Điều 15 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về người đại diện theo ủy quyền như sau:
"Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đó thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này".
Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248
Như vậy, tư cách của người đại diện theo ủy quyền bắt buộc phải là cá nhân, và để có thể thực hiện các công việc ủy quyền thì người đại diện phải ủy quyền bằng văn bản. Khi được ủy quyền, người đại diện theo ủy quyền có thể nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đó thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Về số lượng người đại diện theo ủy quyền được quy định tại Điều lệ công ty. Nếu điều lệ công ty không có quy định khác thì việc cử người đại diện theo ủy quyền được thực hiện như sau:
- Tổ chức là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện;
- Tổ chức là cổ đông công ty cổ phần có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện.
Trong trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức cử nhiều người đại diện theo ủy quyền thì phải xác định cụ thể phần vốn góp, số cổ phần, cho mỗi người đại diện. Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty không xác định phần vốn góp, số cổ phần tương ứng cho mỗi người đại diện theo ủy quyền, phần vốn góp, số cổ phần sẽ được chia đều cho số lượng người đại diện theo ủy quyền. Việc chỉ định người đại diện theo ủy quyền phải bằng văn bản, phải thông báo cho công ty và chỉ có hiệu lực đối với công ty kể từ ngày công ty nhận được thông báo.
Văn bản ủy quyền phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông;
b) Số lượng người đại diện theo ủy quyền và tỷ lệ cổ phần, phần vốn góp tương ứng mỗi người đại diện theo ủy quyền;
c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của từng người đại diện theo ủy quyền;
d) Thời hạn ủy quyền tương ứng của từng người đại diện theo ủy quyền; trong đó ghi rõ ngày bắt đầu được ủy quyền;
đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông và của người đại diện theo ủy quyền.
Về các tiêu chuẩn và điều kiện đối với người đại diện theo ủy quyền:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp;
- Thành viên, cổ đông là công ty có phần vốn góp hay cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ không được cử vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quản lý và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện theo ủy quyền tại công ty khác;
- Các tiêu chuẩn và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.
Việc quy định các tiêu chuẩn và điều kiện đối với người đại diện theo ủy quyền nhằm bảo đảm người đại diện theo ủy quyền thực hiện được tốt nhất công việc của mình cũng như đảm bảo các quyền lợi hợp pháp cho công ty.
CÔNG
TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để
có ý kiến tư vấn cụ thể và chính xác hơn, quý khách vui lòng liên hệ với các
luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua
Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc email: luathongthai@gmail.com
Địa
chỉ: LK 9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Các bài viết liên quan: