Sau khi có
những tính toán, chuẩn bị kĩ lưỡng trong việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh, vốn,
trụ sở… thì việc thành lập doanh nghiệp chính là quyết định cuối cùng của người
kinh doanh. Tuy nhiên trước khi thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì
thì rất nhiều chủ đầu tư, người kinh doanh đều không biết chắc chắn được điều
này và cần phải có những sự tư vấn, hướng dẫn cụ thể để không phải bỏ qua nhiều
chi tiết, không phải bị sai sót trong việc thành lập doanh nghiệp…
I. Căn cứ pháp
lí
Luật doanh nghiệp
2020
II. Nội dung
1. Ý tưởng tốt tạo
dựng cho việc thành lập doanh nghiệp
Ý tưởng chỉ được
gọi là tốt khi nó được nhiều người công nhận và ủng hộ. Chẳng hạn bạn có ý tưởng
mở một dịch vụ cho thuê xe hơi. Bạn cho rằng đó là một ý tưởng tuyệt vời. Bạn dẫn
chứng là ngày nay lượng người muốn thuê xe hơi nhiều hơn số người có ý định sở
hữu một chiếc xe hơi. Tuy nhiên, những người được bạn hỏi ý kiến đều nói với bạn
rằng ý tưởng ấy thật tồi. Cho dù những lý lẽ họ đưa ra không mấy thuyết phục và
bạn rất tự tin vào bản thân, nhưng bạn cũng không thể không xem xét lại ý định
của mình.
Tương lai, số phận
của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào ý tưởng ban đầu của nó. Chỉ cần đảm
bảo là có một số lượng đáng kể khách hàng tương lai sẵn sàng bỏ tiền ra mua sản
phẩm/dịch vụ mà bạn nghĩ ra là bạn đã có đủ cơ sở để triển khai nó rồi. Nhưng
làm thế nào để có thể tìm ra ý tưởng đó? Tác giả Joe Carbo đưa ra một câu trả lời
hết sức đơn giản mà có lẽ nhiều người đã hơn một lần được nghe: “Hãy tìm ra một
nhu cầu trên thị trường và đáp ứng nhu cầu đó”.
2. Kiểm tra quyền
thành lập công ty
Nhà nước Việt Nam
có một số quy định hạn chế hoặc cấm liên quan đến người thành lập công ty nếu
người đó rơi vào những trường hợp như: chưa đủ tuổi, đang thụ án, mắc các bệnh
lý không điều khiển được hành vi của mình…Vì vậy chúng ta cần kiểm tra lại xem
có đáp ứng được các điều kiện này hay không để tránh trường hợp nộp hồ sơ nhưng
không được chấp thuận do không đủ điều kiện.
3. Kiểm tra ngành
nghề kinh doanh
Cần kiểm tra xem
ngành nghề dự kiến kinh doanh thuộc ngành nghề nào trong số những ngành đã phân
loại như: ngành nghề kinh doanh bình thường, ngành nghề khuyến khích kinh
doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề cấm kinh doanh... Sau
đó đưa ra sự lựa chọn phù hợp. Hiện nay ngành nghề kinh doanh đã được nhà nước
đưa ra 1 hệ thống rất rõ ràng, bạn sẽ dễ dàng tra cứu được ngành nghề kinh
doanh của mình có bị cấm hay không. Tuy nhiên đôi khi bạn kinh doanh những
ngành nghề chưa được đưa ra chi tiết và bạn không chắc chắn liệu ngành nghề này
có được đăng ký kinh doanh không thì bạn có thể gọi ngay cho dịch vụ thành lập
doanh nghiệp của chúng tôi để được tư vấn chi tiết.
4. Kiểm tra tên
công ty và bảo hộ sở hữu trí tuệ
Việc chọn lựa tên
công ty hay phù hợp là một điều hết sức quan trọng, nó gắn liền với công ty
trong suốt quá trình phát triển và trở hành một thương hiệu riêng vì thế tên công ty cần phải đảm bảo không được trùng
hoặc tương tự dễ gây nhầm lẫn với tên công ty hoặc thương hiệu của người khác.
Ngoài ra tên miền của công ty cũng cần được kiểm tra để bảo đảm chính xác không
trùng với doanh nghiệp khác. Tên doanh nghiệp được đặt phải phù hợp với quy định
nêu trên đồng thời phải phù hợp với văn hoá, thuần phong mỹ tục của người Việt
Nam.
5. Lựa chọn loại
hình doanh nghiệp
Thành lập doanh
nghiệp cần chuẩn bị những gì trong việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp đó
chính là xem xét đó là loại hình nào: Hộ kinh doanh, Doanh nghiệp tư nhân, Công
ty TNHH, Công ty cổ phần…Chúng ta cần tìm hiểu kỹ các loại hình cũng như tìm được
nguồn thông tin tư vấn một cách chính xác để có thể chọn lựa được loại hình
doanh nghiệp phù hợp. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có các ưu và nhược điểm
riêng chính vì vậy ta cần cân nhắc dựa trên số vốn, mặt hàng, đối tác để có thể
chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất.
6. Vốn Điều lệ
Tùy thuộc vào từng
ngành nghề, chiến lược kinh doanh cũng như số lượng cổ đông để từ đó xem xét mức
độ vốn điều lệ sao cho phù hợp. Đây cũng chính là cơ sở để xác định phạm vi
trách nhiệm trước pháp lý đối tác, khách hàng, cơ quan nhà nước và mức thuế mà
công ty cần phải nộp. Số vốn điều lệ này bạn có thể tuỳ chọn mở mức mà mình có
thể thực hiện đóng góp được.
Ngoài vốn điều lệ
ra bạn cũng cần chuẩn bị cho một số chi phí nhất định được phát sinh trong quá
trình thành lâp công ty. Chi phí này hiện nay cũng không đáng kể chỉ ở mức từ
vài trăm nghìn đến vài triệu.
7. Ký kết hợp đồng
thành lập công ty
Hợp đồng này được
kí kết giữa những cổ đông dự kiến trước khi thành lập công ty và sẽ liên quan tới
nội dung tổ thức hoạt động của công ty sau khi đã thành lập. Đây cũng chính là
căn cứ để xác lập quyền hay giải quyết tranh chấp, trách nhiệm của các cổ đông.
8. Tài liệu pháp
lý
Thành lập doanh
nghiệp cần chuẩn bị những gì liên quan tới pháp lý chính là một trong số những
yếu tố mà người kinh doanh cần biết: đó chính là chứng minh nhân dân, văn bằng
chuyên môn đối với những ngành nghề có yêu cầu đặc biệt...
Khi đã kiểm tra đầy
đủ các bước trên đây, bạn có thể tiến hành soạn hồ sơ và tự nộp tại sở kế hoạch
đầu tư các tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở hoặc nhờ đến các dịch vụ thành lập
doanh nghiệp nếu như bạn quá bận rộn để có thể tìm hiểu và soạn các hồ sơ pháp
lý phức tạp này.
Sau khi thành lập
doanh nghiệp vẫn có một công việc nhất định bạn phải thực hiện ngay trong tháng
nếu khống sẽ bị phạt đó là : nộp tờ khai và thuế môn bài, làm hồ sơ kế toán ban
đầu, đăng ký đặt in hoá đơn, nộp tờ khoai thuế quý đầu nếu đã đến hạn.
