1. Về cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý HTX, liên
hiệp HTX
Thứ nhất, về mô hình quản trị, Luật HTX
năm 2012 quy định mô hình quản trị trong HTX là mô hình đơn nhất, không có sự
phân biệt tùy theo trường hợp giữa quản trị và điều hành như trong Luật HTX năm
2003 (Điều 27 và Điều 28 Luật HTX 2003).
Cơ cấu tổ chức quản lý bao gồm: Đại hội thành viên,
hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát
viên. Luật HTX năm 2012 sử dụng khái niệm “Hội đồng quản trị” thay khái niệm
“Ban quản trị”; “Chủ tịch hội đồng quản trị” thay khái niệm “Trường ban quản
trị”; khái niệm “Giám đốc” thay cho “Chủ nhiệm”; ngoài khái niệm “Ban kiểm
soát”, bổ sung thêm khái niệm “kiểm soát viên”.
Tên gọi của các cơ quan quản lý điều hành trong
HTX, liên hiệp HTX đã thay đổi, các tên gọi được thay thế giống như các cơ quan
trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014. Có ý
kiến cho rằng, việc quy định như vậy dẫn đến việc HTX ngày càng gần hơn với
doanh nghiệp, trong khi ở phần khái niệm đã cố gắng phân tách hai loại hình này
nhưng đến quy định này thì trở nên mâu thuẫn. Tuy nhiên, việc quy định tên gọi
không thực sự có thể ảnh hưởng tới sự thay đổi trong các quy định về quản trị
HTX, liên hiệp HTX. Sự khác nhau giữa HTX và doanh nghiệp không phải là ở cách
gọi các cơ quan trong bộ máy tổ chức mà thể hiện qua các quy định mang tính
chất đặc thù về bản chất của HTX. Sự thay đổi về cách gọi có ý nghĩa phân biệt
giữa HTX kiểu mới và HTX thời bao cấp, cũng như làm thay đổi cách suy nghĩ về
sự can thiệp của Nhà nước vào HTX của một số cá nhân.
Thứ hai, về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của các chức danh quản lý
Các quy định tại Điều 32, 36, 37 làm rõ chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của các chức danh quản lý là chủ sở hữu, người điều hành
HTX, liên hiệp HTX. Quy định rạch ròi như vậy nhằm tách bạch các chức năng quản
lý chủ sở hữu và chức năng điều hành, tránh chồng chéo và nguy cơ lạm quyền
trong quản lý, điều hành HTX, liên hiệp HTX.
Ngoài ra Luật còn quy định rõ hơn về quyền và trách
nhiệm của cán bộ quản lý HTX, liên hiệp HTX, buộc cán bộ phải gắn bó, tận tâm,
năng động trong tổ chức, quản lý và hoạt động của HTX, liên hiệp HTX (Điều 38,
39). Đối với quy định về người đại diện theo pháp luật của HTX chỉ là Chủ tịch
Hội đồng quản trị thay vì trước đây có thể là Chủ nhiệm hoặc Trưởng ban quản
trị tùy thuộc từng mô hình. Việc quy định như vậy tỏ ra khá cứng nhắc, làm cho
vai trò của Giám đốc, Tổng giám đốc trong HTX bị mờ nhạt.
Tư vấn pháp luật 1900.6248
2. Về
vấn đề phân phối thu nhập và tài sản không chia của HTX, liên hiệp HTX
Thứ nhất, vấn
đề phân phối thu nhập được quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật HTX 2012. Luật
không quy định “mọi người như nhau” theo mô hình tập thể hóa, cũng không phải
“mỗi người theo mức độ sở hữu vốn” theo mô hình tư bản, và cũng không quy định
“mỗi người theo nhu cầu riêng” theo mô hình hiệp hội thiện nguyện; mà Luật quy
định là “mỗi người theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX”. Quy định mới này phù
hợp với bản chất của HTX, là yếu tố gắn kết thành viên với HTX, đồng thời các
thành viên cũng được hưởng lợi ích trực tiếp từ HTX, thể hiện bản chất nhân văn
và mang đậm bản sắc riêng biệt chỉ HTX mới có.
Theo quy định tại điểm b khoản 1
Điều 37 Luật HTX năm 2003 thì chế độ phân phối lại đề cao tính đối vốn, khuyến
khích các xã viên góp vốn nhiều mà quên đi tính đối nhân trong HTX. Từ đó không
khuyến khích người lao động hăng hái, tích cực làm việc, xã viên thiếu gắn bó
với HTX. Việc phân phối sản phẩm được thực hiện trên nguyên tắc công bằng, cùng
có lợi, vừa theo lao động, theo mức độ tham gia dịch vụ, vừa theo vốn góp. Xã
viên ngoài tiền công được nhận theo số lượng và chất lượng lao động, còn được
nhận lãi chia mức độ tham gia dịch vụ và theo vốn góp. Lợi nhuận và mức độ tham
gia dịch vụ càng nhiều, vốn góp càng cao thì thu nhập càng cao. Quy định này
không những khuyến khích người lao động hăng say làm việc, kết hợp lợi ích cá
nhân với tập thể mà còn định hướng cho HTX hoạt động đúng với bản chất, tăng
cường tính công bằng, quan hệ kinh tế giữa HTX và các thành viên.
Thứ hai,
về tài sản không chia của HTX, đây là điểm riêng biệt mà chỉ HTX mới có. Tài
sản không chia đã được quy định tại Điều 35 và Điều 36 Luật HTX năm 2003 và
khoản 2 Điều 18 Nghị định số 117/2004/NĐ-CP nhưng chưa quy định rõ tài sản chung
không chia với sở hữu chung tập thể.
Luật HTX năm 2012 đã quy định rõ hơn về vấn đề này
tại khoản 2 Điều 48: “Tài sản không chia
của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm: Quyền sử dụng đất do Nhà nước
giao đất, cho thuê đất; Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước;
khoản được tặng, chữ theo thỏa thuận là tài sản không chia; Phần trích lại từ
quỹ đầu tư phát triển hằng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài
sản không chia; Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.”
Luật còn có quy định mới đối với HTX, liên hiệp HTX
khi bị chia tách, sáp nhập, hợp nhất tại khoản 4 Điều 52 và Điều 53: Tài sản
không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị chia, tách được chuyển thành
tài sản không chia của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sau khi chia, tách,
sáp nhập, hợp nhất theo phương án do đại hội thành viên quyết định. Quy định
như vậy nhằm tránh tình trạng lợi dụng việc tổ chức lại HTX, liên hiệp HTX để
chuyển tài sản không chia thành tài sản được chia.
Việc duy trì tài sản không chia trong các trường
hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất HTX, liên hiệp HTX là điều kiện cần thiết
cho sự tồn tại liên tục của HTX, liên hiệp HTX; ngăn ngừa các hành vi mua bán,
chuyển nhượng HTX, liên hiệp HTX. Hơn nữa, tài sản không chia là một trong
những nguồn lực quan trọng để HTX, liên hiệp HTX khai thác, sử dụng, tích lũy
để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Những tài sản này có thể được hình
thành từ công trợ của nhà nước, sự trợ giúp của các tổ chức, cá nhân, sự đóng
góp của nhiều thế hệ thành viên HTX, liên hiệp HTX, tài sản này được giao cho
tổ chức, cá nhân sử dụng cho mục đích phát triển phong trào HTX, liên hiệp HTX hoặc phúc lợi cộng đồng,
vì vậy không thể chia được cho các thành viên khi giải thể.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn cụ thể và chính xác hơn, quý khách vui lòng liên hệ với các luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc email: luathongthai@gmail.com
Địa chỉ: LK 9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Có thể bạn quan tâm: