Hiện nay cùng với việc làm thế nào để thành lập công ty phù hợp với nhu cầu của mình, thì khi đã thành lập và hoạt động và sinh lời của công ty thì vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp là làm thế nào để có thể chia lợi nhuận của công ty vừa phù hợp với phần vốn góp vừa phù hợp với những công lao mà người quản lý điều hành thực hiện. Đó là vấn đề nan giải đối với những công ty có nhiều thành viên góp vốn. Vậy pháp luật về doanh nghiệp năm 2014 quy định như thế nào đối với việc chia lợi nhuận của công ty?
Về vấn đề trên công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp xin được tư vấn như sau:
Theo quy định tại khoản 3
Điều 50 Luật Doanh nghiệp 2014 về quyền của thành viên công ty TNHH 2 thành
viên trở lên như sau:
"Được chia lợi nhuận
tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các
nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật".
Theo quy định tại khoản
21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014:
"Phần vốn góp là tổng
giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tỷ lệ phần vốn góp là tỉ lệ giữa phần vốn góp
của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp
danh."
Và điều kiện để chia lợi
nhuận được thể hiện rõ tại Điều 69 Luật này như sau:
"Công ty chỉ được
chia lợi nhuận cho các thành viên khi kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ
thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và bảo đảm
thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi
nhuận."
Như vậy, các thành viên sẽ
được chia lợi nhuận tương ứng với tỉ lệ vốn đã góp hoặc cam kết góp trong một
thời hạn nhất định, sau khi đã đáp ứng được điều kiện theo quy định nêu trên và
được ghi vào Điều lệ công ty.
Và theo quy định tại khoản
1 Điều 35 Luật này cũng quy định rõ về "Tài sản góp vốn" như
sau: "Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển
đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ,
bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt
Nam."
Mặt khác, theo quy định của
Bộ luật dân sự thì "Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền
tài sản".
Theo đó thì, giấy nhận nợ
là một văn bản ghi nhận một quyền tài sản, hay nói cách khác giấy nhận nợ cũng
là một loại tài sản. Ngoài ra, nếu Điều lệ Công ty của bạn cũng không quy định
rõ về các loại tài sản góp vốn, và các thành viên góp vốn cũng chấp nhận
"giấy nhận nợ" như một loại tài sản góp vốn, thì căn cứ theo các quy
định trên, việc góp vốn bằng giấy nhận nợ này là hoàn toàn hợp pháp.
Theo quy định tại Điều
48 Luật doanh nghiệp năm 2014 về việc góp vốn thành lập công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên thì:
2. Thành viên phải góp vốn
phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký
thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho
công ty bằng các tài sản khácvới loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán
thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền
và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.
3. Sau thời hạn quy định
tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã
cam kết thì được xử lý như sau:
a) Thành viên chưa góp vốn
theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
b) Thành viên chưa góp vốn
đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
c) Phần vốn góp chưa góp
của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.
Tiếp theo, theo quy định
tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2014 cũng quy định về việc định giá tài sản góp vốn:
"Điều 37. Định giá
tài sản góp vốn
1. Tài sản góp vốn không
phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành
viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được
thể hiện thành Đồng Việt Nam.
2. Tài sản góp vốn khi
thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo
nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá.
Trường hạp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp
vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn
được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các
thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá
trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc
định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định
giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
3. Tài sản góp vốn trong
quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách
nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và
người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp
định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị
tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.
Trường hợp nếu tài sản
góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người
góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm
hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần
cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị
thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời, liên đới
chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao
hơn giá trị thực tế."

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Tổng đài Tư vấn miễn phí: 1900 6248 - Email: luathongthai@gmail.com
Địa chỉ: LK 9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Chi nhánh: 134 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội (Phòng Doanh nghiệp)
Phương Nam
Có thể bạn quan tâm: