Bán hàng đa cấp xuất hiện lần đầu tiên ở Hoa Kỳ từ đầu thế kỷ 20, sau đó nhờ tính hiệu quả đã phát triển mạnh mẽ sang các quốc gia và khu vực khác trên thế giới. Hiện tại bán hàng đa cấp được thừa nhận rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới và ghi nhận sự tăng trưởng tại các quốc gia như Hoa KỲ, Hàn Quốc, Nhật Bản. Bán hàng đa cấp vào Việt Nam từ khoảng năm 1998 và lần đầu tiên được pháp luật Việt Nam ghi nhận tại Luật Cạnh tranh 2004. Tuy nhiên, sau nhiều năm, hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp lại có những diễn biến phức tạp với mô hình kinh doanh đa cấp bất chính đã gây ra nhiều thiệt hại cho người tham gia mạng lưới cũng như xã hội. Dấu hiệu để nhận biết kinh doanh đa cấp bất chính là:
Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004:
Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa và phải đáp ứng các điều kiện:
- Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau;
- Hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia;
- Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.
Bán hàng đa cấp bất chính là hành vi được quy định tại Điều 48 Luật Cạnh tranh 2004, theo đó cấm các doanh nghiệp thực hiện các hành vi nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp:
- Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hóa ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
- Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại;
- Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
- Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia.
Ngoài ra tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 42/2014/NĐ-CP quy định cụ thể hơn các hành vi bị cấm trong bán hàng đa cấp:
a) Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải đặt cọc hoặc đóng một khoản tiền nhất định dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
b) Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải mua một số lượng hàng hóa dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
c) Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải trả thêm một khoản tiền dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền duy trì, phát triển hoặc mở rộng mạng lưới bán hàng đa cấp của mình;
d) Hạn chế một cách bất hợp lý quyền phát triển mạng lưới của người tham gia bán hàng đa cấp dưới bất kỳ hình thức nào;
đ) Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp;
e) Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng;
g) Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải tuyển dụng mới hoặc gia hạn hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với một số lượng nhất định người tham gia bán hàng đa cấp để được quyền hưởng hoa hồng, tiền thưởng hoặc các lợi ích kinh tế khác;
h) Yêu cầu người tham gia hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về một trong các nội dung quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định số 42/2014/NĐ-CP phải trả tiền hoặc phí dưới bất kỳ hình thức nào, trừ chi phí hợp lý để mua tài liệu đào tạo;
i) Ép buộc người tham gia bán hàng đa cấp phải tham gia các hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về các nội dung không được quy định tại Khoản 8 Điều 3 NĐ số 42/2014/NĐ-CP ;
k) Yêu cầu người tham gia hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về các nội dung không được quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định số 42/2014/NĐ-CP phải trả tiền hoặc phí cao hơn mức chi phí hợp lý để thực hiện hoạt động đó;
l) Thu phí cấp, đổi thẻ thành viên dưới bất kỳ hình thức nào;
m) Không cam kết cho người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp ;
n) Cản trở người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa;
o) Cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, về tính chất, công dụng của hàng hóa, về hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp;
p) Duy trì nhiều hơn một vị trí kinh doanh đa cấp, hợp đồng bán hàng đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp;
q) Kinh doanh theo mô hình kim tự tháp;
r) Mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp;
s) Yêu cầu, xúi giục người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện hành vi bị cấm .
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn cụ thể và chính xác hơn, quý khách vui lòng liên hệ với các luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248.
Các bài viết liên quan:
Một người có thể làm giám đốc nhiều công ty không?
10:29 | 29/06/2022
Hiện nay, số lượng
doanh nghiệp mới thành lập ngày càng nhiều. Trong một doanh nghiệp luôn phải có
giám đốc là người quản lý chung hoạt động chung.
|
Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức
03:42 | 28/06/2022
Khi chủ sở hữu, tổ chức góp vốn
vào doanh nghiệp thì cần có người đại diện theo ủy quyền là cá nhân để thay mặt
chủ sở hữu, tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thành viên theo quy định
của luật doanh nghiệp
|
Thủ tục giải thể doanh nghiệp/công ty
11:33 | 28/06/2022
Sau khi thành lập và hoạt động
doanh nghiệp không kinh doanh hiệu quả, hoặc không tìm được hướng phát triển
như đã đề ra, nhiều doanh nghiệp không còn khả năng tiếp tục kinh doanh hoặc
không có nhu cầu tiếp tục kinh doanh bên cạnh lựa chọn giải pháp thủ tục tạm ngừng
kinh doanh có thời hạn...
|
Thành lập doanh nghiệp qua mạng điện tử
10:15 | 23/06/2022
Với nhu cầu ngày càng phát
triển của Công nghệ thông tin cũng như việc áp dụng đơn giản hóa thủ tục hành
chính. Sở kế hoạch đầu tư đã áp dụng việc đăng ký thành lập, thay đổi thông tin
doanh nghiệp trên hệ thống online của sở tại địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn
|
Doanh nghiệp cần làm gì sau khi thành lập?
10:50 | 28/05/2022
Sau khi thành lập công ty hoặc nhận giấy phép kinh doanh, có khá nhiều việc buộc phải làm mà hầu hết các doanh nghiệp mới đều thiết sót, dẫn đến xử phạt không nên có. Vì vậy doanh nghiệp sau khi đăng kí kinh doanh cần:
|
Điều kiện thanh toán và xử lí cổ phần mua lại
05:07 | 21/06/2022
Mua lại cổ phần theo yêu cầu
cổ đông và theo quyết định của công ty là hình thức giảm vốn điều lệ của công
ty cổ phần. Do vậy, để có thể thanh toán các cổ phần được mua lại, công ty cần
đáp ứng điều kiện mà pháp luật đã quy định cụ thể.
|
Cách đặt tên doanh nghiệp cho đúng và phù hợp
12:43 | 15/06/2022
Tên doanh nghiệp là một trong những thành phần bắt
buộc phải có trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đặt
tên công ty hiện nay là bước mất khá nhiều công sức trong các bước thành lập
doanh nghiệp.
|
Thủ tục tăng giảm vốn điều lệ của công ty
11:25 | 17/06/2022
Tăng và giảm vốn điều lệ của công ty có ý nghĩa quan
trọng trong việc duy trì và xây dựng công ty. Ngoài ra, khi tăng hoặc giảm vốn
điều lệ còn ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh và đầu tư trong tương lai.
|
Khi muốn thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì ?
12:29 | 14/06/2022
Sau khi có
những tính toán, chuẩn bị kĩ lưỡng trong việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh, vốn,
trụ sở… thì việc thành lập doanh nghiệp chính là quyết định cuối cùng của người
kinh doanh. Tuy nhiên trước khi thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì
thì rất nhiều chủ đầu tư, người kinh...
|
Giấy phép thiết lập mạng xã hội
10:46 | 14/04/2022
Giấy phép mạng xã hội (Social network) hay còn gọi là Giấy phép thiết lập mạng xã hội là văn bản pháp lý do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho doanh nghiệp, tổ chức sở hữu trang mạng xã hội để trang mạng xã hội hoạt động một cách hợp pháp.
|