Có thể thấy, hành vi của công chứng viên được toàn bộ xã hội nhìn nhận
như một chuẩn mực về sự đúng đắn, đặt vào đó một sự tin cậy rất cao nếu như
không muốn khẳng định gần như là tuyệt đối. Như vậy, tuy những quy định mà nhà
làm luật đưa ra trong Luật Công Chứng năm 2014 đã tương đối đúng đắn, hợp lý
và cũng khá tương đồng với tiêu chuẩn đối với một số chức danh tư pháp khác,
tuy nhiên, hoạt
động công chứng là một hoạt động đặc thù chỉ do một cá nhân (công chứng viên)
tiếp nhận, tự quyết định xử lý và thực hiện việc công chứng từ đầu đến cuối,
đồng thời phải tự "chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu
cầu công chứng về văn bản công chứng" (khoản 4, Điều 4).
Để củng cố
thêm năng lực của công chứng viên, năng lực ở đây bao gồm cả năng lực chuyên
môn và bản lĩnh nghề nghiệp thì những tiêu chuẩn như vậy so với yêu cầu thực tế còn sơ sài, và trong quá
trình đi vào thực hiện cũng đã liên tiếp nảy sinh những bất cập. Từ đó xuất
hiện nhiều vụ việc công chứng viên công chứng hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu
vi phạm pháp luật một cách cố ý, nghiêm trọng như: công chứng “treo”, công
chứng "khống", công chứng hợp đồng giao dịch khi chưa có đầy đủ điều kiện
theo quy định của pháp luật, coi nhẹ các quy định của pháp luật, coi nhẹ việc
tuân theo đạo đức xã hội, thiếu cẩn trọng trong thẩm định hồ sơ, thu thù lao
công chứng chưa thống nhất, thu không theo quy định hoặc có sự khuất tất trong
thu thù lao, phí công chứng… Như sự việc vừa qua vào ngày 13/07/2016, TAND
TP.HCM xét xử sơ thẩm, tuyên phạt các bị cáo về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản, tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng,
riêng bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Lan (nguyên công chứng viên phòng công chứng số 2,
TP.HCM) bị phạt 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo vì tội thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng. Đây chỉ là một trong số rất nhiều vụ việc trên thực tế
thể hiện sự thiếu trách nhiệm của công chứng viên dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Tư vấn pháp luật miễn phí 19006248
Vì vậy, sự phát triển không ngừng của xã hội,
nhất là trong lĩnh vực công chứng, đòi hỏi Luật cần quy định chi tiết hơn nữa,
chặt chẽ hơn nữa để nâng cao thêm chất lượng, năng lực công chứng viên:
Thứ nhất, thay vì
quy định phải có 05 năm công tác pháp luật như quy định hiện hành, nên quy định
luôn: Phải có đủ từ 03 đến 05 năm làm giúp việc nghiệp vụ trực tiếp cho công
chứng viên, hoặc quy định phải có ít nhất 05 năm làm việc tại tổ chức hành nghề
công chứng, chứ không nên quy định chung chung là 05 năm công tác pháp luật như
hiện tại, có như vậy mới thể hiện mối liên quan mật thiết giữa những kinh
nghiệm được tích lũy trong ít nhất 5 năm đó là những kinh nghiệm phục vụ cho
công việc của công chứng viên sau này.
Thứ hai, nhà làm luật nên quy định cụ thể hơn về "phải có phẩm chất đạo đức tốt".
Chuẩn mực đạo đức xã hội chúng ta có thể đã biết nhiều, chuẩn mực đạo đức trong
pháp luật chúng ta cũng có thể trích dẫn ra từ một số các quy định trong hệ
thống văn bản quy phạm, nhưng đối với tiêu chuẩn công chứng viên thì nên đặt
chuẩn mực đạo đức cao hơn một mức so với các đối tượng thông thường khác, tức
là phải quy định rõ hơn thế nào là đạo đức tốt. Ví dụ nhà làm luật có thể đưa
ra những quy định cụ thể hơn như: chưa
từng bị kết án tù giam vì lỗi cố ý trong lĩnh vực công chứng, hoặc đã bị xử
phạt vi phạm hành chính đến lần thứ ba trong lĩnh vực công chứng vì lỗi cố ý mà
vẫn cố tình vi phạm, hoặc chưa từng phạm tội đặc biệt nghiêm trọng,…
Thứ ba, đối với những trường hợp công chức đang công tác tại các cơ
quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (không phải công tác tại Sở tư pháp), đã được
được cấp có thẩm quyền bố trí giữ chức vụ trưởng phòng tại các phòng công chứng.
Đây là công việc bình thường và đương nhiên trong công tác cán bộ tại địa
phương. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, để được bổ nhiệm công chứng viên
thì phải bảo đảm các tiêu chuẩn, trong đó có điều kiện phải hoàn thành tập sự hành nghề công chứng viên theo thời gian quy định
là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công
chứng. Như vậy, việc tập sự hành nghề công chứng sẽ được thực hiện như thế
nào, bởi lẽ những trường hợp này đang công tác tại các cơ quan khác, không thể
bố trí thời gian để đến các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc tập sự
trong thời gian dài như vậy. Mặt khác, theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 04/2015/TT-BTP: "Người
thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được đăng ký tập sự: …Người
đang là cán bộ, công chức, viên chức (trừ viên chức làm việc tại phòng công chứng)...”.
Bộ Tư pháp cần phối hợp với các bộ, ngành có liên quan sớm có hướng dẫn cụ
thể về vấn đề này. Có thể quy định rút ngắn thời gian tập sự đối với những trường
hợp này, đồng thời cho phép vận dụng thời gian tập sự, nghiên cứu công việc vào
thời điểm ngoài giờ hành chính và các ngày nghỉ.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn cụ thể và chính xác hơn, quý khách vui lòng liên hệ với các luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật
19006248 để được tư vấn pháp luật miễn phí.
Địa chỉ: LK 9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Có thể bạn quan tâm:
Giấy phép thiết lập mạng xã hội
10:46 | 14/04/2022
Giấy phép mạng xã hội (Social network) hay còn gọi là Giấy phép thiết lập mạng xã hội là văn bản pháp lý do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho doanh nghiệp, tổ chức sở hữu trang mạng xã hội để trang mạng xã hội hoạt động một cách hợp pháp.
|
Hướng dẫn về miễn, giảm thuế TNDN, cho DN khó khăn do Covid
04:29 | 11/11/2021
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 92/2021/NĐ-CP hướng dẫn chính sách miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19.
|
Thay đổi thông tin cổ đông do cổ đông sáng lập không góp đủ vốn trong vòng 90 ngày
06:31 | 17/09/2021
|
Quy trình, thủ tục họp đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2020
06:22 | 11/08/2021
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết
định cao nhất của công ty cổ phần gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết.
Các q uyết định về vấn đề của công ty đều thông qua họp đại hội đồng cổ đông. Vậy q uy trình, thủ tục họp đại hội đồng cổ đông như thế nào? Hãy cùng Luật Hilap tìm...
|
Quản lý thực phẩm chức năng sản xuất trong nước- quy định và thực tiễn
03:15 | 09/08/2021
|
Chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg
01:24 | 31/07/2021
Căn
cứ Chương V Quyết định 23/2021/QĐ-TTg thì quy định rõ đối tượng, điều kiện hỗ
trợ; mức hỗ trợ và phương thức chi trả; hồ sơ đề nghị; trình tự, thủ tục thực
hiện.
|
Chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg
01:26 | 31/07/2021
Căn
cứ Chương VI Quyết định 23/2021/QĐ-TTg thì quy định rõ đối tượng, điều kiện hỗ
trợ; mức hỗ trợ và phương thức chi trả; hồ sơ đề nghị; trình tự, thủ tục thực hiện.
|
Chính sách hỗ trợ bổ sung và trẻ em theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg
01:29 | 31/07/2021
Căn
cứ Chương VII Quyết định 23/2021/QĐ-TTg thì quy định rõ đối tượng, điều kiện hỗ
trợ; mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ.
|
Những điều cần biết về Nghị quyết 68/2021/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19
04:00 | 02/08/2021
Từ năm 2020 đến nay khi đại dịch COVID-19 bắt đầu xuất hiện ở nước ta đã
và đang tác động tiêu cực, ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh và
đời sống nhân dân. Đặc biệt là lượng lớn người lao động phải đối mặt với việc mất
việc làm và người sử dụng lao động cũng phải đối mặc việc...
|
Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg
01:22 | 31/07/2021
Căn
cứ Chương IV Quyết định 23/2021/QĐ-TTg thì quy định rõ đối tượng, điều kiện hỗ
trợ; mức hỗ trợ và phương thức chi trả; hồ sơ đề nghị; trình tự, thủ tục thực
hiện.
|