"Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
..."
Như vậy, trong trường hợp không có di chúc cụ thể ai là người được thừa kế di sản thì người thừa kế theo pháp luật sẽ là người được thừa kế di sản.
Những người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật, không phụ thuộc vào di chúc.
"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."
Như vậy, căn cứ theo những quy định trên, có các hàng thừa kế:
- Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
Đây là những người có quan hệ về mặt huyết thống cũng như quan hệ pháp luật gần nhất với người chết, được ưu tiên là hàng thừa kế thứ nhất.
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Quan hệ của hàng thừa kế thứ hai với người chết là quan hệ huyết thống nhưng cách một đời.
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Quan hệ của hàng thừa kế thứ ba với người chết là quan hệ huyết thống nhưng đã "xa" hơn hàng thừa kế thứ hai.
Khi xét người được hưởng di sản thừa kế thì pháp luật sẽ bắt đầu xét từ hàng thừa kế thứ nhất, rồi đến thứ hai và thứ ba. Chỉ khi hàng thừa kế trước không còn một ai thỏa mãn thì người thuộc hàng thừa kế sau mới được xét.
Trên đây là nội dung tư vấn, mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 19006248, xin cảm ơn!
Tư vấn pháp luật miễn phí 19006248
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý khách vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật
19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com để được
Tư vấn pháp luật miễn phíTrụ sở chính:
LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Có thể bạn quan tâm: