Câu hỏi:
Tháng 12/2017 vừa qua, nhà chúng tôi bị trộm đột nhập. Trong lúc lục tìm tài sản tại tủ quần áo của vợ chồng tôi hắn đã bị phát hiện và bỏ chạy. Khi chồng tôi tóm được áo của hắn nhưng bị hắn xô ngã và cuỗm luôn tài sản vừa tìm được chạy mất. Tài sản bị mất bao gồm 1 chiếc điện thoại samsung A5 trị giá 8 triệu đồng và 2 triệu đồng tiền mặt.
Ngày 20 tháng 1 năm 2018, Hắn đã bị bắt và đang được công an điều tra. Trong trường hợp này hắn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh gì ạ? Mong luật sư tư vấn giúp tôi
Trả lời:
Thời điểm thực hiện hành vi phạm tội là tháng 12 năm 2017, trước khi Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực, chính vì thế BLHS năm 1999 sẽ được áp dụng trong trường hợp này.
Tại điều 138 BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:
"Điều 138. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Tuy nhiên, vì người trộm cắp tài sản khi bị phát hiện đã có hành vi dùng vũ lực ngay tức khắc đối với chồng chị, cụ thể là đã đạp vào bụng chồng chị làm chồng chị không thể chống cự được để nhằm mục đích chiếm đoạt số tài sản mà mình đã trộm. Như vậy, trong trường hợp này đã có sự chuyển hóa tội danh từ trộm cắp tài sản sang tội cướp tài sản.
Căn cứ vào mục 6 Phần I Thông tư liên tịch số 02 /2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP:
"6. Khi áp dụng tình tiết "hành hung để tẩu thoát” (điểm đ khoản 2 Điều 136; điểm a khoản 2 Điều 137; điểm đ khoản 2 Điều 138 BLHS) cần chú ý:
6.1. Phạm tội thuộc trường hợp "hành hung để tẩu thoát” là trường hợp mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém, bắn, xô ngã… nhằm tẩu thoát.
6.2. Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường hợp này không phải là "hành hung để tẩu thoát” mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản”.
Do đó, kẻ đã lấy trộm tài sản của gia đình chị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản theo điều 133 BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009:
"1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.”
Trên đây là phần tư vấn của công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật theo số điện thoại: 1900 6248. Bộ phận tư vấn pháp luật tổ tụng!
Trân trọng./
(K.linh)
Có thể bạn quan tâm:
Giấy phép thiết lập mạng xã hội
10:46 | 14/04/2022
Giấy phép mạng xã hội (Social network) hay còn gọi là Giấy phép thiết lập mạng xã hội là văn bản pháp lý do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho doanh nghiệp, tổ chức sở hữu trang mạng xã hội để trang mạng xã hội hoạt động một cách hợp pháp.
|
Hướng dẫn về miễn, giảm thuế TNDN, cho DN khó khăn do Covid
04:29 | 11/11/2021
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 92/2021/NĐ-CP hướng dẫn chính sách miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19.
|
Thay đổi thông tin cổ đông do cổ đông sáng lập không góp đủ vốn trong vòng 90 ngày
06:31 | 17/09/2021
|
Quy trình, thủ tục họp đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2020
06:22 | 11/08/2021
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết
định cao nhất của công ty cổ phần gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết.
Các q uyết định về vấn đề của công ty đều thông qua họp đại hội đồng cổ đông. Vậy q uy trình, thủ tục họp đại hội đồng cổ đông như thế nào? Hãy cùng Luật Hilap tìm...
|
Quản lý thực phẩm chức năng sản xuất trong nước- quy định và thực tiễn
03:15 | 09/08/2021
|
Chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg
01:24 | 31/07/2021
Căn
cứ Chương V Quyết định 23/2021/QĐ-TTg thì quy định rõ đối tượng, điều kiện hỗ
trợ; mức hỗ trợ và phương thức chi trả; hồ sơ đề nghị; trình tự, thủ tục thực
hiện.
|
Chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg
01:26 | 31/07/2021
Căn
cứ Chương VI Quyết định 23/2021/QĐ-TTg thì quy định rõ đối tượng, điều kiện hỗ
trợ; mức hỗ trợ và phương thức chi trả; hồ sơ đề nghị; trình tự, thủ tục thực hiện.
|
Chính sách hỗ trợ bổ sung và trẻ em theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg
01:29 | 31/07/2021
Căn
cứ Chương VII Quyết định 23/2021/QĐ-TTg thì quy định rõ đối tượng, điều kiện hỗ
trợ; mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ.
|
Những điều cần biết về Nghị quyết 68/2021/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19
04:00 | 02/08/2021
Từ năm 2020 đến nay khi đại dịch COVID-19 bắt đầu xuất hiện ở nước ta đã
và đang tác động tiêu cực, ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh và
đời sống nhân dân. Đặc biệt là lượng lớn người lao động phải đối mặt với việc mất
việc làm và người sử dụng lao động cũng phải đối mặc việc...
|
Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg
01:22 | 31/07/2021
Căn
cứ Chương IV Quyết định 23/2021/QĐ-TTg thì quy định rõ đối tượng, điều kiện hỗ
trợ; mức hỗ trợ và phương thức chi trả; hồ sơ đề nghị; trình tự, thủ tục thực
hiện.
|