Một số bất cập trong việc thi hành trên thực tế và kiến nghị các quy định hiện hành về tiêu chuẩn công chứng viên
(Số lần đọc 1238)
Có thể thấy, hành vi của công chứng viên được toàn bộ xã hội nhìn nhận
như một chuẩn mực về sự đúng đắn, đặt vào đó một sự tin cậy rất cao nếu như
không muốn khẳng định gần như là tuyệt đối. Như vậy, tuy những quy định mà nhà
làm luật đưa ra trong Luật Công Chứng năm 2014 đã tương đối đúng đắn, hợp lý
và cũng khá tương đồng với tiêu chuẩn đối với một số chức danh tư pháp khác,
tuy nhiên, hoạt
động công chứng là một hoạt động đặc thù chỉ do một cá nhân (công chứng viên)
tiếp nhận, tự quyết định xử lý và thực hiện việc công chứng từ đầu đến cuối,
đồng thời phải tự "chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu
cầu công chứng về văn bản công chứng" (khoản 4, Điều 4). 
Tư vấn pháp luật miễn phí 19006248
Để củng cố
thêm năng lực của công chứng viên, năng lực ở đây bao gồm cả năng lực chuyên
môn và bản lĩnh nghề nghiệp thì những tiêu chuẩn như vậy so với yêu cầu thực tế còn sơ sài, và trong quá
trình đi vào thực hiện cũng đã liên tiếp nảy sinh những bất cập. Từ đó xuất
hiện nhiều vụ việc công chứng viên công chứng hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu
vi phạm pháp luật một cách cố ý, nghiêm trọng như: công chứng “treo”, công
chứng "khống", công chứng hợp đồng giao dịch khi chưa có đầy đủ điều kiện
theo quy định của pháp luật, coi nhẹ các quy định của pháp luật, coi nhẹ việc
tuân theo đạo đức xã hội, thiếu cẩn trọng trong thẩm định hồ sơ, thu thù lao
công chứng chưa thống nhất, thu không theo quy định hoặc có sự khuất tất trong
thu thù lao, phí công chứng… Như sự việc vừa qua vào ngày 13/07/2016, TAND
TP.HCM xét xử sơ thẩm, tuyên phạt các bị cáo về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản, tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng,
riêng bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Lan (nguyên công chứng viên phòng công chứng số 2,
TP.HCM) bị phạt 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo vì tội thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng. Đây chỉ là một trong số rất nhiều vụ việc trên thực tế
thể hiện sự thiếu trách nhiệm của công chứng viên dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Vì vậy, sự phát triển không ngừng của xã hội,
nhất là trong lĩnh vực công chứng, đòi hỏi Luật cần quy định chi tiết hơn nữa,
chặt chẽ hơn nữa để nâng cao thêm chất lượng, năng lực công chứng viên:
Thứ nhất, thay vì
quy định phải có 05 năm công tác pháp luật như quy định hiện hành, nên quy định
luôn: Phải có đủ từ 03 đến 05 năm làm giúp việc nghiệp vụ trực tiếp cho công
chứng viên, hoặc quy định phải có ít nhất 05 năm làm việc tại tổ chức hành nghề
công chứng, chứ không nên quy định chung chung là 05 năm công tác pháp luật như
hiện tại, có như vậy mới thể hiện mối liên quan mật thiết giữa những kinh
nghiệm được tích lũy trong ít nhất 5 năm đó là những kinh nghiệm phục vụ cho
công việc của công chứng viên sau này.
Thứ hai, nhà làm luật nên quy định cụ thể hơn về "phải có phẩm chất đạo đức tốt".
Chuẩn mực đạo đức xã hội chúng ta có thể đã biết nhiều, chuẩn mực đạo đức trong
pháp luật chúng ta cũng có thể trích dẫn ra từ một số các quy định trong hệ
thống văn bản quy phạm, nhưng đối với tiêu chuẩn công chứng viên thì nên đặt
chuẩn mực đạo đức cao hơn một mức so với các đối tượng thông thường khác, tức
là phải quy định rõ hơn thế nào là đạo đức tốt. Ví dụ nhà làm luật có thể đưa
ra những quy định cụ thể hơn như: chưa
từng bị kết án tù giam vì lỗi cố ý trong lĩnh vực công chứng, hoặc đã bị xử
phạt vi phạm hành chính đến lần thứ ba trong lĩnh vực công chứng vì lỗi cố ý mà
vẫn cố tình vi phạm, hoặc chưa từng phạm tội đặc biệt nghiêm trọng,…
Thứ ba, đối với những trường hợp công chức đang công tác tại các cơ
quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (không phải công tác tại Sở tư pháp), đã được
được cấp có thẩm quyền bố trí giữ chức vụ trưởng phòng tại các phòng công chứng.
Đây là công việc bình thường và đương nhiên trong công tác cán bộ tại địa
phương. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, để được bổ nhiệm công chứng viên
thì phải bảo đảm các tiêu chuẩn, trong đó có điều kiện phải hoàn thành tập sự hành nghề công chứng viên theo thời gian quy định
là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công
chứng. Như vậy, việc tập sự hành nghề công chứng sẽ được thực hiện như thế
nào, bởi lẽ những trường hợp này đang công tác tại các cơ quan khác, không thể
bố trí thời gian để đến các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc tập sự
trong thời gian dài như vậy. Mặt khác, theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 04/2015/TT-BTP: "Người
thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được đăng ký tập sự: …Người
đang là cán bộ, công chức, viên chức (trừ viên chức làm việc tại phòng công chứng)...”.
Bộ Tư pháp cần phối hợp với các bộ, ngành có liên quan sớm có hướng dẫn cụ
thể về vấn đề này. Có thể quy định rút ngắn thời gian tập sự đối với những trường
hợp này, đồng thời cho phép vận dụng thời gian tập sự, nghiên cứu công việc vào
thời điểm ngoài giờ hành chính và các ngày nghỉ.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG! Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý khách vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com để được Tư vấn pháp luật miễn phíTrụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Các bài viết liên quan:
Mời bạn đánh giá bài viết này!
|
Đặt câu hỏi
|
Báo giá vụ việc
|
Đặt lịch hẹn
|
Mức xử phạt khi kê khai nội dung đăng ký doanh nghiệp không chính xác
11:16 | 06/04/2023
Câu hỏi: Tôi đang có mong muốn tìm hiểu về việc kê khai hồ sơ thành lập doanh nghiệp . Cho tôi hỏi trong quá trình kê khai hồ sơ nếu bị nhầm lẫn mà kê khai sai thì có thể bị xử phạt như thế nào?
|
Điều kiện trở thành công ty mẹ là gì?
03:18 | 07/06/2023
Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác khi nào, công ty con
có được góp vốn vào công ty mẹ hay không, mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm
hiểu.
|
Xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
11:47 | 06/06/2023
Pháp luật quy định doanh nghiệp là tổ
chức có tên riêng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp, trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp thì xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu.
|
Chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan
03:20 | 29/05/2023
Người có liên quan trong công ty cổ
phần là ai, việc chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên
quan được diễn ra như thế nào, mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu.
|
Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh
04:24 | 27/05/2023
Pháp luật về doanh nghiệp quy định
như thế nào về việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh trong công ty hợp
danh, mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu.
|
Cổ phần ưu đãi cổ tức và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức
04:20 | 27/05/2023
Ngoài cổ phần phổ thông, trong công
ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi và một trong số đó là cổ phần ưu đãi cổ tức,
vậy cổ phần ưu đãi cổ tức là gì và quyền
của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức được quy định như thế nào, mời bạn đọc
cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu.
|
Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức
09:24 | 27/05/2023
Trong công ty, chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty có thể ủy quyền
cho cá nhân, tổ chức khác theo phạm vi nhất định. Vậy người đại diện theo ủy
quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức được pháp luật
quy định như thế nào?
|
Ai có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông?
01:58 | 26/05/2023
Trong công ty cổ phần, Đại hội đồng cổ
đông họp thường niên để thảo luận và thông qua các vấn đề về: Kế hoạch kinh
doanh, Báo cáo tài chính… Vậy, để cuộc họp được diễn ra thì thẩm quyền triệu tập
họp Đại hội đồng cổ đông như thế nào, mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu.
|
Trình tự, hồ sơ cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trường hợp bị mất
02:42 | 04/04/2023
Trong trường hợp bị mất
Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cần thực hiện thủ tục như thế nào để
đề nghị cấp lại giấy phép, mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu.
|
Hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh 1 tháng có cần làm thủ tục thông báo?
02:30 | 01/04/2023
Câu hỏi :
Xin chào, hộ kinh doanh của tôi đang hoạt động lĩnh vực bán buôn văn phòng phẩm.
Thời gian tới, tôi có dự định sẽ ra nước ngoài du lịch khoảng 1 tháng nên phải
tạm ngừng việc kinh doanh. Vậy cho tôi hỏi, tôi có cần làm thủ tục thông báo tạm
ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh...
|
|
Tìm kiếm
Thống kê truy cập
|
Đang online : 341
Đã truy cập : 2,640,460
|
|