Việc
thẩm định tài sản của doanh nghiệp trong quá trình chuyển nhượng có ý nghĩa xác
định giá trị (bao gồm giá trị pháp lý và giá trị tài chính ) của phần vốn dự định
chuyển nhượng, thông qua đó bên mua và bên bán sẽ quyết định việc ký kết.
Về
vấn đề trên Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp xin được tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Luật doanh nghiệp năm 2014;
Nghị định 78/2015 quy định chi tiết luật doanh nghiệp năm 2014;
Xác
định nhóm tài sản vô hình của doanh nghiệp
Nhóm
tài sản vô hình gồm:
Thứ
nhất: nhóm tài sản vô hình thuộc đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền
tác giả đối với tác phẩm; quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, tên thương mại,
bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý; quyền sở hữu đối với giống cây trồng; các
quyền sở hữu sử dụng công nghệ, chuyển giao công nghệ; quyền sở hữu đối với
công nghệ độc quyền công nghệ có khả năng phát triển và phổ biến…
Thứ
hai: nhân lực của doanh nghiệp, trong đó bao gồm: trí tuệ, kiến thức, năng lực
chuyên môn, khả năng lao động, vận hành của người lao động, uy tín và năng lực
của thành viên, Cổ đông và các lao động chủ chốt khác (bao gồm các cố vân,
chuyên gia, đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp);
Thứ
ba: Các lợi thế kinh doanh và lợi thế pháp lý của doanh nghiệp, bao gồm: Hệ thống
các cửa hàng, đại lý phân phối và mạng lưới khách hàng, đối với của doanh nghiệp
trong thị trường, thị phần mà doanh nghiệp đang nắm giữ trong lĩnh vực kinh
doanh, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực đó; Các giấy phép độc
quyền, giấy phép đối với lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện, giấy phép
khai thác khoáng sản; Những ưu đãi áp dụng đối với doanh nghiệp hoặc dự án của
doanh nghiệp.
Tài
sản thẩm định cần phải được xác định đầy đủ, rõ ràng, thông qua đó có thể xác định
tình trạng pháp lý thực tế của tài sản. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực hoạt động
và tình trạng pháp lý cụ thể của doanh nghiệp, khách hàng hoặc luật sư, pháp chế
trong doanh nghiệp bên mua cần xác định các tài sản cần thẩm định phù hợp.
Chuẩn
bị danh mục thông tin tài sản cần thẩm định, gửi yêu cầu cung cấp và tiến hành
thẩm định.

Xác
định nhóm tài sản hữu hình của doanh nghiệp
Thứ
nhất, với tài sản là đất đai và tài sản trên đất: Bên mua cần yêu cầu cung cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, các bản vẽ,
sơ đồ, quyết định cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất,
hợp đồng giao đất, cho thuê đất và các thông tin khác về nguồn gốc của tài sản,
thông tin đăng ký quyền sở hữu sử dụng tài sản, thời hạn sử dụng, việc thực hiện
các nghĩa vụ tài sản đối với đất đai và tài sản gắn liền với đất, các hợp đồng
thế chếp, hợp đồng cho thuê đối với đất, tài sản gắn liền với đất, các thông
tin tài liệu liên quan đến thực tế thực hiện quyền sử dụng sở hữu tài sản và
các tranh chấp về quyền sử dụng, sở hữu tài sản.
Thứ
hai: Với tài sản là phương tiện vận tải, bên mua cần yêu cung cấp giấy tờ đăng
ký sở hữu của các phương tiện vận tải, các tài liệu kỹ thuật, các giấy tờ đăng
kiểm, kiểm định và giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc của các phương
tiện.
Thứ
ba: Với tài sản là máy móc, các thiết bị: Cần yêu cầu cung cấp danh mục tài sản
là máy móc thiết bị các tài liệu kỹ thuật và các chứng từ chứng minh nguồn gốc,
chất lượng của máy móc, thiết bị.
Thứ
tư: Tài sản là nguyên vật liệu, hàng hóa đang sử dụng: bên bán cần cung cấp
danh mục tài sản là các nguyên liệu, hàng hóa, bao gồm cả các hàng hóa tồn kho
và đang sử dụng, chứng từ chứng minh nguồn gốc của nguyên vật liệu, hàng hóa
đang sử dụng.
Quy
trình xác định đối với nhóm các tài sản vô hình
Thứ
nhất: Đối với tài sản vô hình là quyền sở hữu trí tuệ: bên bán cần cung vấp giấy
tờ chứng nhận, văn bằng bảo hộ của tài sản
là quyền sở hữu trí tuệ hoặc các thông tin, tài liệu chứng minh quyền sở
hữu và sử dụng tài sản vô hình là quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp và các
hồ sơ pháp lý có liên quan đến việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.
Thứ
hai: đối với tài sản vô hình khác: bên bán cần cung cấp danh sách lao động và
lao động chủ chốt của doanh nghiệp, danh sách khách hàng và các đối tác mà
doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ và thực hiện hoạt động kinh doanh cùng một số
tài liệu liên quan khác.
Thực
hiện thẩm định:
Sau
khi nhận được tài liệu và thông tin về tài sản do bên bán cung cấp bên mua tiến
hành thẩm định pháp lý các tài liệu, thông tin này nhằm làm rõ các vấn đề sau:
Thứ
nhất, quyền sở hữu tài sản của bên bán, doanh nghiệp, bao gồm: Đối tượng quyền
sở hữu sử dụng tài sản; Phạm vi thực hiện quyền sở hữu, sử dụng tài sản; Thời hạn
sở hữu, sử dụng tài sản;
Thứ
hai, các yêu cầu về nghĩa vụ của người sở hữu, người sử dụng tài sản đã được
bên bán hay doanh nghiệp hoàn thành hay chưa;
Thứ
ba, các tranh chấp, quan hệ với bên thứ ba đối với việc thực hiện quyền sở hữu/sử
dụng tài sản;
Thứ
tư, khả năng chuyển giao thành công các tài sản này cho bên mua
Những
vấn đề cần lưu ú khi thẩm định tài sản:
Tùy
thuộc vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp và mục tiêu của bên mua, việc xác
định tài sản thẩm định và mục tiêu của hoạt động thẩm định tài sản trong từng
trường hợp sẽ khác nhau. Do đó danh mục tài sản cần thẩm định và cách thức thực
hiện thẩm định tài sản trong từng trường hợp là khác nhau.
Bên
cạnh việc thẩm định giá trị pháp lý, việc thẩm định tài sản còn đòi hỏi phải tiến
hành thẩm định ở khía cạnh tài chính. Giá trị tài sản phải được thể hiện trung
thực trong sổ sách kế toán và các tài liệu tài chính của doanh nghiệp. do đó
bên bán cần lưu ý để có sự phối hợp phù hợp với nhóm người phụ trách thẩm định
tài chính của bên mua đối với các tài sản cần thẩm định.
việc
thẩm định tài sản đòi hỏi bên Mua phải vận dụng nhiều quy định pháp luật ở các
lĩnh vực khác nhau để xem xét giá trị pháp lý của tài sản cần thẩm định, qua đó
xác định giá trị pháp lý của tài sản và rủi ro cũng như khả năng chuyển giao
thành công tài sản cho bên mua.

Hãy liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Địa chỉ chi nhánh: 134 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
Nam Phương
Sau khi thành lập công ty cần làm những gì?
11:01 | 20/07/2024
Sau
khi thành lập, doanh nghiệp đã chính thức có tư cách pháp lý, được nhân danh
chính mình để giao kết hợp đồng và thực hiện những hoạt động sản xuất - kinh
doanh khác. Tuy nhiên, để việc vận hành thuận lợi và tránh việc bị phạt, công
ty cần thực hiện ngay những công việc dưới đây.
...
|
Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH 1TV
10:11 | 15/07/2024
Công ty TNHH 1 TV của bạn đang muốn thay đổi người đại diện
theo pháp luật, bạn băn khoăn không biết thủ tục thay đổi người đại diện sẽ như
thế nào? Luật Hồng thái sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn qua bài viết!
|
Quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp: Từ pháp luật đến thực tiễn vụ việc Công ty T bị phạt 245 triệu đồng.
06:07 | 05/07/2024
Theo pháp luật hiện hành kinh
doanh đa cấp là gì? Khi nào được xem là kinh doanh đa cấp bất chính? Chế tài xử
phạt cho hành vi kinh doanh đa cấp được quy định như thế nào? Thực tiễn vụ việc
Công ty T
bị phạt về hành vi kinh doanh đa cấp.
|
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục tạm ngừng kinh doanh trước thời hạn của công ty TNHH 2 thành viên trở lên theo quy định của pháp luật hiện hành
04:20 | 16/03/2024
Tạm ngưng kinh doanh là gì? Thủ tục tạm ngừng kinh
doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn của công ty
TNHH hai thành viên trở lên theo pháp luật hiện hành? Chi tiết nội dung xin mời bạn
đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên theo quy định pháp luật hiện hành
11:04 | 12/03/2024
Công ty TNHH 2 thành viên được
hiểu như thế nào? Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên cần giấy tờ
gì? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Thủ tục thành lập sàn thương mại điện tử
05:14 | 29/01/2024
Sàn thương mại điện tử được hiểu như thế nào trong bối cảnh kinh tế thị trường như hiện nay? Trình tự, thủ tục lập sàn thương mại điện tử gồm giấy tờ như thế nào? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc
cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ trong công ty cổ phần theo quy định pháp luật hiện hành
04:25 | 20/12/2023
Vốn
điều lệ được hiểu như thế nào? Khi nào công ty thực hiện điều chỉnh vốn điều lệ?
Thủ tục tăng vốn điều lệ trong công ty cổ phần được quy định như thế nào? Chi
tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ theo quy định của pháp luật hiện hành
02:53 | 09/12/2023
Điều
kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ theo quy định của pháp luật hiện hành? Thủ tục
thành lập gồm các giấy tờ như thế nào? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng
Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Tổng hợp các quy định mới nhất về thủ tục thành lập CTCP
09:32 | 06/12/2023
Công
ty cổ phần (CTCP) được hiểu như thế nào? Quy định của pháp luật về người đại diện
theo pháp luật của CTCP? Thủ tục thành lập công ty cổ phần theo quy định luật
hiện hành? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Doanh nghiệp có thể hoạt động trở lại trước khi hết thời hạn đăng ký tạm ngừng không?
09:28 | 30/11/2023
Doanh
nghiệp đăng ký tạm ngừng khi nào? Thủ tục đăng ký tạm ngừng đối với doanh nghiệp
sẽ tiến hành ra sao? Doanh nghiệp có thể hoạt động trở lại trước khi hết thời hạn
tạm ngừng không? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|