Hiện nay, có nhiều hợp tác xã vì nhiều lý do khác nhau mà không muốn tiếp tục hoạt động kinh doanh nữa. Vậy làm cách nào để thực hiện thủ tục giải thể hợp tác xã theo quy định của pháp luật?
Về vấn đề trên Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp xin được tư vấn như sau:
1.
Căn cứ pháp lý
Luật
Hợp tác xã 2012
Nghị
định số: 193/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã
2.
Giải thể hợp tác xã
Giải
thể hợp tác xã là việc chấm dứt sự tồn tại, hoạt động của hợp tác xã khi có đủ
các điều kiện. Có hai trường hợp giải thể hợp tác xã là giải thể tự nguyện và
giải thể bắt buộc theo quy định tại Điều 54 Luật Hợp tác xã.
Điều
54. Giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1.
Giải thể tự nguyện:
Đại
hội thành viên, hợp tác xã thành viên quyết định việc giải thể tự nguyện và
thành lập hội đồng giải thể tự nguyện. Hội đồng giải thể tự nguyện gồm đại diện
hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, ban điều hành, đại diện của
thành viên, hợp tác xã thành viên.
Trong
thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đại hội thành viên ra nghị quyết giải thể tự nguyện,
hội đồng giải thể tự nguyện có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
a)
Thông báo về việc giải thể tới cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký
cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đăng báo địa phương nơi hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã hoạt động trong 03 số liên tiếp về việc giải thể;
b)
Thông báo tới các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã về thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng; thực hiện việc xử
lý tài sản và vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Điều
49 của Luật này.

2.
Giải thể bắt buộc:
Ủy
ban nhân dân cùng cấp với cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã quyết định giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a)
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không hoạt động trong 12 tháng liên tục;
b)
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không bảo đảm đủ số lượng thành viên tối thiểu
theo quy định của Luật này trong 12 tháng liên tục;
c)
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không tổ chức được đại hội thành viên thường
niên trong 18 tháng liên tục mà không có lý do;
b)
Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký;
đ)
Theo quyết định của Tòa án.
3.
Thủ tục giải thể đối với hợp tác xã
Trình
tự thủ tục giải thể hợp tác xã được quy định tại Điều 54 Luật Hợp tác xã và Điều
19 Nghị Định số: 193/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác
xã cụ thể như sau:
–
Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể tự nguyện thì thủ tục
giải thể được tiến hành theo trình tự như sau:
Bước
1: Tiến hành đại hội thành viên và ra nghị quyết về việc giải thể tự nguyện;
Bước
2: Đại hội thành viên thành lập và quy định trách nhiệm, quyền hạn,
thời hạn hoạt động của hội đồng giải thể với các thành phần, số lượng thành
viên theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Hợp tác xã nêu trên.
Bước
3: Hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các công việc được quy định
tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 54 Luật hợp tác xã trong thời hạn 60 ngày
kể từ ngày đại hội thành viên ra nghị quyết về việc giải thể tự nguyện và lập
biên bản hoàn thành việc giải thể.
–
Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể bắt buộc thuộc một
trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 54 Luật hợp tác xã, thủ tục
giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được tiến hành như
sau:
Bước
1: Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác
xã lập và trình hồ sơ giải thể bắt buộc tới Ủy ban nhân dân cùng cấp;
Bước
2: Ủy ban nhân dân ra quyết định giải thể và thành lập hội đồng giải thể.
Chủ tịch hội đồng giải thể là đại diện của Ủy ban nhân dân; ủy viên thường trực
là đại diện của cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký; ủy viên khác
là đại diện của cơ quan nhà nước chuyên ngành cùng cấp, tổ chức đại diện, liên
minh hợp tác xã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nếu hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã là thành viên của tổ chức đại diện, liên minh), Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đóng trụ sở, hội đồng quản trị,
ban kiểm soát, hoặc kiểm soát viên, thành viên, hợp tác xã thành viên;
Bước
3: Hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các công việc được quy định
tại Điểm c Khoản 3 Điều 54 Luật hợp tác xã trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra
quyết định giải thể bắt buộc và lập biên bản hoàn thành việc giải thể;
Kinh
phí giải thể được lấy từ các nguồn tài chính còn lại của hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã. Trường hợp không đủ thì sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách địa
phương cùng cấp với cơ quan đăng ký hợp tác xã.
Ngay
sau khi hoàn thành việc giải thể theo tự nguyện hoặc bắt buộc như trên. Hội đồng
giải thể phải gửi một bộ hồ sơ về việc giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác
xã kèm theo biên bản hoàn thành việc giải thể tới cơ quan đăng ký hợp tác
xã.
Trong
thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký hợp tác xã
tiến hành xem xét hồ sơ, nếu thấy đủ điều kiện thì xóa tên hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã trong sổ đăng ký, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện,
địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, ra thông báo về việc
giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
P. Nam
Bài viết liên quan:
Ai được chuyển nhượng cổ phần?
10:13 | 18/07/2025
Theo
cáo định tại khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 (sửa
đổi 2025) , cổ đông thường (không phải cổ đông sáng lập) có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người
khác , trừ những trường hợp sau:
|
Thành lập công ty cổ phần cần tối thiểu bao nhiêu cổ đông?
02:48 | 16/07/2025
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có tư
cách pháp nhân, được thành lập và tồn tại độc lập với các cổ đông. Vậy theo quy
định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam, để thành lập công ty cổ phần cần tối thiểu
bao nhiêu cổ đông? Và có giới hạn số lượng cổ đông không? Bài viết dưới đây sẽ
làm rõ...
|
Tìm Hiểu Quy Định Mới Về Chủ Sở Hữu Hưởng Lợi Theo Luật Doanh Nghiệp Sửa Đổi 2025: Doanh Nghiệp Cần Chuẩn Bị Gì?
05:22 | 10/07/2025
Từ
ngày 1/7/2025 , Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
2020 (Luật số 76/2025/QH15) chính thức có hiệu lực, mang đến nhiều thay đổi
quan trọng nhằm tăng cường tính minh bạch trong quản lý doanh nghiệp tại Việt
Nam. Một trong những điểm mới nổi bật là quy định về chủ sở hữu...
|
Hộ kinh doanh cần phải chú ý những gì từ ngày 1/7/2025?
11:58 | 03/07/2025
Hòa chung vào không khi đổi mới sát nhập các tỉnh thành, làm gọn nhẹ bộ máy quan chức nhà nước, mô hình chính quyền địa phương hai cấp, rất nhiều văn bản luật được ban hành nhằm phù hợp hơn với mô hình cơ quan nhà nước thời điểm hiện tại và cũng là vì mục đích chung thống nhất là phát triển đất...
|
Doanh thu dưới 1 tỷ nên thành lập hộ kinh doanh hay công ty?
11:51 | 03/07/2025
“Phi thương bất phú” một câu nói quen thuộc trong dân gian, là sự đúc kết quý báu từ những kinh nghiệm của cha ông ta đi trước, đề cập đến tầm quan trọng của kinh doanh. Nếu bạn muốn giàu có, nếu bạn muốn có nhiều tiền thì bắt buộc bạn phải học kinh doanh. Hầu hết các tỷ phú trên thế giới đều là...
|
TỪ NGÀY 01/07/2025: NHỮNG ĐIỂM MỚI MÀ HỘ KINH DOANH BẮT BUỘC PHẢI BIẾT
11:35 | 03/07/2025
Từ ngày 01/07/2025, nhiều quy định pháp luật về thuế và bảo hiệm xã hội có hiệu lực sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh. Việc nắm rõ và tuân thủ các chính sách này là vô cùng cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp và hiệu quả.
|
CHUẨN BỊ HỒ SƠ THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY
11:30 | 03/07/2025
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam năng động và đầy tiềm năng, làn sóng khởi nghiệp chưa bao giờ sôi nổi đến thế. Từ những ý tưởng đột phá đến những kế hoạch kinh doanh ấp ủ, khát vọng tự chủ và tạo dựng sự nghiệp của giới trẻ, cũng như những người muốn thử sức ở lĩnh vực mới, đang ngày càng mạnh...
|
THỦ TỤC CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA HỘ KINH DOANH
03:28 | 27/06/2025
|
QUY TRÌNH, THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC
10:11 | 26/06/2025
Dịch vụ tư vấn du học là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, được quy định chi tiết tại Nghị định 46/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP).
|
MỞ CLB TAEKWONDO CÓ CẦN XIN GIẤY PHÉP KHÔNG?
09:20 | 26/06/2025
Câu trả lời là có. Theo quy định pháp luật hiện hành, nếu muốn kinh doanh hoạt động thể thao môn Taekwondo một cách hợp pháp, tổ chức/doanh nghiệp cần được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao.
|