Phát hành thẻ là nghiệp vụ của các ngân hàng
thương mại và các tổ chức khác đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Nghiệp
vụ này được thực hiện nhằm góp phần đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của tổ chức
tín dụng trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
Hiện các ngân hàng thương mại đang tiến hành thu phí giao dịch qua ATM theo thông tư 35/2012 của Ngân hàng Nhà nước quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa (ATM).
- Về cơ sở pháp lý và thực tiễn thì việc thu phí ATM là cần thiết và đã được quy định theo lộ trình cụ thể, có sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Việc triển khai thu phí tiến hành trên các cơ sở pháp lý như:
Thứ nhất, theo Quy định về quyền của bên cung ứng dịch vụ theo Bộ luật Dân sự: Bên cung ứng dịch vụ có quyền yêu cầu bên thuê dịch vụ trả tiền dịch vụ.
Thứ hai, theo quy định về hình thức, nguyên tắc trả lương tại Bộ Luật Lao động (Điều 94, 96), lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng, thì người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động về các loại phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản; Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
Thứ ba, dựa trên nguyên tắc chung tại Luật phí và lệ phí thì mức thu phí đối với các dịch vụ do tổ chức, cá nhân đầu tư vốn phải đảm bảo thu hồi vốn trong thời gian hợp lý.
Thứ tư, dựa trên Quy định về quyền của tổ chức tín dụng trong việc ấn định và niêm yết công khai mức phí cung ứng dịch vụ thanh toán tại Luật Các tổ chức tín dụng (Điều 91).
Thứ năm, theo Quy chế chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN, chủ thẻ phải trả phí cho việc sử dụng dịch vụ thẻ (Điều 6).
- Về nguyên tắc thu phí dịch vụ thẻ được quy định tại Điều 4 Thông tư 35/2012 đó là:
Tổ chức phát hành thẻ được thu phí dịch vụ thẻ đối với chủ thẻ theo loại phí, mức phí do Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức phát hành thẻ quy định tại biểu phí dịch vụ thẻ của tổ chức mình nhưng phải bảo đảm nằm trong khuôn khổ và lộ trình quy định đối với các loại phí nêu tại Biểu khung mức phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa (Phụ lục) ban hành kèm theo Thông tư 35/2012/TT-NHNN.
Tổ chức phát hành thẻ không được thu thêm phí ngoài biểu phí dịch vụ thẻ đã ban hành. Tổ chức phát hành thẻ không được thu phí từ chủ thẻ đối với những giao dịch thẻ không thành công hoặc giao dịch thẻ bị sai sót không phải do lỗi của chủ thẻ.
- Về mức phí dịch vụ thẻ
Mức phí dịch vụ thẻ được quy định tại Biểu khung mức phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa (Phụ lục) ban hành kèm theo Thông tư 35/2012/TT-NHNN, trong đó các mức phí (chưa bao gồm thuế VAT):
Phí phát hành thẻ: Từ 0 đồng đến 100.000 đồng/thẻ;
Phí sử dụng dịch vụ thẻ:
+ Phí thường niên: Từ 0 đồng đến 60.000 đồng/thẻ/năm;
+ Phí giao dịch ATM:
· Vấn tin tài khoản (không in chứng từ):
Nội mạng (0 đồng/ giao dịch),
Ngoại mạng (Từ 0 đồng đến 500 đồng/giao dịch)
· In sao kê tài khoản hoặc in chứng từ vấn tin tài khoản:
Nội mạng (Từ 100 đồng đến 500 đồng/giao dịch),
Ngoại mạng (Từ 300 đồng đến 800 đồng/giao dịch)
· Rút tiền mặt:
Nội mạng:
Từ 01/03/2013 đến 31/12/2013: Từ 0 đồng đến 1.000 đồng/giao dịch
Từ 01/01/2014 đến 31/12/2014: Từ 0 đồng đến 2.000 đồng/giao dịch
Từ 01/01/2015 trở đi: Từ 0 đồng đến 3.000 đồng/giao dịch;
Ngoại mạng: Từ 0 đồng đến 3.000 đồng/giao dịch
· Chuyển khoản: Từ 0 đồng đến 15.000 đồng/giao dịch
· Giao dịch khác tại ATM: Theo biểu phí dịch vụ thẻ của tổ chức phát hành thẻ;
+ Phí dịch vụ thẻ khác: Theo biểu phí dịch vụ thẻ của tổ chức phát hành thẻ.
Theo quy định của pháp luật, đối với việc phát hành thẻ, khách hàng sẽ phải trả từ 0 đến 100 nghìn đồng/ thẻ tùy từng loại thẻ khác nhau. Và việc quy định cụ thể mức phí sẽ do các tổ chức phát hành thẻ quyết định.
Đối với việc sử dụng thẻ, các mức phí được quy định khung cho từng loại phí: như phí thường niên, phí vấn tin tài khoản, phí in sao kê tài khoản hoặc in chứng từ vấn tin tài khoản, phí rút tiền mặt, chuyển khoản.
Tuy nhiên, thông tư lại cho phép các tổ chức phát hành thẻ được quyền ra quy định các phí dịch vụ thẻ khác trong biểu phí dịch vụ thẻ của tổ chức phát hành thẻ. Điều này là một quy định mở cho các ngân hàng thương mại trong việc quy định các khoản phí khác nảy sinh trong quá trình sử dụng thẻ của khách hàng, tuy nhiên nó cũng làm e ngại cho chủ sử dụng thẻ ATM khi mà thẻ của mình phải gánh chịu quá nhiều các loại phí khác nhau.
Thông thường khách hàng phải đóng các loại phí như phí phát hành thẻ lần đầu, phí thường niên, phí SMS banking, Internet banking, phí rút tiền, phí chuyển khoản, phí truy vấn số dư, in hóa đơn, phí tra soát, hủy, điều chỉnh, yêu cầu hoàn trả lệnh chuyển tiền, phí dịch vụ truy vấn thông tin tài khoản, phí dịch vụ nhắn tin chủ động (không giới hạn số lượng tin nhắn thông báo biến động số dư tài khoản trong tháng); phí bảo hành, sửa chữa thiết bị (thẻ EMV-OTP đầu đọc thẻ EMV-OTP, thiết bị eToken); phí đầu đọc thẻ EMV-OTP; sử dụng thiết bị định danh eToken...
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn cụ thể và chính xác hơn, quý khách vui
lòng liên hệ với các luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái
và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248
Có thể bạn quan tâm:
Công ty chuyển nhượng cổ phiếu cho công ty khác thì có cần phải xuất hóa đơn VAT về việc chuyển nhượng hay không?
09:16 | 13/01/2023
|
Năm 2023, chậm nộp tờ khai lệ phí môn bài bị xử phạt thế nào?
03:57 | 12/01/2023
Nếu cá nhân, tổ chức nộp tờ khai lệ phí môn bài quá thời hạn quy định của pháp luật thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
|
BHXH một lần năm 2023: Cập nhật mới nhất điều kiện, mức hưởng
03:50 | 12/01/2023
Người lao động muốn rút BHXH một lần năm 2023 thì cần điều kiện gì? Mức hưởng BHXH một lần năm 2023 là bao nhiêu? – Cẩm Tú (Bình Dương).
|
Thời hạn nộp tờ khai thuế quý 4 năm 2022
03:41 | 12/01/2023
Thời hạn nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân quý 4 năm 2022 là khi nào?
|
Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài trong năm 2023
03:00 | 05/01/2023
Thuế môn bài
là một loại thuế trực thu mà tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và
hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh phải nộp định kỳ hàng năm dựa
trên vốn điều lệ/vốn đầu tư (đối với tổ chức) hoặc doanh thu theo năm (đối với
hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh). Tuy...
|
Chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh
02:37 | 28/12/2022
Trên thực tế, có nhiều lý do để một hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động. Tuy nhiên, muốn chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh cần thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật, nếu không sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
|
Bầu dồn phiếu trong Công ty cổ phần
11:38 | 20/12/2022
Bầu dồn phiếu
là nguyên tắc đặc bầu trưng của công ty cổ phần, theo đó, nguyên tắc này được tạo
ra nhằm bảo đảm quyền lợi của cổ đông nhỏ (cổ đông tối thiểu).
|
Tạm ngừng kinh doanh có bị thanh tra thuế?
09:53 | 19/12/2022
Câu hỏi: Xin chào Luật sư, cho tôi hỏi công ty của tôi đang trong thời
gian tạm ngừng kinh doanh, vậy công ty của tôi có bị thanh tra thuế hay không?
|
Cho thuê & Bán doanh nghiệp tư nhân
09:10 | 01/12/2022
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn có quyền cho thuê/bán doanh nghiệp của mình,
tuy nhiên vẫn phải tuân thủ một số quy định pháp luật nhất định. ...
|
Thuế thu nhập doanh nghiệp
10:53 | 28/11/2022
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong các loại thuế bắt buộc doanh
nghiệp phải đóng hàng năm. Vậy công thức tính thuế TNDN được xác định như thế nào,
doanh nghiệp cần nộp thuế TNDN ở đâu? Mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu.
|