia
đình. Vợ, chồng có quyền sử dụng tài sản chung để tham gia các giao dịch dân sự
phục vụ cuộc sống gia đình. Vợ chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận với nhau về việc
sử dụng tài sản chung sao cho việc sử dụng, định đoạt tài sản chung đem lại lợi
ích nhiều nhất cho gia đình. Việc sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng
cần đảm bảo không làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ nuôi dưỡng và giáo dục con cái,
quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình. Khoản 1 điều 33 tài sản
chung của vợ chồng: “Tài sản chung
của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động
sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập
hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1
Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho
chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có
được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc
chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch
bằng tài sản riêng.
Tài sản chung của vợ chồng không chỉ
sử dụng chi dùng cho các nhu cầu sinh hoạt của gia đình mà còn được sử dụng để
thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng như: các khoản nợ cần thanh toán cho
chủ nợ, bồi thường thiệt hại phát sinh từ các giao dịch dân sự.
- Bình đẳng trong việc chia tài sản chung khi ly hôn.
Vợ, chồng được bình đẳng với nhau
trong việc chia tài sản chung khi ly hôn theo như quy định của điều 50 Luật
HN&GĐ năm 2014 có nêu các nguyên tắc của giải quyết tài sản của vợ chồng
khi ly hôn, mà điều đầu tiên nguyên tắc này nhắc tới là “Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc
giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận”. Tôn trọng sự thỏa thuận của vợ
chồng là một nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân, việc tôn trọng sự thỏa thuận
cho ta thấy được sự bình đẳng của người vợ và người chồng trong việc giải quyết
các vấn đề về tài sản chung của vợ chồng khi mà vợ chồng ly hôn.
Công ty Luật TNHH Hồng Thái và đồng nghiệp xin hân hạnh được mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất về các lĩnh vực như:
+ Tư vấn pháp luật dân sự, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch dân sự;
+Tư vấn đầu tư, khắc dấu, cấp giấy phép kinh doanh, tư vấn sở hữu trí tuệ, in hóa đơn;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch và nghĩa vụ dân sự như: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh…;
+ Tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng mua bán, tặng, cho, vay mượn tài sản;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng thuê, thuê khoán tài sản và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng gia công, hợp đồng bảo hiểm và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền và các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ủy quyền.
+ Tư vấn, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến thừa kế như: tư vấn, hỗ trợ pháp lý về thừa kế cho người để lại thừa kế, người thừa kế; soạn thảo di chúc và các văn bản khác; tư vấn, hỗ trợ pháp lý các vấn đề thừa kế khác có liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý liên quan đến các quan hệ dân sự có yêu tố nước ngoài.
Xin vui lòng liên hệ: 097 693 3335 để công ty chúng tôi có thể tư vấn cho quý khách.
Trân trọng!