Cá
nhân được phép hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nếu hoạt động cho một tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, đồng thời có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại
diện sở hữu công nghiệp. Để được cấp chứng chỉ này cần đáp ứng một số điều kiện.
I-
Căn cứ pháp lý:
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi
bổ sung năm 2009
Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn
Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
Thông tư Số: 18/2011/TT-BKHCN sửa đổi,
bổ sung một số quy định của thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007, được
sửa đổi, bổ sung theo thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 31/7/2010 và thông tư số
01/2008/ TT-BKHCN ngày 25/02/2008, được sửa đổi, bổ sung theo thông tư số 04/2009/TT-BKHCN
ngày 27/3/2009
II-
Nội dung
Căn cứ Khoản 2, Điều 155 Luật sở hữu
trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau
đây thì được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp:
+ Là công dân Việt Nam, có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ;
+ Thường trú tại Việt Nam;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học;
+ Đã trực tiếp làm công tác pháp luật
về sở hữu công nghiệp liên tục từ năm năm trở lên hoặc đã trực tiếp làm công
tác thẩm định các loại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại cơ quan quốc gia hoặc
quốc tế về sở hữu công nghiệp liên tục từ năm năm trở lên hoặc đã tốt nghiệp
khoá đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
+ Không phải là công chức, viên chức
đang làm việc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi
quyền sở hữu công nghiệp;
+ Đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về
nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
Tư vấn pháp luật: 19006248
Đồng thời, nghị định số 103/2006/NĐ-CP
Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp quy định chi tiết tại khoản
2 Điều 27:
“2. Cá nhân được coi
là đã tốt nghiệp khoá đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp trong các trường
hợp sau đây:
a) Tác giả luận văn tốt
nghiệp đại học, sau đại học về đề tài sở hữu công nghiệp;
b) Tốt nghiệp khoá đào
tạo về sở hữu công nghiệp được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận.”
Về kiểm tra
nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Điều 28 Nghị định trên quy định:
“Việc
kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp được tiến hành nhằm đánh giá khả
năng vận dụng pháp luật sở hữu công nghiệp để giải quyết các vấn đề cụ thể liên
quan đến xác lập quyền và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp.”
Nội dung kiểm tra nghiệp vụ đại diện
sở hữu công nghiệp bao gồm kỹ năng vận dụng pháp luật sở hữu công nghiệp để xử
lý các tình huống liên quan đến việc bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp. Bộ
Khoa học và Công nghệ hướng dẫn và tổ chức kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu
công nghiệp.
Đăng ký dự kiểm tra tại Cục sở hữu
trí tuệ. Chỉ người nào có đủ các điều kiện quy định tại Điều 155 của Luật Sở hữu
trí tuệ mới được đăng ký dự kiểm tra.
Tư vấn pháp luật: 19006248
Căn cứ Thông tư Số: 18/2011/TT-BKHCN
sửa đổi, bổ sung một số quy định của thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày
14/02/2007, được sửa đổi, bổ sung theo thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày
31/7/2010 và thông tư số 01/2008/ TT-BKHCN ngày 25/02/2008, được sửa đổi, bổ
sung theo thông tư số 04/2009/TT-BKHCN ngày 27/3/2009, Hồ sơ đăng ký dự kiểm
tra được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ gồm 01 bộ tài liệu sau đây:
(i)
02 bản Tờ khai đăng ký dự kiểm tra, làm theo mẫu 05-KTNV quy định tại Phụ lục E
của Thông tư này;
(ii)
Bản sao Bằng tốt nghiệp đại học (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường
hợp bản sao đã được chứng thực);
(iii)
Tài liệu chứng minh người đăng ký dự kiểm tra đã được đào tạo về pháp luật sở hữu
công nghiệp hoặc đã có kinh nghiệm trong hoạt động này:
-
Bản sao Chứng chỉ tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp được
Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường
hợp bản sao đã được chứng thực); hoặc
-
Luận văn tốt nghiệp đại học, sau đại học về đề tài sở hữu công nghiệp và giấy
xác nhận của cơ sở đào tạo nơi thực hiện luận văn; hoặc
-
Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động và tài liệu khác (có xác
nhận của cơ quan, tổ chức nơi công tác) chứng minh thời gian ít nhất 05 năm
liên tục trực tiếp làm công tác thẩm định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại cơ
quan quốc gia hoặc quốc tế về sở hữu công nghiệp hoặc công tác pháp luật về sở
hữu công nghiệp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 155 của Luật Sở hữu trí tuệ,
bao gồm công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, xét xử, pháp chế, tư vấn pháp
luật về sở hữu công nghiệp; nghiên cứu khoa học có chức danh nghiên cứu viên,
giảng dạy về sở hữu công nghiệp (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường
hợp bản sao đã được chứng thực);
(iv)
02 ảnh 3x4 (cm);
(v)
Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính
hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)”.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).