1. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng
Theo Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
“Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”
Vậy, cha, mẹ sau khi ly hôn, người không sống chung với con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con trong các trường hợp đó là:
- Con chưa thành niên
- Con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống mình
2. Mức cấp dưỡng
Mức cấp dưỡng nuôi con của cha, mẹ sau khi ly hôn được quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, theo đó:
‘Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.’
Pháp luật ưu tiên cho các bên trong quan hệ cấp dưỡng được tự thỏa thuận về mức cấp dưỡng, căn cứ trên thu nhập, khả năng lao động về thực tế của người cấp dưỡng cũng như xác minh về nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Nếu các bên không thể thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định.
Tòa án quyết định mức cấp dưỡng nuôi con của cha,mẹ sau khi ly hôn dựa trên sự tính toán những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con, cụ thể là bao nhiêu thì tùy thuộc vào “từng trường hợp cụ thể, và vào khả năng của mỗi bên "
3.Phương thức cấp dưỡng
Việc cấp dưỡng được thực hiện theo các phương thức quy định tại Điều 117, Luật hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó, cấp dưỡng được thực hiện theo hai phương thức sau đây:
- Cấp dưỡng định kì hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm
- Cấp dưỡng 1 lần
" Điều 117. Phương thức cấp dưỡng
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa
năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp
dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn
về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa
thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết."
Công ty Luật TNHH Hồng Thái và đồng nghiệp xin hân hạnh được mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất về các lĩnh vực như:
+ Tư vấn pháp luật dân sự, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch dân sự;
+Tư vấn đầu tư, khắc dấu, cấp giấy phép kinh doanh, tư vấn sở hữu trí tuệ, in hóa đơn;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch và nghĩa vụ dân sự như: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh…;
+ Tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng mua bán, tặng, cho, vay mượn tài sản;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng thuê, thuê khoán tài sản và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng gia công, hợp đồng bảo hiểm và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền và các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ủy quyền.
+ Tư vấn, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến thừa kế như: tư vấn, hỗ trợ pháp lý về thừa kế cho người để lại thừa kế, người thừa kế; soạn thảo di chúc và các văn bản khác; tư vấn, hỗ trợ pháp lý các vấn đề thừa kế khác có liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý liên quan đến các quan hệ dân sự có yêu tố nước ngoài.
Xin vui lòng liên hệ: 097 693 3335 để công ty chúng tôi có thể tư vấn cho quý khách.
Trân trọng!