Điều
70. Trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần
đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất
1.
Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký.
2.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đề nghị đăng ký đất đai, tài sản gắn liền
với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ
và thực hiện các công việc như sau
Trường
hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai
đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và
Điều 18 của Nghị định này thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình
trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch.
Trường
hợp đăng ký tài sản gắn liền với đất thì xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với
đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại
các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này thì xác nhận tình trạng tranh chấp
quyền sở hữu tài sản; đối với nhà ở, công trình xây dựng thì xác nhận thời điểm
tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trường hợp phải cấp phép xây dựng, sự
phù hợp với quy hoạch được duyệt; xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng
nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc
hoạt động đo đạc bản đồ;
b)
Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại
Điểm a Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất
đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính
thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);
c)
Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng
tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp
xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày;
xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến
Văn phòng đăng ký đất đai.
3.
Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau:
a)
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng
ký đất đai thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và
công khai kết quả theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
b)
Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ
địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã
thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp
(nếu có);
c)
Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước,
cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có
tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;
d)
Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận
đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký;
đ)
Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng
tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của
Nghị định này thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại
tài sản đó. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý nhà nước
đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn
phòng đăng ký đất đai;
e)
Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa
chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);
g)
Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì gửi số liệu địa chính đến cơ
quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không
thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của
pháp luật; chuẩn bị hồ sơ để cơ quan tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất cho người được cấp, trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại
cấp xã thì gửi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người được cấp.
4.
Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau:
a)
Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Trường
hợp thuê đất thì trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký quyết định cho thuê
đất; ký hợp đồng thuê đất và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi
người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
b)
Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai.
5.
Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật mà
nay có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất thì nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; Văn phòng
đăng ký đất đai, cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc quy định
tại Điểm g Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
P.Thảo