Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết
định cao nhất của công ty cổ phần gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết.
Các quyết định về vấn đề của công ty đều thông qua họp đại hội đồng cổ đông. Vậy quy trình, thủ tục họp đại hội đồng cổ đông như thế nào? Hãy cùng Luật Hilap tìm hiểu trong bài viết dưới đây:
Thời gian họp đại hội đồng cổ đông
– Theo quy định tại khoản 1 điều 139 luật doanh nghiệp 2020: đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần
trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính (có thể gia hạn nhưng
không quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính)
– Họp đại hội đồng cổ đông bất thường theo yêu cầu của HĐQT hoặc các thành viên
có thẩm quyền
Thẩm quyền triệu tập họp đại hội đồng cổ đông
– Hội đồng quản trị: triệu tập họp ĐHĐCĐ khi có nhu cầu, số
thành viên HĐQT hoặc BKS ít hơn so với quy định pháp luật; theo yêu cầu
của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở
lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy
định tại Điều lệ công ty; theo yêu cầu của ban kiểm soát
– Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ
thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ
hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ khi Hội đồng quản
trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra
quyết định vượt quá thẩm quyền được giao; Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị
đã vượt quá 06 tháng mà Hội đồng quản trị mới chưa được bầu thay thế; các
trường hợp theo quy định tại điều lệ công ty
– Ban kiểm soát triệu tập ĐHĐCĐ: Trường hợp Hội đồng quản trị không
triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại khoản 4 Điều này thì trong
thời hạn 30 ngày tiếp theo, Ban kiểm soát thay thế Hội đồng quản trị triệu tập
họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này.
Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định
thì Ban kiểm soát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại
phát sinh cho công ty.
Các công việc cần thực hiện để họp đại hội đồng cổ đông:
Theo Luật doanh nghiệp 2020 việc triệu tập họp đại hội đồng
cổ đông cần thực hiện các công việc sau:
- Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải thực
hiện các công việc sau đây:
a) Lập danh sách cổ đông có quyền dự họp;
b) Cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cổ đông;
c) Lập chương trình và nội dung cuộc họp;
d) Chuẩn bị tài liệu cho cuộc họp;
đ) Dự thảo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông theo nội dung dự kiến của cuộc họp;
danh sách và thông tin chi tiết của các ứng cử viên trong trường hợp bầu thành
viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;
e) Xác định thời gian và địa điểm họp;
g) Gửi thông báo mời họp đến từng cổ đông có quyền dự họp theo quy định của
Luật này;
h) Công việc khác phục vụ cuộc họp.
Quy trình họp đại hội đồng cổ đông
Bước 1: Mời họp đại hội đồng cổ đông (Điều 143 Luật doanh nghiệp 2020)
Tài liệu gửi cho cổ đông
– Thông báo mời hợp
– Chương trình họp, các tài liệu sử dụng trong cuộc họp và dự thảo nghị quyết
đối với từng vấn đề trong chương trình họp;
– Phiếu biểu quyết;
Thời gian gửi: Chậm nhất 21 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ
công ty không quy định thời hạn dài hơn
Bước 2: Tiến hành họp đại hội đồng cổ đông
Điều kiện họp đại hội động cổ đông: Số cổ đông dự họp đại diện ít nhất
50% tổng số phiếu biểu quyết. Tối thiểu 33% triệu tập lần 2 sau 30 ngày tiếp
theo, triệu tập lần 3 sau 20 ngày tiếp không giới hạn
Bước 3: Thông qua nghị quyết của đại hội đồng cổ đông
Nghị quyết của đại hội đồng cổ đông sẽ được thông qua nếu đáp ứng quy định tại
điều 148 luật doanh nghiệp 2020
Điều kiện để nghị
quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua
1. Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện
từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán thành,
trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 6 Điều này; tỷ lệ cụ thể do Điều
lệ công ty quy định:
a) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
b) Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;
c) Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
d) Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên
được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ
công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác;
đ) Tổ chức lại, giải thể công ty;
e) Vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.
2. Các nghị quyết được thông qua khi được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số
phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định
tại các khoản 1, 3, 4 và 6 Điều này; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
3. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, việc biểu quyết bầu thành
viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn
phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ
phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm
soát và cổ đông có quyền dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho
một hoặc một số ứng cử viên. Người trúng cử thành viên Hội đồng quản trị hoặc
Kiểm soát viên được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu
từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định
tại Điều lệ công ty. Trường hợp có từ 02 ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu
bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát
thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau
hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy định tại quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty.
4. Trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì
nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông sở hữu trên
50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông có quyền biểu quyết tán thành;
tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
5. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông phải được thông báo đến cổ đông có quyền dự
họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua; trường
hợp công ty có trang thông tin điện tử, việc gửi nghị quyết có thể thay thế
bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty.
6. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và
nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi chỉ được thông qua nếu được số cổ
đông ưu đãi cùng loại dự họp sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở
lên tán thành hoặc được các cổ đông ưu đãi cùng loại sở hữu từ 75% tổng số cổ
phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành trong trường hợp thông qua nghị quyết
dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.
Bước 4: Thông báo nghị quyết của
đại hội đồng cổ đông
– Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông phải được thông báo đến cổ đông có quyền
dự họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nghị quyết được
thông qua; trường hợp công ty có trang thông tin điện tử, việc gửi nghị quyết
có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty.
– Các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông có hiệu lực kể từ ngày được thông qua
hoặc từ thời điểm hiệu lực ghi tại nghị quyết đó. Các nghị quyết của Đại hội
đồng cổ đông được thông qua bằng 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là
hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục thông qua nghị quyết đó
không được thực hiện đúng như quy định.
THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP QUẢNG CÁO THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
09:46 | 23/08/2024
Doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức
năng và muốn phổ biến rộng rãi đến người tiêu dùng, cách nhanh nhất là quảng
cáo. Tuy nhiên việc quảng cáo thực phẩm chức năng cần phải được cấp Giấy phép
quảng cáo. Hồ sơ xin xác nhận nội dung quảng cáo gồm những gì? Xin mời các bạn
tìm...
|
Những trường hợp chuyển đổi phần vốn góp trong Cty TNHH
10:04 | 07/08/2024
Chuyển nhượng phần vốn góp Công ty TNHH 2 thành viên sẽ có những trường hợp nào? Thành viên công ty TNHH 2 thành viên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác.
|
Hướng dẫn thủ tục đăng ký mẫu con dấu của doanh nghiệp
11:04 | 06/08/2024
Sau khi thành lập doanh nghiệp, các chủ sở hữu có trách nhiệm cần phải tiếp tục
thực hiện các thủ tục pháp lí như khai thuế, lệ phí,… và đặc biệt không thể
không kể tới vấn đề đăng ký mẫu dấu.
Vậy, thủ tục
đăng ký mẫu dấu được pháp luật quy định như thế nào?
Trong...
|
Doanh nghiệp bắt buộc kê khai thông tin số điện thoại và email khi đăng ký doanh nghiệp
04:30 | 23/11/2023
Ngày 16/11/2023, Phòng
DKKD – Sở KHĐT TP. Hà Nội ban hành thông báo số 898/TB-ĐKKD về việc kê khai
thông tin địa chỉ email khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
|
Hướng dẫn doanh nghiệp hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
09:58 | 06/11/2023
Khi phát hiện ra thông tin
trên GCN đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục
như thế nào để đính chính thông tin?
|
Mới nhất: Doanh nghiệp chậm kê khai thuế GTGT bị phạt như thế nào?
05:31 | 27/10/2023
Việc chậm nộp thuế ở các
công ty thường xảy ra. Để hạn chế và xử phạt những trường hợp này xảy ra, pháp
luật nước ta đã có những quy định cụ thể.
|
[Mới] Vợ chồng có thể đồng thời là thành viên của Hội đồng thành viên trong Công ty TNHH 2TV trở lên?
05:12 | 04/10/2023
Câu hỏi: Tôi hiện đang là
thành viên Hội đồng thành viên của công ty TNHH 2 thành viên. Vậy chồng tôi có
được là thành viên của Hội đồng thành viên công ty tôi hay không?
|
Có bắt buộc đóng dấu công ty khi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp?
09:46 | 23/09/2023
Pháp luật quy định khi
thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp có cần phải đóng dấu không?
|
Có thể yêu cầu cung cấp thông tin của doanh nghiệp khác?
03:28 | 18/09/2023
Câu hỏi: Tôi có thể xin
thông tin đăng ký doanh nghiệp của đối tác hay không? Việc cung cấp thông tin
đăng ký doanh nghiệp có mất phí gì hay không?
|
Công văn 7498/BKHĐT-ĐKKD đính chính Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hộ kinh doanh
02:09 | 16/09/2023
Mẫu Phụ lục III-7 về Giấy
đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hộ kinh doanh trong hệ thống thông
tin về đăng ký hộ kinh doanh tại Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT ban hành ngày
18/4/2023, sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn
về đăng ký kinh doanh đã được...
|