Có
được bán tài sản cầm cố, thế chấp không? Nếu được thì khoản tiền thu được xử lý
như thế nào?
Việc bán tài sản cầm cố, thế chấp được quy
định tại Điều 304 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau:
“1.
Việc bán đấu giá tài sản cầm cố thế chấp được thực hiện theo quy định của pháp
luật về bán đấu giá tài sản.
2. Việc tự bán tài sản cầm cố thế chấp của
bên nhận bảo đảm được thực hiện theo quy định về bán tài sản trong Bộ luật này
và quy định sau đây:
a) Việc thanh toán số tiền có được từ việc
xử lý tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 307 của Bộ luật này;
b) Sau khi có kết quả bán tài sản thì chủ
sở hữu tài sản và bên có quyền xử lý tài sản phải thực hiện các thủ tục theo
quy định của phấp luật để chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua tài sản”
Theo đó, có hai hình thức bàn tài sản cầm
cố, thế chấp, cụ thể:
Thứ
nhất:
Bán đấu giá tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định của pháp luật.
Bán đấu giá theo quy định của pháp luật là
trường hợp chủ thể ký hợp đồng bán đấu giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực
hiện. Trình tự thủ tục bán đấu giá theo thỏa thuận và theo quy định của pháp luật
đều phải tuân theo pháp luật bán đấu giá.
Việc bán đấu giá một loại tài sản là một
phương thức được ghi nhận để khẳng định quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong
quan hệ mua bán này. Quyền đối với tài sản của bên mua đấu giá được đảm bảo triệt
để hơn quy trình mua bán thông thường. Do đó, bán đấu giá tài sản cầm cố, thế
chấp cũng phải tuân theo thủ tục được Chính phủ quy định.
Thứ
hai:
Tự bán tài sản cầm cố, thế chấp.
Việc bán tài sản cầm cố, thế chấp của bên
nhận bảo đảm được thực hiện theo hợp đồng mua bán tài sản. Đối với động sản
không đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì hình thức hợp đồng do các bên thỏa
thuận. Trường hợp đối tượng là tài sản phải đăng ký thì hợp đồng mua bán phải
công chứng hoặc chứng thực và các bên phải thực hiện các thủ thục hành chính để
xác lập quyền sở hữu, quyền sử dụng. Số tiền bán tài sản được thanh toán như
sau:
- Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm
cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm
cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên;
- Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm
cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm
cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải
được trả cho bên bảo đảm;
- Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm
cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm
cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được
thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên
có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có
nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.
Khi có kết quả bán tài sản thì chủ sở hữu
tài sản và bên có quyền xử lý tài sản phải thực hiện các thủ tục theo quy định
của pháp luật để chuyển quyền sỗ hữu tài sản cho bên mua tài sản.
Việc bán đấu giá khi đã thực hiện theo quy
định của pháp luật thì thủ tục xác lập quyền sở hữu với người mua đấu giá tài sản
bảo đảm cầm cố, thế chấp cũng sẽ được các chủ thể liên quan đảm bảo theo quy định.
Còn việc tự bán tài sản, luật định chủ sở hữu và bên có quyền xử lý tài sản sẽ
phải hoàn tất các thủ tục để chuyển quyền sở hữu cho bên mua tài sản.
P.Thảo