1. Cách tính mức phạt vi phạm hành chính
Phạt tiền là hình thức xử phạt hành chính phổ biến nhất. Nhiều người thắc
mắc tại sao khung hình phạt là 100.000 – 200.000 đồng mà mình lại bị xử phạt
150.000 đồng.
Ví dụ: Điểm c, Khoản 3, Điều 6, Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định
"3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;"
Khi bị phạt sẽ số tiền nộp phạt là 150.000 đồng.
Lý giải: Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức
trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó trừ trường hợp
có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng (Khoản 4, Điều 23, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012)
Do đó: Mức phạt hành chính = (Mức thấp nhất + Mức cao nhất của khung hình
phạt ) : 2
Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248
2. Được coi là chưa bị xử lý hành chính nếu trong thời gian quy định không
tái phạm
Nếu như trong hình sự có quy định về việc xóa án tích thì Luật xử lý vi
phạm hành chính cũng có quy định tương tự.
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06
tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ
ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc kể từ ngày hết thời
hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được
coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy hết thời gian kể trên, người vi phạm hành chính mà không tái phạm
thì coi như là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, một hành vi được thực hiện sau
thời gian này coi như là một hành vi mới thực hiện lần đầu.
3. Đã bị xử lý vi phạm hành chính mà tiếp tục vi phạm có thể bị xử lý hình
sự
Như trong một số vụ việc về xử lý vi phạm hành chính, nhiều người nói rằng
chấp nhận nộp phạt để thực hiện hành vi đó nhiều lần, như chẳng hạn cho vay mà
lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước..
Tuy nhiên, nếu một hành vi vi phạm hành chính đã bị xử lý mà tiếp tục vi
phạm nhưng không thuộc trường hợp 2 kể bên trên có thể bị xử lý hình sự với
hành vi đó.
Ví dụ: Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như
sau:
"Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của
người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới
4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài
sản… "
Một số trường hợp khác
Hành vi
|
Quy định xử lý vi phạm hành chính
|
Quy định trách nhiệm hình sự
|
Trộm cắp
tài sản
|
Điểm a,
Khoản 1, Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP
|
Điểm a,
Khoản 1, Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
|
Đánh bạc
|
Điều 26,
Nghị định 167/2013/NĐ-CP
|
Điều 321
Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
|
Cưỡng ép
kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự
nguyện
|
Điều 55,
Nghị định 167/2013/NĐ-CP
|
Điều
181 Bộ luật Hình sự 2015
|
Cho vay
lãi nặng trong giao dịch dân sự
|
Điểm d,
Khoản 2, Điều 11, Nghị định 167/2013/NĐ-CP
|
Điều 201
Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
|
Hành nghề
mê tín, dị đoan
|
Điểm a,
Khoản 2, Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP
|
Điều 320
Bộ luật Hình sự 2015
|
4. Mức phạt tiền của tổ chức gấp đôi với cá nhân
Cùng một hành vi vi phạm, nhưng nếu tổ chức vi phạm hành vi đó thì mức phạt
tiền sẽ gấp đôi với cá nhân
Như quy định tại Khoản 2, Điều 11, Nghị định 46/2016/NĐ-CP
"2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 400.000
đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức để vật che khuất biển báo, đèn tín hiệu
giao thông".
5. Xử phạt không cần lập biên bản
Người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
tại chỗ trong trường hợp phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng
đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức (trừ trường hợp vi phạm
hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp
vụ).
Nếu thuộc trường hợp trên thì người vi phạm có thể yêu cầu người có thẩm
quyền xử phạt tại chỗ.
Thêm một lưu ý là 250.000 đồng này là mức phạt cao nhất của hành vi đó chứ
không phải mức tiền chúng ta bị xử phạt.
Ví dụ: Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định
"1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với
một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự,
nhân phẩm của người khác;
Khi bị xử phạt người này nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì
mức xử phạt là 200.000 đồng, tuy nhiên hành vi này phải bị lập biên bản vì mức
cao nhất của hành vi vi phạm này là 300.000 đồng (> 250.000 đồng)."
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
K.L
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
-
Bắt khẩn cấp Khá “bảnh” về hành vi tổ chức đánh bạc