Chúng ta biết rằng trong tranh chấp dân sự (bao gồm các vụ án kinh tế, hôn nhân gia đình, ...), sau khi có phán
quyết có hiệu lực pháp luật của Tòa án (hoặc
Trọng tài thương mại), thì các bên liên quan có nghĩa vụ thi hành/thực hiện
bản án ấy. Quá trình này gọi là "thi
hành án". Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, việc thi hành án có thể
được hoãn, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ. vấn đề này được quy định tại Luật thi
hành án dân sự

1. Khái niệm đình chỉ thi hành án dân sự
“Đình chỉ thi hành án dân sự là việc cơ quan thi hành án dân sự quyết định
ngừng hẳn việc thi hành án dân sự khi có căn cứ do pháp luật quy định. Việc
đình chỉ thi hành án được thực hiện theo quy định điều 50 Luật thi hành án Dân
sư năm 2008 ( LTHADS)”
Căn cứ đình chỉ thi hành án dân sự
Thứ nhất, Người phải thi hành án chết không để
lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đó theo bản
án, quyết định không được chuyển giao
cho người thừa kế.
Thứ
hai, Người phải thi hành án chết mà theo quy định của pháp luật quyền và lợi
ích của người đó theo bản án: Pháp luật đã có quy định quyền và lợi ích của người
được thi hành án theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người khác.
Thứ ba, Đương sự có thỏa thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành bản án có văn bản yêu cầu cơ quan thi
hành án dân sự không tiếp tục thi hành án, trừ trường hợp việc đình chỉ thi
hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
Thứ
tư, Bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ
Thứ
năm, Người phải thi hành án là một tổ chức đã bị giải thể, không còn tài sản
mà theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của họ không được chuyển giao cho tổ chức
khác
Thứ
sáu,Có quyết định được miễn hoặc giảm một phần nghĩa vụ thi hành án
Thứ
bảy,Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án
Thứ
tám,Người chưa thành niên được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định đã
thành niên
3. Thẩm quyền ra quyết định đình chỉ thi hành án.
Thủ trưởng cơ quan thi
hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ
thi hành án. Khi có căn cứ đình chỉ thi hành án dân sự, chấp hành viên đề nghị
thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định. Thủ trưởng cơ quan thi
hành án dân sự ra quyết định đình chỉ thi hành án dân sự bằng văn bản trong thời
hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ đình chỉ thi hành án.
4. Thời hạn ra quyết định đình chỉ thi
hành án.
Theo quy định tại Điều
50 Luật Thi hành án dân sự thì việc ra
quyết định đình chỉ thi hành án khi có một trong các căn cứ đã được quy định là
trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, tuy nhiên có những vụ việc
do Chấp hành viên khác tổ chức thi hành thì vấn đề đặt ra là Chấp hành viên đó
phải có trách nhiệm tham mưu, đề xuất với Thủ trưởng để ban hành quyết định
đình chỉ thi hành án đúng với thời hạn đã được quy định là 05 ngày làm việc, kể
từ ngày có căn cứ đình chỉ. Tuy nhiên, để việc tham mưu được hiệu quả và đúng
quy định, đòi hỏi Chấp hành viên phải nắm chắc các quy định của pháp luật liên
quan để làm tốt các công đoạn xử lý thông tin thu thập được, trước khi đề xuất
đình chỉ thi hành án.
5. Hậu quả của đình chỉ thi hành án dân
sự.
Theo quy định tại điểm c
khoản 1 Điều 58 Luật Thi hành án dân sự 2008 thì thủ trưởng cơ quan thi hành án
ra quyết định đình chỉ khi đương sự có thoả thuận bằng văn bản hoặc người được
thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự không tiếp tục việc
thi hành án, trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi
ích hợp pháp của người thứ ba.
Việc cơ quan thi hành án
yêu cầu đương sự phải có cam kết từ bỏ quyền và lợi ích họ được hưởng theo quyết
định trước khi ra quyết định đình chỉ để quyết định việc thu phí thi hành án
quy định tại điểm d khoản 2 mục II Thông tư liên tịch số 68/2008/TTLT-BTC-BTP
ngày 21/7/2008 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý
và sử dụng phí thi hành án là cần thiết, vì: “Nếu người được thi hành án có đơn
rút đơn yêu cầu thi hành án thì thực hiện như sau:
- Nếu người được thi hành
án có văn bản từ bỏ quyền và lợi ích mà họ được hưởng theo quy định tại khoản 3
Điều 28 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự hoặc có đơn rút đơn yêu cầu thi hành
án trước khi có quyết định cưỡng chế thi hành án, thì cơ quan thu phí không thu
phí thi hành án;
- Nếu người được thi hành
án không từ bỏ quyền và lợi ích mà họ được hưởng theo quy định tại khoản 3 Điều
28 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự và việc rút đơn thực hiện sau khi có quyết
định cưỡng chế thi hành án, thì người được thi hành án phải nộp 1/3 (một phần
ba) số phí thi hành án phải nộp như của trường hợp không rút đơn;
- Nếu người được thi hành
án không từ bỏ quyền và lợi ích mà họ được hưởng theo quy định tại khoản 3 Điều
28 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự và việc rút đơn thực hiện sau khi cơ quan
thi hành án đã thực hiện xong việc cưỡng chế, đã thu được tiền, tài sản để chi
trả hoặc giao trả cho người được thi hành án, thì cơ quan thu phí vẫn thu phí
thi hành án theo quy định tại Thông tư này”. Nội dung này được sửa đổi tương tự
cho phù hợp với Điều 50 Luật Thi hành án dân sự tại Thông tư liên tịch số
144/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 22/9/2010, có hiệu lực kể từ ngày 06/11/2010, thay
thế Thông tư liên tịch số 68/2008/TTLT-BTC-BTP nêu trên.
Công ty Luật TNHH Hồng Thái và đồng nghiệp xin hân hạnh được mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất về các lĩnh vực như:
+ Tư vấn pháp luật dân sự, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch dân sự;
+Tư vấn đầu tư, khắc dấu, cấp giấy phép kinh doanh, tư vấn sở hữu trí tuệ, in hóa đơn;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch và nghĩa vụ dân sự như: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh…;
+ Tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng mua bán, tặng, cho, vay mượn tài sản;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng thuê, thuê khoán tài sản và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng gia công, hợp đồng bảo hiểm và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền và các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ủy quyền.
+ Tư vấn, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến thừa kế như: tư vấn, hỗ trợ pháp lý về thừa kế cho người để lại thừa kế, người thừa kế; soạn thảo di chúc và các văn bản khác; tư vấn, hỗ trợ pháp lý các vấn đề thừa kế khác có liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý liên quan đến các quan hệ dân sự có yêu tố nước ngoài.
Xin vui lòng liên hệ: 097 693 3335 để công ty chúng tôi có thể tư vấn cho quý khách.
Trân trọng!
Một người có thể làm giám đốc nhiều công ty không?
10:29 | 29/06/2022
Hiện nay, số lượng
doanh nghiệp mới thành lập ngày càng nhiều. Trong một doanh nghiệp luôn phải có
giám đốc là người quản lý chung hoạt động chung.
|
Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức
03:42 | 28/06/2022
Khi chủ sở hữu, tổ chức góp vốn
vào doanh nghiệp thì cần có người đại diện theo ủy quyền là cá nhân để thay mặt
chủ sở hữu, tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thành viên theo quy định
của luật doanh nghiệp
|
Thủ tục giải thể doanh nghiệp/công ty
11:33 | 28/06/2022
Sau khi thành lập và hoạt động
doanh nghiệp không kinh doanh hiệu quả, hoặc không tìm được hướng phát triển
như đã đề ra, nhiều doanh nghiệp không còn khả năng tiếp tục kinh doanh hoặc
không có nhu cầu tiếp tục kinh doanh bên cạnh lựa chọn giải pháp thủ tục tạm ngừng
kinh doanh có thời hạn...
|
Thành lập doanh nghiệp qua mạng điện tử
10:15 | 23/06/2022
Với nhu cầu ngày càng phát
triển của Công nghệ thông tin cũng như việc áp dụng đơn giản hóa thủ tục hành
chính. Sở kế hoạch đầu tư đã áp dụng việc đăng ký thành lập, thay đổi thông tin
doanh nghiệp trên hệ thống online của sở tại địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn
|
Doanh nghiệp cần làm gì sau khi thành lập?
10:50 | 28/05/2022
Sau khi thành lập công ty hoặc nhận giấy phép kinh doanh, có khá nhiều việc buộc phải làm mà hầu hết các doanh nghiệp mới đều thiết sót, dẫn đến xử phạt không nên có. Vì vậy doanh nghiệp sau khi đăng kí kinh doanh cần:
|
Điều kiện thanh toán và xử lí cổ phần mua lại
05:07 | 21/06/2022
Mua lại cổ phần theo yêu cầu
cổ đông và theo quyết định của công ty là hình thức giảm vốn điều lệ của công
ty cổ phần. Do vậy, để có thể thanh toán các cổ phần được mua lại, công ty cần
đáp ứng điều kiện mà pháp luật đã quy định cụ thể.
|
Cách đặt tên doanh nghiệp cho đúng và phù hợp
12:43 | 15/06/2022
Tên doanh nghiệp là một trong những thành phần bắt
buộc phải có trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đặt
tên công ty hiện nay là bước mất khá nhiều công sức trong các bước thành lập
doanh nghiệp.
|
Thủ tục tăng giảm vốn điều lệ của công ty
11:25 | 17/06/2022
Tăng và giảm vốn điều lệ của công ty có ý nghĩa quan
trọng trong việc duy trì và xây dựng công ty. Ngoài ra, khi tăng hoặc giảm vốn
điều lệ còn ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh và đầu tư trong tương lai.
|
Khi muốn thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì ?
12:29 | 14/06/2022
Sau khi có
những tính toán, chuẩn bị kĩ lưỡng trong việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh, vốn,
trụ sở… thì việc thành lập doanh nghiệp chính là quyết định cuối cùng của người
kinh doanh. Tuy nhiên trước khi thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì
thì rất nhiều chủ đầu tư, người kinh...
|
Giấy phép thiết lập mạng xã hội
10:46 | 14/04/2022
Giấy phép mạng xã hội (Social network) hay còn gọi là Giấy phép thiết lập mạng xã hội là văn bản pháp lý do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho doanh nghiệp, tổ chức sở hữu trang mạng xã hội để trang mạng xã hội hoạt động một cách hợp pháp.
|