Tình huống: Anh A là chủ nợ của 1 công ty TNHH một thành viên, mà công ty này đang thực hiện thủ tục phá sản. Anh A có cho công ty này vay một khoản là 1,5 tỷ có đảm bảo bằng một mảnh đất 100m2 được định giá lúc vay là 3 tỷ và một khoản vay bằng tiền mặt trị giá 1 tỷ. Có hợp đồng vay mà hai bên kí kết, chưa tới thời hạn thanh toán. Hỏi thứ tự xử lý nợ của một công ty phá sản, khoản vay của anh A có được trả hết không?
Trả lời:
Như vậy,
trong tình huống trên, khi công ty này đang thực hiện thủ tục phá sản sẽ có khả
năng phải thực hiện việc phục hồi kinh doanh do đó, tại Điều 53, Luật phá sản
có quy đinh:
“1. Sau
khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo
quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật này, Thẩm phán xem xét và xử lý cụ thể
như sau:
a)
Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh
doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ
nợ;
b)
Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm
không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo
thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn. Đối
với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp
tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo
đảm. Việc xử lý khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại khoản 3 Điều này.
2.
Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá
trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề nghị Thẩm phán
cho xử lý ngay tài sản bảo đảm đó theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3.
Việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này
được thực hiện như sau:
a)
Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;
b)
Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn
lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp
tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập
vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã”.
Nếu mảnh đất là tài sản bảo đảm được
dùng để thực hiện việc phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản đảm
bảo theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ. Còn nếu mảnh đất không dùng để thực
hiện phục hồi kinh doanh thì hợp đồng có bảo đảm của bạn chưa đén hạn nên trước
khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp
đồng và xử lý các khoản nợ có đảm bảo này, bạn sẽ nhận được 1,5 tỷ đồng. Với
tài sản không có tài sản đảm bảo thì sẽ chưa được giải quyết trong thời gian
thực hiện việc phục hồi kinh doanh.
Khi thực hiện phục hồi kinh doanh đối
với công ty đó thành công thì các khoản vậy với bạn sẽ thực hiện theo hợp đồng
mà hai bên đã kí kết. Nếu không phục hồi thành công sau đó công ty bị tuyên bố
phá sản hoặc chưa thực hiện phục hồi mà bị phá sản thì giải quyết tài sản của
chủ nợ được thực hiện như sau:
Thứ nhất, với khoản nợ có đảm bảo sẽ
được ưu tiên thanh lý trước bằng tài sản bảo đảm có trong hợp đồng vay.
Thứ hai, khoản nợ không có đảm bảo thì
khi Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì sẽ phải thực hiện phân chia
tài sản theo thứ tự quy định tại Điều 54, Luật phá sản 2014 như sau:
“Điều 54.
Thứ tự phân chia tài sản
1.
Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
a)
Chi phí phá sản;
b)
Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người
lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã
ký kết;
c)
Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d)
Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ
nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị
tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
2.
Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán
đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này
thuộc về:
a)
Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
b)
Chủ doanh nghiệp tư nhân;
c)
Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
d)
Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của
công ty cổ phần;
đ)
Thành viên của Công ty hợp danh.
3.
Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này
thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm
tương ứng với số nợ.”
Nếu đã thành toán xong các khoản về chi
phí phá sản; khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao
động tập thể đã ký kết; khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục
đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; nghĩa vụ tài
chính đối với Nhà nước mà vẫn còn tài sản để chia thì sẽ tiếp tục trả cho các
khoản nợ còn lại cho tới hết nhưng số tiền còn lại mà không đủ để trả lại hết các
khoản nợ thì phải chia đều cho các khoản nợ còn lại theo tỷ lệ của khoản nợ.
Còn nếu thanh toán xong các khoản trên mà không còn tài sản để thanh toán nợ
không đảm bảo hoặc nợ có đảm bảo chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo
đảm không đủ thanh toán nợ thì sẽ không được thanh toán nữa.
*M.Ng*

Một người có thể làm giám đốc nhiều công ty không?
10:29 | 29/06/2022
Hiện nay, số lượng
doanh nghiệp mới thành lập ngày càng nhiều. Trong một doanh nghiệp luôn phải có
giám đốc là người quản lý chung hoạt động chung.
|
Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức
03:42 | 28/06/2022
Khi chủ sở hữu, tổ chức góp vốn
vào doanh nghiệp thì cần có người đại diện theo ủy quyền là cá nhân để thay mặt
chủ sở hữu, tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thành viên theo quy định
của luật doanh nghiệp
|
Thủ tục giải thể doanh nghiệp/công ty
11:33 | 28/06/2022
Sau khi thành lập và hoạt động
doanh nghiệp không kinh doanh hiệu quả, hoặc không tìm được hướng phát triển
như đã đề ra, nhiều doanh nghiệp không còn khả năng tiếp tục kinh doanh hoặc
không có nhu cầu tiếp tục kinh doanh bên cạnh lựa chọn giải pháp thủ tục tạm ngừng
kinh doanh có thời hạn...
|
Thành lập doanh nghiệp qua mạng điện tử
10:15 | 23/06/2022
Với nhu cầu ngày càng phát
triển của Công nghệ thông tin cũng như việc áp dụng đơn giản hóa thủ tục hành
chính. Sở kế hoạch đầu tư đã áp dụng việc đăng ký thành lập, thay đổi thông tin
doanh nghiệp trên hệ thống online của sở tại địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn
|
Doanh nghiệp cần làm gì sau khi thành lập?
10:50 | 28/05/2022
Sau khi thành lập công ty hoặc nhận giấy phép kinh doanh, có khá nhiều việc buộc phải làm mà hầu hết các doanh nghiệp mới đều thiết sót, dẫn đến xử phạt không nên có. Vì vậy doanh nghiệp sau khi đăng kí kinh doanh cần:
|
Điều kiện thanh toán và xử lí cổ phần mua lại
05:07 | 21/06/2022
Mua lại cổ phần theo yêu cầu
cổ đông và theo quyết định của công ty là hình thức giảm vốn điều lệ của công
ty cổ phần. Do vậy, để có thể thanh toán các cổ phần được mua lại, công ty cần
đáp ứng điều kiện mà pháp luật đã quy định cụ thể.
|
Cách đặt tên doanh nghiệp cho đúng và phù hợp
12:43 | 15/06/2022
Tên doanh nghiệp là một trong những thành phần bắt
buộc phải có trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đặt
tên công ty hiện nay là bước mất khá nhiều công sức trong các bước thành lập
doanh nghiệp.
|
Thủ tục tăng giảm vốn điều lệ của công ty
11:25 | 17/06/2022
Tăng và giảm vốn điều lệ của công ty có ý nghĩa quan
trọng trong việc duy trì và xây dựng công ty. Ngoài ra, khi tăng hoặc giảm vốn
điều lệ còn ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh và đầu tư trong tương lai.
|
Khi muốn thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì ?
12:29 | 14/06/2022
Sau khi có
những tính toán, chuẩn bị kĩ lưỡng trong việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh, vốn,
trụ sở… thì việc thành lập doanh nghiệp chính là quyết định cuối cùng của người
kinh doanh. Tuy nhiên trước khi thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì
thì rất nhiều chủ đầu tư, người kinh...
|
Giấy phép thiết lập mạng xã hội
10:46 | 14/04/2022
Giấy phép mạng xã hội (Social network) hay còn gọi là Giấy phép thiết lập mạng xã hội là văn bản pháp lý do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho doanh nghiệp, tổ chức sở hữu trang mạng xã hội để trang mạng xã hội hoạt động một cách hợp pháp.
|