Xin chào Luật Hilap! Công ty chúng tôi có một khoản nợ pháp sinh từ hợp
đồng kinh tế, hiện đã qua 3 năm nhưng công ty đối tác vẫn chưa trả nợ. Cho tôi
hỏi công ty chúng tôi phải làm thủ tục gì để khởi kiện? Mong Luật Hilap tư vấn giúp!
1.
Cơ
sở pháp lý
-
Bộ Luật Dân sự 2015;
-
Luật Thương mại 2005;
-
Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015;
-
Luật Thi hành án dân sự 2008.

2.
Quyền
khởi kiện đòi nợ và áp dụng chế tài buộc thực hiện nghĩa vụ trả nợ
Căn cứ Điều 430 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hợp
đồng mua bán như sau: “Hợp đồng mua bán
tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài
sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.”
Điều 440 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về
nghĩa vụ trả tiền của bên mua như sau:
“1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền
theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.
2. Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận
về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng
với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài
sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm
nhận tài sản.”
Như vậy, về nguyên tắc, khi bên mua đã nhận
hàng thì phải thanh toán cho bên bán đủ tiền và nếu hai bên có thỏa thuận thời
gian chậm trả thì khi hết thời gian thỏa thuận đó bên mua phải trả đủ tiền
cho bên bán.
Theo thông tin bạn đã cung cấp Công ty đối
tác của bên bạn không chịu trả nợ dù đã qua 3 năm, mặc dù nhiều lần bên bạn đã
đòi nợ. Sự việc này là tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
căn cứ Điều 26 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015. Công ty bạn có thể tiến hành
khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện của nơi mà công ty đối tác đặt trụ sợ
chính theo giấy phép đăng ký kinh doanh và yêu cầu họ phải trả lại số tiền nợ
trên (theo điểm a khoản 2 Điều 35 của Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015).
3.
Hồ
sơ để nghị khởi kiện
Gồm
có những giấy tờ, tài liệu sau đây:
-
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
(nếu có);
-
Giấy đòi nợ;
-
Bản sao Hợp đồng kinh tế giữa công ty bạn
và công ty đối tác;
-
Thông báo nghĩa vụ trả nợ;
-
Biên bản đối chiếu xác nhận công nợ;
-
Thông báo khởi kiện đòi nợ;
-
Đơn khởi kiện đòi nợ công ty theo hợp đồng
kinh tế.
4.
Thời
hiệu khởi kiện đòi nợ
Thời hiệu khởi kiện đòi nợ theo hợp đồng được áp dụng theo thời hiệu
khởi kiện tranh chấp hợp đồng, chứ không áp dụng như việc đòi nợ dân sự. Điều
429 Bộ luật dân sự 2015 là 03 năm từ thời
điểm xác định quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
Để tính thời hiệu khởi kiện đối với
việc chậm trả tiền theo hợp đồng thì thời điểm xác định quyền và lợi ích hợp
pháp bị xâm phạm bao gồm:
-
Thời
hạn cuối của việc thanh toán tiền theo thỏa thuận của hợp đồng.
-
Thời
hạn cuối của việc thanh toán tiền theo thỏa thuận tại Biên bản đối chiếu, xác
nhận công nợ hoặc một thỏa thuận khác giữa các bên về việc xác định lại, điều
chỉnh lại thời hạn thanh toán trên hợp đồng.
-
Thời
hạn đối tác không thực hiện thanh toán chi phí phát sinh nghĩa vụ thanh toán bổ
sung theo thỏa thuận của hợp đồng đã ký theo: Thỏa thuận của các
bên; Theo quy định pháp luật có liên quan và theo quyết định của một cơ quan
nhà nước.
5.
Án
phí
Công ty bạn sẽ phải tiến hành nộp tạm án phí.
Nếu bạn thắng kiện, và được Tòa án chấp nhận thì bị đơn sẽ phải chịu án phí
6.
Tính
khả thi
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan
trong phạm vi trách nhiệm của mình chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định và
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án. ( Điều 4 Luật
Thi hành án dân sự 2008).
Người phải thi hành án có điều kiện thi
hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án theo quy định
của Luật này ( Khoản 2 Điều 9 Luật thi hành án Dân sự 2008).
Điều 71 luật này quy định về biện pháp cưỡng
chế thi hành như sau:
“1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử
lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
2. Trừ vào thu nhập của người phải
thi hành án.
3. Kê biên, xử lý tài sản của người
phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
4. Khai thác tài sản của người
phải thi hành án.
5. Buộc chuyển giao vật, chuyển
giao quyền tài sản, giấy tờ.
6. Buộc người phải thi hành án thực
hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.”
Việc thực hiện cưỡng chế này phụ thuộc vào công
ty đối tác của bạn có tài sản hay không để có thể thực hiện được biện pháp cưỡng
chế.
Bích Hợp
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc Email: phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Địa chỉ PNV: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!