Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 dành riêng ba chương, 30 điều luật quy định về các hình phạt, biện pháp tư pháp với tội phạm.
Theo quy định tại điều 30, hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó. Tiếp ngay sau đó, điều 31 nêu rõ hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Điều 32 quy định hình phạt dành cho tội phạm được chia làm hai loại chính và bổ sung, tất cả gồm 19 hình phạt cho người, pháp nhân phạm tội - tăng năm hình phạt so với Bộ luật Hình sự 1999.
Điều 39: Tù chung thân
Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình. Hình phạt này không áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Điều 40: Tử hình
Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.
Người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên không bị áp dụng, thi hành hình phạt này. Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Điều 38: Tù có thời hạn
Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định. Mức phạt tối thiểu là ba tháng, tối đa là 20 năm. Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù. Hình phạt này không áp dụng với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý, có nơi cư trú rõ ràng.
Điều 36. Cải tạo không giam giữ
Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đến ba năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.
Điều 34: Cảnh cáo
Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.
Điều 35: Phạt tiền
Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các người phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng do Bộ luật này quy định; người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng… Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác.
Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả, nhưng không được thấp hơn một triệu.
Điều 37. Trục xuất
Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trục xuất được tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.
Điều 41. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội.
Thời hạn cấm 1-5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Điều 42. Cấm cư trú
Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc thường trú ở một số địa phương nhất định.
Thời hạn cấm cư trú là 1-5 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Điều 43. Quản chế
Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân. Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm…
Thời hạn quản chế 1-5 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Điều 44: Tước một số quyền công dân
Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền: ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước; làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Thời hạn tước một số quyền công dân trong 1-5 năm từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Điều 45. Tịch thu tài sản
Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước.
Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.
Tư vấn pháp luật miễn phí 19006248
Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội: Phạt tiền; đình chỉ hoạt động có thời hạn; đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn; phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.
Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
Ngoài các hình phạt, tội phạm còn bị áp dụng bẩy biện pháp tư pháp. Trong đó có ba Biện pháp tư pháp đối với người phạm tội gồm: tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; bắt buộc chữa bệnh. Biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội gồm: tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; khôi phục lại tình trạng ban đầu; thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.
Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp xin hân hạnh được mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tư vấn tốt nhất về các lĩnh vực như:
+ Tư vấn pháp luật dân sự, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch dân sự; + Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch và nghĩa vụ dân sự như: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh…;
+ Tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng mua bán, tặng, cho, vay mượn tài sản;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng thuê, thuê khoán tài sản và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng gia công, hợp đồng bảo hiểm và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền và các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ủy quyền.
+ Tư vấn, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến thừa kế như: tư vấn, hỗ trợ pháp lý về thừa kế cho người để lại thừa kế, người thừa kế; soạn thảo di chúc và các văn bản khác; tư vấn, hỗ trợ pháp lý các vấn đề thừa kế khác có liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý liên quan đến các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Xin vui lòng liên hệ: 19006248 để công ty chúng tôi có thể tư vấn cho quý khách.
Trân trọng!
(K.linh)
Có thể bạn quan tâm:
Có bắt buộc đóng dấu công ty khi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp?
09:46 | 23/09/2023
Pháp luật quy định khi
thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp có cần phải đóng dấu không?
|
Có thể yêu cầu cung cấp thông tin của doanh nghiệp khác?
03:28 | 18/09/2023
Câu hỏi: Tôi có thể xin
thông tin đăng ký doanh nghiệp của đối tác hay không? Việc cung cấp thông tin
đăng ký doanh nghiệp có mất phí gì hay không?
|
Công văn 7498/BKHĐT-ĐKKD đính chính Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hộ kinh doanh
02:09 | 16/09/2023
Mẫu Phụ lục III-7 về Giấy
đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hộ kinh doanh trong hệ thống thông
tin về đăng ký hộ kinh doanh tại Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT ban hành ngày
18/4/2023, sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn
về đăng ký kinh doanh đã được...
|
Thủ tục đăng ký giảm vốn điều lệ trong công ty cổ phần
11:40 | 31/08/2023
Vốn
điều lệ trong CTCP là gì? Khi nào thực hiện thay đổi vốn điều lệ? Thủ tục cần
có khi thực hiện việc đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong CTCP? Chi tiết nội
dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Quy định mới nhất về tên của chi nhánh doanh nghiệp
11:18 | 30/08/2023
Câu hỏi: Tôi đang muốn mở thêm chi
nhánh cho công ty. Cho tôi hỏi trong hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, tên của
chi nhánh cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
|
Chi nhánh doanh nghiệp có thể đăng ký ít ngành nghề hơn so với doanh nghiệp không?
09:30 | 30/08/2023
Chi nhánh có bắt buộc phải đăng ký
tất cả các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp hay không?
|
Hướng dẫn đóng dấu treo, dấu giáp lai mới nhất
09:47 | 19/08/2023
Hiện nay, để tránh trường
hợp các văn bản pháp lý bị sao chép hoặc chỉnh sửa trái với quy định của pháp
luật, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên liên quan, pháp luật nước
ta đã ban hành các quy định về con dấu, cụ thể là cách đóng dấu để hạn chế các
trường hợp trên.
|
Trường hợp nào công ty cổ phần được giảm vốn điều lệ?
05:22 | 17/08/2023
Công ty cổ phần được giảm
vốn điều lệ trong trường hợp nào, điều kiện ra sao. Mời bạn đọc cùng Luật Hồng
Thái tìm hiểu.
|
Những lưu ý trong việc đặt tên viết tắt của doanh nghiệp
03:08 | 14/08/2023
Khi đăng ký thành lập
doanh nghiệp, có bắt buộc phải đăng ký tên viết tắt hay không, có những lưu ý
gì trong việc đặt tên viết tắt? Mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu.
|
Có được làm thành viên hội đồng quản trị của hai công ty cổ phần không?
03:23 | 05/08/2023
Câu hỏi: Thành viên Hội đồng
quản trị công ty có được đồng thời là thành viên của Hội đồng quản trị công ty
khác không? Mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu.
|