Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
của người lao động được pháp luật quy định là một trách nhiệm của người sử dụng
lao động. Người sử dụng lao động phải xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh
phí cho việc đào tạo và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng
nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động
trước khi chuyển làm nghề khác cho mình (Điều 60 Bộ luật Lao động năm 2012).
Đồng thời, người sử dụng lao động phải báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh
trong báo cáo hằng năm về lao động. Việc dành kinh phí, lập kế hoạch, tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề cho người lao
động đang có quan hệ lao động có thể làm tăng thêm chi phí sản xuất của doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, việc nâng cao trình độ, tay nghề sẽ giúp
người lao động thực hiện các công việc thành thạo hơn, hiệu suất lao động cao
hơn, từ đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh
doanh. Báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước cũng là trách nhiệm của doanh
nghiệp mà pháp chế doanh nghiệp phải chú ý để đảm bảo doanh nghiệp thực hiện
đúng pháp luật.
TƯ VẤN MIỄN PHÍ 19006248
Mặt khác, trường hợp người sử dụng lao động tuyển
người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt
động dạy nghề và không được thu học phí.. Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014
quy định “Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả tiền lương, tiền công
cho người học, nhà giáo trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy
cách trong thời gian đào tạo, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp theo mức do
các bên thỏa thuận”. Như vậy, trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người
học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy
cách, thì được người sử dụng lao động phải trả lương theo mức do hai bên thoả
thuận.
Chú ý, thời điểm doanh nghiệp chính thức bắt đầu
đào tạo nghề cho người lao động để làm việc cho mình được đánh dấu bằng hợp
đồng đào tạo nghề. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp
đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Với thực tế hiện nay khi tình trạng doanh nghiệp vi
phạm quy định về đào tạo nghề vẫn còn tồn tại (như thu phí đào tạo nghề của
người lao động mà mình đào tạo để làm việc tại doanh nghiệp, hay không trả tiền
công cho người lao động trong thời gian học nghề có tạo ra sản phẩm,…), thì vai
trò của ban pháp chế doanh nghiệp- những người hiếu biết pháp luật- là quan
trọng để giúp doanh nghiệp không vi phạm pháp luật.
Phạm Trang
Thông tin chi tiết liên hệ Tổng đài 19006248.
Sử dụng dịch vụ: 0962893900
Trân trọng!
Bài viết liên quan: