1.
Doanh nghiệp được yêu cầu thử việc mấy lần?
Theo Điều 25 Bộ luật
Lao động 2019 quy định: “Thời gian thử việc
do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc
nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau
đây:…”
2.
Thời gian thử việc là bao lâu?
Trên cơ sở thỏa thuận của
các bên, thời gian thử việc cũng sẽ do các bên quyết định nhưng vẫn phải đảm bảo
thời gian tối đa theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
1. Không quá 180 ngày đối
với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp,
Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh
nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối
với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao
đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối
với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung
cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày
làm việc đối với công việc khác.
Đặc biệt,
thời gian thử việc trên không áp dụng với người lao động làm việc theo hợp đồng
lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Người sử dụng lao động
chỉ được yêu cầu người lao động thử việc trong các khoảng thời gian nêu trên. Nếu
thử việc quá thời gian quy định, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 02 - 05 triệu đồng
(căn cứ điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

3.
Thời gian nghỉ phép năm của người lao động
* Đối với người lao động
làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì
được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối
với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối
với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề,
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối
với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
* Đối với người lao động
làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng
lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
4.
Thử việc có được nghỉ phép năm?
Theo quy định tại khoản
2 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, thời gian thử việc được tính để hưởng phép
nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời
gian thử việc.
Do đó, nếu người lao động
tiếp tục làm việc sau thời gian thử việc thì thời gian thử việc đó đương nhiên
được coi là thời gian để tính ngày nghỉ phép năm.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc Email:phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Địa chỉ chi nhánh: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Phương Anh
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan: