Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của
cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng
quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng
cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền,
nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để
cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm
nom con của người đó.
Con là con chung,
song song với nghĩa vụ cấp dưỡng chính là quyền được thăm nom con, người trực
tiếp nuôi con hay bất kỳ ai khác đều không được phép cản trở người còn lại thăm
nom con. Đây là tinh thần của luật Hôn nhân và gia đình, vợ chồng có thể hạnh
phúc hoặc không nhưng những đứa con là vô tội, chúng cần có tình thương của cả
cha và mẹ để phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và tâm hồn.
Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con hạn chế người
còn lại đến thăm có thể bị xử phạt hành chính hoặc có thể được xem xét là căn cứ
thay đổi quyền nuôi con.
Điều 53 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt về hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau:
"Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau."
Pháp luật cũng có những quy định cụ thể
về trường hợp hạn chế quyền của cha mẹ với con chưa thành niên, Tòa án có thể
xem xét quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm
sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật
cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm hoặc ngắn hơn tùy vào thực tế trong
trường hợp người đó có những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống cũng như sự
phát triển tâm sinh lý bình thường của con như:
- Bị kết án về một trong các tội xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi
phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
- Phá tán tài
sản của con;
- Có lối sống đồi trụy;
- Xúi giục, ép
buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
(Theo
Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Như vậy, nếu bạn không thuộc các trường hợp bị hạn chế quyền thăm nom con hoặc vợ bạn không có lý do chính đáng thì vợ cũ của bạn có thể bị xử phạt hành chính về hành vi của mình hoặc có thể xem xét đó là căn cứ để thay đổi quyền nuôi con.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 1900.6248, xin cảm ơn!
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn cụ thể và chính xác hơn, quý khách vui lòng liên hệ với các luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc email: luathongthai@gmail.com
Địa chỉ: LK 9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Có thể bạn quan tâm:
Tại Hà Giang, nếu lộ đề thi có vi phạm pháp luật không? (04:37 | 18/07/2018)