Hội đồng quản trị (HĐQT)
là cơ quan quản lý công ty cổ phần, do Đại hội đồng bầu ra. Các quyền và nghĩa
vụ của HĐQT theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty. Vậy thành
viên HĐQT có nhất thiết phải là cổ đông của công ty không?
I. Căn cứ pháp lý
Luật Doanh nghiệp 2020
II. Nội dung
Nhiệm vụ và quyền hạn
của Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị của
công ty cổ phần là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền
của Đại hội đồng cổ đông.
Quyền và nghĩa vụ của Hội
đồng quản trị được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020 tại khoản 2 Điều 153 cụ
thể như sau:
- Quyền quyết định chiến
lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch hằng năm của công ty;
- Kiến nghị loại cổ phần
và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
- Quyết định bán cổ phần
mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy
động thêm vốn theo hình thức khác;
- Quyết định giá bán cổ
phần và trái phiếu của công ty;
- Quyết định mua lại cổ
phần của công ty theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 133 của Luật này;
- Quyết định phương án đầu
tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật;
- Quyết định giải pháp
phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
- Thông qua hợp đồng mua,
bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị
tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp
Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc
thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm d khoản 2
Điều 138, khoản 1 và khoản 3 Điều 167 của Luật này;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt
hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác
do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích
khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng
thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và
quyền lợi khác của những người đó;
- Giám sát, chỉ đạo Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh
doanh hằng ngày của công ty;
- Quyết định cơ cấu tổ chức,
quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, chi
nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
- Duyệt chương trình, nội
dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ
đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định;
- Trình báo cáo quyết
toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
- Kiến nghị mức cổ tức được
trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong
quá trình kinh doanh;
- Kiến nghị việc tổ chức
lại, giải thể, yêu cầu phá sản công ty;
- Quyền và nghĩa vụ khác
theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Điều lệ công ty.
Số lượng thành viên
và nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị
Tại khoản 1 Điều 154 Luật
Doanh nghiệp 2020 quy định Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11 thành viên. Điều lệ
công ty quy định cụ thể số lượng thành viên Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị có
không ít hơn 3 thành viên, không quá 11 thành viên, nếu Điều lệ công ty không
có quy định khác. Thành viên Hội đồng quản trị không nhất thiết phải thường trú
ở Việt Nam, tuy nhiên, để việc quản lý công ty có hiệu quả, Điều lệ công ty thường
quy định một tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị phải thường trú ở Việt Nam.
Nhiệm kỳ của Hội đồng quản
trị là 05 năm, nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá năm năm, có
nghĩa là Điều lệ công ty có thể quy định thành viên Hội đồng quản trị có thể được
bầu với nhiệm kỳ ít hơn năm năm, chẳng hạn ba năm nhưng tối đa là năm năm.
Thành viên của Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn
chế.
Thành viên Hội đồng
quản trị có nhất thiết phải là cổ đông của công ty không?
Theo quy định tại Điều
155 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tiêu chuẩn và điều kiện để trở thành thành viên
Hội đồng quản trị của công ty bao gồm:
- Không thuộc đối tượng quy
định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
- Có trình độ chuyên môn,
kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh
doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp
Điều lệ công ty có quy định khác;
- Thành viên Hội đồng quản
trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác;
- Đối với doanh nghiệp
nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của
doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này thì thành
viên Hội đồng quản trị không được là người có quan hệ gia đình của Giám đốc, Tổng
giám đốc và người quản lý khác của công ty; của người quản lý, người có thẩm
quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.
Như vậy, theo quy định của
Luật doanh nghiệp, thành viên của Hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ
đông của công ty, nhưng phải có đủ năng lực hành vi dân sự, có trình độ chuyên
môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh như quản trị nhân lực, quản trị chất
lượng, quản trị doanh nghiệp… hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của
công ty ví dụ như quản trị kinh doanh bất động sản, quản trị kinh doanh du lịch
và khách sạn, quản trị kinh doanh nông nghiệp… và không thuộc đối tượng bị cấm
quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, cũng theo quy
định trên, khi Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn và điều kiện khác với tiêu
chuẩn và điều kiện trong quy định của Luật Doanh nghiệp thì áp dụng tiêu chuẩn
và điều kiện do Điều lệ công ty quy định.
HV
Hy vọng rằng qua bài
viết bên trên, quý khách hàng đã có cái nhìn toàn diện và giải quyết được những
vướng mắc của bạn. Công ty Luật Hồng Thái cung cấp dịch vụ pháp lý để cùng đồng
hành với những vấn đề pháp lý của Quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì
liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty
Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962.893.900 hoặc
Email: phonggiayphep.hilap@gmail.com.
Trụ sở chính:
LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng)
Địa chỉ chi nhánh:
VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn cũng có thể
tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư
lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư
lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý
lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn
nhân sự và quản lý lao động - 0988.587.987
- Dịch vụ pháp lý
lĩnh vực Doanh Nghiệp – 0962.893.900
- Dịch vụ Luật sư
lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!